Jean de La Fontaine

Jean de La Fontaine (1621-1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của cha, từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng ông đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi ông ta đã học tiếng La tinh. Năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire, nhưng đến năm 1642 ông đã ra khỏi hội tôn giáo này. Ông tiếp tục học chuyên về luật và tham gia thường xuyên vào hội những nhà thơ trẻ Kỵ sĩ bàn tròn, nơi mà ông đã gặp Pellisson, François Charpentier, Tallemant des Réaux. Năm 1649 ông đã lấy được bằng luật sư tại quốc hộ Paris. Sau thời niên thiếu êm đềm, La Fontaine lại nối nghiệp cha làm quản lý rừng, một công việc nhàn hạ khiến ông có nhiều thời giờ để la cà các khách thính văn chương và đọc các tác giả hiện đại lẫn cổ điển, và ông đã coi các tác giả cổ điển là những khuôn mẫu để viết những bài thơ ngụ ngôn bất hủ của ông. Năm 1664, La Fontaine chia sẻ thời gian làm việc của mình giữa Paris và Château-Thierry. Vào thời kỳ này, La Fontaine thực hiện những bước đầu tiên vào văn học bằng một câu chuyện hoang đường Xử bắn Arioste . Việc này đã tạo nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự do có thể làm phát triển lối kể chuyện theo kiểu hoang đường. Vào năm 1665 La Fontaine trở nên nổi tiếng khi cho ra đời hai tập truyện ngắn, những truyện ngắn rất dễ thương và rất phóng túng bằng một thể thơ tự do. Năm 1668 ông cho ra đời những bài thơ ngụ ngôn răn đời đầu tiên rất được người đương thời yêu thích đón nhận. Năm 1669, La Fontaine đã đóng góp thêm một thể loại mới bằng việc cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Tình yêu của Psyché và chàng trai trẻ , một sự hoà trộn giữa văn xuôi và thơ, một câu chuyện huyền thoại. Năm 1672 sau cái chết của công tước Orléans, La Fontaine gặp khó khăn về tài chính và đã ở nhờ tại nhà của Marguerite de La Sablière từ năm 1673. Nhờ có được sự bảo trợ, che chở của những người bạn giàu có, quyền thế như bà de La Sablière và hai vợ chồng ông d’Harvart, Le Fontaine cho ra đời được tất cả là ba tuyển tập gồm 12 tập thơ ngụ ngôn vào những năm 1668, 1678 và 1694. Các thơ ngụ ngôn này có nhiều nguồn gốc khác nhau vì La Fontaine chịu ảnh hưởng các tác giả cổ Hy-La như Esope và Phèdre, mà ông đã bắt chước một cách thật độc đáo. La Fontaine thành công rất lớn, nhưng cũng có những thành công gây xì-căng-đan, như các truyện ngắn của ông đã được viết một cách cực kỳ phóng đãng, nên bị cấm lưu hành nhưng vẫn được bán rất chạy một cách lén lút. La Fontaine được coi là một tác giả viết nhiều thể văn khác nhau, kể cả văn chương tôn giáo, nhưng người đời sau chỉ biết đến ông qua những thơ ngụ ngôn và những truyện ngắn. Ông không được lòng vua Louis XIV và tể tướng Colbert vì quá thân thiết với chỉ huy cảnh sát Fouquet, kẻ chống đối họ. Song ông đã khôn khéo lấy lại được phần nào cảm tình của nhà vua và lại được ra vào nơi cung đình. Năm 1674, ông được vào khách thính của bà de Montespan, nơi qua lại của đủ loại văn nhân thi sĩ đương thời. Năm 1683, ông được bầu vào Viện hàn lâm, mặc dù trước đó Louis XIV và Colbert đã bác bỏ không cho vào. Về cuối đời ông quay sang viết lách về các đề tài tôn giáo; năm 1692, ông ngã bệnh nặng và hứa sẽ không bao giờ viết những truyện phóng đãng nữa, và dành những ngày giờ còn lại để viết những sách kính Chúa yêu người. Sau khi bà de La Sablière qua đời năm 1693, La Fontaine dọn về sinh sống với gia đình d’Harvart. Năm 1694 ông cho ấn hành tập thơ ngụ ngôn cuối cùng và qua đời tại gia đình d’Harvart vào mùa xuân năm 1695. Chính cuộc sống chan hoà với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự tinh tế, sinh động khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác. La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và kiến, Quạ và cáo, Sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và giàn nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột ... Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống. Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng. La Fontaine là một trong những nhà văn và thi nhân độc đáo của thế kỷ XVII. Ông mượn những đề tài cổ điển, nhưng đã viết lại bằng một cách khác rất đặc sắc ít ai bì kịp. Ông dùng hình ảnh loài vật giỏi như một nhà thiên nhiên học; qua hình ảnh loài vật, ông đã biến thơ ngụ ngôn của ông thành một thứ "hài kịch có cả trăm màn khác nhau", qua đó mô tả tất cả mọi tình cảm, mọi đam mê, mọi hoàn cảnh và mọi ngành nghề của con người. La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ năm 1907, bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine Con ve và con kiến lần đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Việt đăng trên Đại Nam đăng cổ tùng báo , thơ ngụ ngôn La Fontaine được phổ biến sâu rộng trong bạn đọc Việt Nam, và sau đó được đưa vào chương trình học tập ở nhà trường phổ thông, góp phần vào việc giáo dục nhân cách cho các thế hệ trẻ. Tuy nhiên, việc giới thiệu và phổ biến các bài thơ ngụ ngôn của nhà thơ cổ điển Pháp nổi tiếng này vẫn còn chưa thành hệ thống và còn nhiều hạn chế. Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt: - Ngụ ngôn chọn lọc La Fontaine (nhiều người dịch, NXB Văn học, 1985, 1993) - Ngụ ngôn La Fontaine (Nguyễn Văn Vĩnh dịch, NXB Văn học, 1994, 1999, 2001, 2004) - Ngụ ngôn La Fontaine - 2 tập (Lê Trọng Bổng dịch, NXB Thế giới, 1997, 2003) - Truyện ngụ ngôn La Phôngten (Nguyễn Văn Qua dịch, NXB Kim Đồng 1997, NXB Văn hoá thông tin 2004, NXB Lao động 2007) - Thơ ngụ ngôn La Fontaine - 2 tập (Nguyễn Trinh Vực dịch, NXB Giáo dục, 1999) - Ngụ ngôn La Fontaine (nhiều người dịch, NXB Mỹ thuật, 2008) Jean de La Fontaine (1621-1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của cha, từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng ông đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi ông ta đã học tiếng La tinh. Năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire, … Ngụ ngôn - Fables

Jean de La Fontaine (1621-1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo.

La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của cha, từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã.

Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng ông đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi ông ta đã học tiếng La tinh. Năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire, nhưng đến năm 1642 ông đã ra khỏi hội tôn giáo này. Ông tiếp tục học chuyên về luật và tham gia thường xuyên vào hội những nhà thơ trẻ Kỵ sĩ bàn tròn, nơi mà ông đã gặp Pellisson, François Charpentier, Tallemant des Réaux. Năm 1649 ông đã lấy được bằng luật sư tại quốc hộ Paris.

Sau thời niên thiếu êm đềm, La Fontaine lại nối nghiệp cha làm quản lý rừng, một công việc nhàn hạ khiến ông có nhiều thời giờ để la cà các khách thính văn chương và đọc các tác giả hiện đại lẫn cổ điển, và ông đã coi các tác giả cổ điển là những khuôn mẫu để viết những bài thơ ngụ ngôn bất hủ của ông.

Năm 1664, La Fontaine chia sẻ thời gian làm việc của mình giữa Paris và Château-Thierry. Vào thời kỳ này, La Fontaine thực hiện những bước đầu tiên vào văn học bằng một câu chuyện hoang đường Xử bắn Arioste. Việc này đã tạo nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự do có thể làm phát triển lối kể chuyện theo kiểu hoang đường.

Vào năm 1665 La Fontaine trở nên nổi tiếng khi cho ra đời hai tập truyện ngắn, những truyện ngắn rất dễ thương và rất phóng túng bằng một thể thơ tự do. Năm 1668 ông cho ra đời những bài thơ ngụ ngôn răn đời đầu tiên rất được người đương thời yêu thích đón nhận.

Năm 1669, La Fontaine đã đóng góp thêm một thể loại mới bằng việc cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Tình yêu của Psyché và chàng trai trẻ, một sự hoà trộn giữa văn xuôi và thơ, một câu chuyện huyền thoại.

Năm 1672 sau cái chết của công tước Orléans, La Fontaine gặp khó khăn về tài chính và đã ở nhờ tại nhà của Marguerite de La Sablière từ năm 1673. Nhờ có được sự bảo trợ, che chở của những người bạn giàu có, quyền thế như bà de La Sablière và hai vợ chồng ông d’Harvart, Le Fontaine cho ra đời được tất cả là ba tuyển tập gồm 12 tập thơ ngụ ngôn vào những năm 1668, 1678 và 1694. Các thơ ngụ ngôn này có nhiều nguồn gốc khác nhau vì La Fontaine chịu ảnh hưởng các tác giả cổ Hy-La như Esope và Phèdre, mà ông đã bắt chước một cách thật độc đáo.

La Fontaine thành công rất lớn, nhưng cũng có những thành công gây xì-căng-đan, như các truyện ngắn của ông đã được viết một cách cực kỳ phóng đãng, nên bị cấm lưu hành nhưng vẫn được bán rất chạy một cách lén lút.

La Fontaine được coi là một tác giả viết nhiều thể văn khác nhau, kể cả văn chương tôn giáo, nhưng người đời sau chỉ biết đến ông qua những thơ ngụ ngôn và những truyện ngắn. Ông không được lòng vua Louis XIV và tể tướng Colbert vì quá thân thiết với chỉ huy cảnh sát Fouquet, kẻ chống đối họ. Song ông đã khôn khéo lấy lại được phần nào cảm tình của nhà vua và lại được ra vào nơi cung đình. Năm 1674, ông được vào khách thính của bà de Montespan, nơi qua lại của đủ loại văn nhân thi sĩ đương thời. Năm 1683, ông được bầu vào Viện hàn lâm, mặc dù trước đó Louis XIV và Colbert đã bác bỏ không cho vào. Về cuối đời ông quay sang viết lách về các đề tài tôn giáo; năm 1692, ông ngã bệnh nặng và hứa sẽ không bao giờ viết những truyện phóng đãng nữa, và dành những ngày giờ còn lại để viết những sách kính Chúa yêu người.

Sau khi bà de La Sablière qua đời năm 1693, La Fontaine dọn về sinh sống với gia đình d’Harvart. Năm 1694 ông cho ấn hành tập thơ ngụ ngôn cuối cùng và qua đời tại gia đình d’Harvart vào mùa xuân năm 1695.

Chính cuộc sống chan hoà với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự tinh tế, sinh động khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác.

La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và kiến, Quạ và cáo, Sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và giàn nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột... Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống.

Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.

La Fontaine là một trong những nhà văn và thi nhân độc đáo của thế kỷ XVII. Ông mượn những đề tài cổ điển, nhưng đã viết lại bằng một cách khác rất đặc sắc ít ai bì kịp. Ông dùng hình ảnh loài vật giỏi như một nhà thiên nhiên học; qua hình ảnh loài vật, ông đã biến thơ ngụ ngôn của ông thành một thứ "hài kịch có cả trăm màn khác nhau", qua đó mô tả tất cả mọi tình cảm, mọi đam mê, mọi hoàn cảnh và mọi ngành nghề của con người.

La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc.

Hơn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ năm 1907, bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine Con ve và con kiến lần đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Việt đăng trên Đại Nam đăng cổ tùng báo, thơ ngụ ngôn La Fontaine được phổ biến sâu rộng trong bạn đọc Việt Nam, và sau đó được đưa vào chương trình học tập ở nhà trường phổ thông, góp phần vào việc giáo dục nhân cách cho các thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, việc giới thiệu và phổ biến các bài thơ ngụ ngôn của nhà thơ cổ điển Pháp nổi tiếng này vẫn còn chưa thành hệ thống và còn nhiều hạn chế.

Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
- Ngụ ngôn chọn lọc La Fontaine (nhiều người dịch, NXB Văn học, 1985, 1993)
- Ngụ ngôn La Fontaine (Nguyễn Văn Vĩnh dịch, NXB Văn học, 1994, 1999, 2001, 2004)
- Ngụ ngôn La Fontaine - 2 tập (Lê Trọng Bổng dịch, NXB Thế giới, 1997, 2003)
- Truyện ngụ ngôn La Phôngten (Nguyễn Văn Qua dịch, NXB Kim Đồng 1997, NXB Văn hoá thông tin 2004, NXB Lao động 2007)
- Thơ ngụ ngôn La Fontaine - 2 tập (Nguyễn Trinh Vực dịch, NXB Giáo dục, 1999)
- Ngụ ngôn La Fontaine (nhiều người dịch, NXB Mỹ thuật, 2008)
Jean de La Fontaine (1621-1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo.

La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của cha, từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã.

Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng ông đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi ông ta đã học tiếng La tinh. Năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire, …

Ngụ ngôn - Fables

Bài liên quan

Nguyễn Thiện Thuật 阮善述

Nguyễn Thiện Thuật 阮善述 (1844-1926) tự Mạnh Hiếu 孟孝, quê làng Xuân Dục, huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là ...

Ilya Grigoryevich Ehrenburg Илья Григорьевич Эренбург

Ilya Grigoryevich Ehrenburg (Илья Григорьевич (Гиршевич) Эренбург, 1891-1967) sinh ở Kiev trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm 1895 gia đình chuyển đến Moskva. Ehrenburg học ở trường Gymnazy cùng với Nikolai Ivanovich Bukharin. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1905. Cuối năm 1908 sang Pháp ...

Gérard de Nerval

Gérard de Nerval (1808-1855) tên thật là Gérard Labrunie. Ông là nhà văn, nhà thơ Pháp, sinh và mất ở Paris. Ông là người mở đường cho phái Tượng trưng sau này. Tác phẩm: - Những khúc bi ca (Élégies) - Ảo tưởng (Les Chimères)

Guillaume Apollinaire

Guillaume Apollinaire (1980-1918) tên thật là Wilhelm Albert Vladimir Popowski de La Selvade Apollinaris de Wąż-Kostrowitcky. Ông sinh ngày 26/8/1980 tại Rome, mất ngày 9/11/1918 tại Paris, là nhà thơ lớn nhất của Pháp trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, tác giả của "Pont Mirabeau".

Paul Celan

Paul Celan (1920-1970) sinh tại Romania dưới tên Paul Antschel trong một gia đình gốc Do Thái nói tiếng Đức. Cả bố lẫn mẹ của ông đều chết trong trại tập trung của Đức Quốc Xã. Celan cũng bị bắt nhưng may mắn còn sống sót. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, ông trôi giạt qua nhiều quốc gia khác nhau ở châu Âu để ...

Nghiêm Huyền Vũ Nghiêm Huyền, Vũ Nghiêm

Nghiêm Huyền Vũ (1949-) là nhà báo, nhà thơ, nhà văn và dịch giả văn học Việt Nam. Ông quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm: - Tháng hai trăng non - Lời độc thoại - Ngẫu hứng dương cầm - Sóng trên mặt cát - Chuyến tốc hành thời gian - Hà ...

Rose Ausländer

Rose Auslände (1901-1988), là một nhà thơ, người đồng hương với Dan Pagis và Paul Celan. Bà tên thực là Rosalie Béatrice Ruth Scherzer, và sinh ngày 11.5.1901 tại Czernowitz, Bukovine trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức, một trong bốn thứ tiếng thông dụng trong vùng. Cha bà là một người Do Thái ...

Jakob Michael Reinhold Lenz

Jakob Michael Reinhold Lenz sinh ngày 12/01/1751 tại Seßwegen/Livland, là con của cha xứ đạo Tin lành. Ông học Thần học tại Königsberg, tại đây ông đi nghe tất cả các buổi giảng của Kant. Trong một chuyến đi Strassbourg năm 1771, ông quen Goethe, người ông rất ngưỡng mộ. Những năm sau đó, họ gặp ...

Wilhelm Bartsch

Wilhelm Bartsch, nhà văn Đức, sinh ngày 2-8-1950 tại Eberswalde, Mark Brandenburg. Ông bắt đầu sáng tác văn học từ năm 1981 và tập trung sáng tác nhiều từ những năm cuối thập kỷ 80. Năm 1995 ông tham gia Festival thơ Quốc tế tại Struga, Mazedonien. Tác phẩm: - Poetry album 208 (1985) - Exercises in ...

Wilhelm Holzamer

Wilhelm Holzamer (1871-1907) là nhà văn và nhà phê bình văn học Đức. Ông xuất thân từ môi trường làng nghệ nhân, được nuôi dưỡng bởi ông nội ông – một người ủng hộ tiến bộ của khát vọng dân chủ trong cuộc Cách mạng tháng ba. Ông được đào tạo về sư phạm từ năm 1886 đến 1889. Năm 1889, ông trở thành ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...