20/08/2018, 10:29

QA là gì QC là gì, làm công việc gì, so sánh phân biệt giữa QC và QA

QA là gì, QC là gì, tìm hiểu hai khái niệm QC (Quality Control) và QA (Quality Assurance) là làm những công việc gì, từ đó giúp phân biệt giữa QA và QC. Phải nói rằng, 2 vị trí này rất dễ bị nhầm lẫn, vì tính chất công việc của QA – QC đều là quản lý chất lượng, nhưng nhân viên QA lại chịu trách ...

QA là gì, QC là gì, tìm hiểu hai khái niệm QC (Quality Control) và QA (Quality Assurance) là làm những công việc gì, từ đó giúp phân biệt giữa QA và QC. Phải nói rằng, 2 vị trí này rất dễ bị nhầm lẫn, vì tính chất công việc của QA – QC đều là quản lý chất lượng, nhưng nhân viên QA lại chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, trong khi nhân viên QC lại trực tiếp kiểm tra chất lượng của sản phẩm đã hoàn thiện. Trong một công ty thì chỉ có 2 – 3 QA, nhưng có thể có hàng chục QC đi kèm, thế mới thấy được vai trò, nhiệm vụ và sự khác nhau giữa vị trí QA và QC.

QA là gì QC là gì

Thực ra không phải chỉ ngành công nghệ thông tin (IT) mới có QA và QC, mà bất cứ dây chuyền sản xuất nào cũng cần tới mô hình này cả. Với CNTT thì người ta hay gọi QC là Tester, chuyên đảm bảo chất lượng phần mềm. Khi Team Development làm xong sản phẩm, thì QC cần test thử để xem có đạt yêu cầu không, xuất hiện lỗi nào. Với một công ty phần mềm lớn, thì họ phải xây dựng quy trình làm phần mềm rõ ràng. Lúc này, người QA sẽ phải đảm bảo quy trình đó diễn ra đúng yêu cầu, đúng thứ tự và chất lượng.

QA là gì và QC là gì, so sánh sự khác nhau giữa QA và QC



QC- Quality Control là nhân viên kiểm soát, kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm. Người làm QC phải kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có lỗi gì, có đảm bảo đúng yêu cầu ban đầu không trước khi đưa ra thị trường, hoặc giao cho người sử dụng. Trong lập trình thì QC còn gọi là Tester.

QA – Quality Assurance và người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng và xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất theo đúng chuẩn của công ty. QA có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình, đo lường việc thực hiện các chuẩn chất lượng của từng giai đoạn trong quy trình, từ sản xuất, nghiên cứu thị trường, thiết kế cho đến bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Phân biệt QA và QC giờ đã trở nên đơn giản rồi phải không. Cả hai đều có vai trò kiểm tra, đảm bảo chất lượng, nhưng QA thì hướng tới cái tổng quan, tập trung vào quy trình nhiều hơn. Còn QC lại tập trung vào chi tiết, nhắm tới sản phẩm cụ thể. Nhân viên QA thì làm việc với quy trình, còn QC làm việc với sản phẩm. Hy vọng bạn đã hiểu khái niệm QA QC là gì rồi.

Phân loại QC

Bộ phận QC còn chia ra 4 bộ phận: IQC ( Input quality control), PQC (Process quality control) và OQC (Output quality control):

Nhân viên IQC là gì: IQC là viết tắt của Input Quality Control tức Bộ phận kiểm soát chất lượng đầu vào. IQC  là người Kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào; theo dõi tình hình sử dụng và chất lượng nguyên liệu – vật tư trong quá trình sản xuất; làm việc với nhà cung cấp để xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh – đánh giá nhà cung cấp; tham gia phát triển sản phẩm mới, sản xuất hàng mẫu…

Nhân viên PQC là gì: PQC là viết tắt của Process Quality Control nghĩa là Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất. PQC là người Phối hợp với QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; trực tiếp kiểm tra các công đoạn làm việc của công nhân – chủ động phát hiện lỗi và yêu cầu công nhân sửa chữa; tham gia giải quyết các yêu cầu của khách hàng – các khiếu nại về chất lượng sản phẩm; tham gia phát triển sản phẩm mới – sản xuất hàng mẫu…

Nhân viên OQC là gì: OQC là viết tắt của Output Quality Control tức Kiểm soát chất lượng đầu ra. OQC là người Tham gia xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm; trực tiếp kiểm tra chất lượng thành phẩm – xác nhận “Pass” với sản phẩm đạt yêu cầu; phân loại sản phẩm lỗi, sai sót kỹ thuật và chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC; xử lý các yêu cầu – khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm…

FQC (Final QC): Kiểm tra công đoạn cuối cùng của sản phẩm sau khi hoàn thành, tùy tính chất công việc, mặt hàng, quy mô sản xuất mà có cần FQC hay không, với FQC thường kiểm tra 100% hàng thành phẩm.

Hy vọng bài viết của giainghia.com đã giúp độc giả hiểu các khái niệm QA là gì và QC là gì. Việc phân biệt QC và QA rất quan trọng, giúp thấy được vai trò và tầm quan trọng của từng vị trí, từ đó có thể đảm nhiệm công việc được tốt hơn. Tùy từng lĩnh vực, như công nghệ phần mềm hay dây chuyền nhà máy, mà công việc của QC và QA sẽ có những thay đổi nhất định, nhưng vẫn chủ yếu là những công việc đã nêu ở trên.

0