20/08/2018, 10:29

IQ là gì, khái niệm chỉ số thông minh và thang điểm chỉ số IQ

IQ là gì, tìm hiểu khái niệm chỉ số thông minh intelligence quotient để đo lường trí tuệ của một con người và cách tính chỉ số IQ hiệu quả nhất. Ai cũng muốn mình thông minh, nó biểu hiện ở những đặc điểm như khả năng học tập, trí nhớ, xử lý tình huống hay nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, để đo đếm ...

IQ là gì, tìm hiểu khái niệm chỉ số thông minh intelligence quotient để đo lường trí tuệ của một con người và cách tính chỉ số IQ hiệu quả nhất. Ai cũng muốn mình thông minh, nó biểu hiện ở những đặc điểm như khả năng học tập, trí nhớ, xử lý tình huống hay nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, để đo đếm hay định lượng trí thông minh thì không hề dễ, cũng như so sánh người này người kia. Bởi vậy, các nhà tâm lý học mới nghĩ ra chỉ số IQ để đo trí thông minh của mỗi người.

IQ là gì

Tất nhiên, IQ chỉ là một trong số những tiêu chí để đánh giá mức độ thông minh của một con người mà thôi. Nó không phản ánh rằng người này hay người kia sẽ thành công hơn hay có cuộc sống hạnh phúc hơn. Chúng ta đều biết, nhiều người khi đi học thì rất giỏi, điểm số cao nhưng ra đời lại sống chật vật. Trái lại có những học trò nghịch ngợm, điểm số “lẹt phẹt” sau lại ra làm giám đốc, ông nọ bà kia. Vì thế, chí số IQ cũng chỉ là một thước đo về trí thông minh mang tính tham khảo mà thôi. Hãy cùng Giainghia.com tìm hiểu khái niệm IQ là gì nhé.

Chỉ số IQ là gì?



IQ là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Intelligence Quotient”, dịch sang tiếng Việt thành “Chỉ số thông minh”. Đúng như tên gọi, IQ là chỉ số đề đánh giá sự thông minh của một người thông qua các bài kiểm tra (Test IQ) dạng trắc nghiệm, để thử về khả năng tư duy, logic từng cá nhân. Thường thì những người có chỉ số IQ cao sẽ có khả năng xử lý, thao tác và phân tích thông tin tốt hơn người bình thường.

Chỉ số IQ trung bình của con người là 100 điểm, nếu cao hơn con số đó hoặc thấp hơn thì được cho là trường hợp ngọa lệ. Theo các nghiên cứu gần đây thì chỉ số IQ có liên quan tới sự thành công trong học tập, công việc, xã hội, sức khỏe hay tuổi thọ. Xin nhấn mạnh, có liên quan thôi chứ không phải yếu tố quyết định tất cả.

Lịch sử của chỉ số IQ được tóm tắt như sau. IQ được nhà khoa học người Anh Francis Galton nêu ra trong cuốn sách Hereditary Genius ra mắt cuối thế kỷ 19, sau đó được học trò J.Cattell và nhà tâm lý Alfred Binet phát triển thành các bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Chính Binet đã nhận thấy mối liên hệ giữa khả năng học tập của trẻ với các bài trắc nghiệm của ông. Sau đó, Giáo sư Lewis Terman ở Mỹ đã phát triển các bài kiểm tra IQ phức tạp hơn cho người trưởng thành, đặt tên nó là “Bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet”, nhanh chóng được người dân trên khắp nước Mỹ đón nhận.

Bảng chỉ số IQ

  • Kém phát triển trí tuệ dạng nhẹ: có IQ từ 50-55 đến 70, trẻ em như thế cần được giúp đỡ nhẹ nhàng.
  • Kém phát triển trí tuệ dạng trung bình: có IQ từ 35-40 đến 50-55, trẻ em cần được giúp đỡ nhiều và theo dõi.
  • Kém phát triển trí tuệ dạng nặng: có IQ từ 20-25 đến 35-40, trẻ chỉ có thể được dạy các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, cần được theo dõi thường xuyên.
  • Kém phát triển trí tuệ dạng rất nặng: có IQ dưới 20-25, thường bị gây ra bởi những vấn đề về hệ thần kinh, rất cần chăm sóc thường xuyên.

Có nhiều cách để đo chỉ số IQ của một con người, thông thường nhất là soạn thảo các bộ câu hỏi tư duy. Trong đó, bài kiểm tra trắc nghiệm IQ nổi tiếng nhất và được coi là hoàn chỉnh nhất thuộc về Chuyên gia Hans Aizenk, vốn rất thịnh hành ở châu Ấu vào những năm 1950.

Thang điểm chỉ số IQ

IQ SD 15 IQ SD 16 IQ SD 24 Ý Nghĩa
> 55 >52 > 28 Thiểu năng mức độ cao
55-70 52-68 28-52 Thiểu năng
70-85 68-84 52-76 Chậm Phát triển
85-115 84-116 76-124 Bình thường
115-130 116-132 124-148 Thông Minh
130-145 132-148 148-172 Trí thông minh cao
145-160 148-164 172-196 Thiên Tài
< 160 < 164 < 196 Thiên tài ở mức độ cao

Lập luận của Hans Aizenk nói rằng, muốn xác định IQ của một người cần phải làm bài kiểm tra IQ với các câu hỏi về suy luận logic, so sánh, số học, trí nhớ, kiến thức tổng quát, tính toán và xếp hình logic. Sau đó, lấy số điểm họ đạt được đem so sánh số điểm trung bình của những nhóm tuổi khác nhau.

Như vậy, các bài kiểm tra IQ là phương pháp để đánh giá khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của mỗi con người. Có nhiều hình thức kiểm tra IQ khác nhau, nhưng hầu hết đều nhằm mục tiêu phân tích khả năng ngôn ngữ, toán học, xử lý hình ảnh, trí nhớ và tốc độ xử lý thông tin.

Chỉ số IQ không phải là tất cả, nó có thể thay đổi theo thời gian

Chỉ số thông minh IQ không thể đánh giá chính xác trí thông minh thực tế của con người hay về khả năng xử lý công việc, tính sáng tạo và trí tò mò. Chỉ số IQ cũng không thể trở thành tiêu chuẩn để đánh giá cảm xúc của trẻ, hay là thước đo để khẳng định về thành công của ai đó sau này. Nên nhớ, chỉ số IQ của con người thay đổi theo thời gian và theo tình trạng căng thẳng hay vấn đề dinh dưỡng.

Thực tế cho thấy, chỉ số IQ không quyết định thành công hay thất bại của một cá nhân nào. Bởi còn nhiều yếu tố còn quan trọng hơn cả trí thông minh bẩm sinh, như việc duy trì thói quan tốt, thái độ nghiêm túc, cầu tiến, sự kiên trì, ham học hỏi hay là các mối quan hệ.

Hy vọng qua bài viết này của Giainghia.com, mọi người đã hiểu khái niệm Chỉ số IQ là gì, nó được xây dựng dựa trên yếu tố nào và thang điểm chỉ số IQ. Nhiều bạn tự hỏi Chỉ số IQ bao nhiêu là đạt, xin thưa điểm IQ trung bình của con người là 100 điểm nhé. Chỉ số IQ cao nhất là 300, thuộc về William James Sidis, sinh năm 1898 tại New York, Mỹ. Ông được mệnh danh là người thông minh nhất trong lịch sử thế giới.

0