Huyết áp thấp – Những điều bạn cần phải biết
Đối với những căn bệnh liên quan đến huyết áp thì đa số mọi người chỉ quan tâm đến cao huyết áp mà quên mất đi huyết áp thấp cũng là một căn bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém và nó cũng sẽ trở thành một “sát thủ giấu mặt” nếu như bạn không quan tâm đến và không được điều ...
Đối với những căn bệnh liên quan đến huyết áp thì đa số mọi người chỉ quan tâm đến cao huyết áp mà quên mất đi huyết áp thấp cũng là một căn bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém và nó cũng sẽ trở thành một “sát thủ giấu mặt” nếu như bạn không quan tâm đến và không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân nào gây ra huyết áp thấp?
– Mất máu: do xuất huyết cấp hoặc mãn. Đó là nguyên nhân thường gặp nhất, giải thích tại sao một người bị thiếu máu thường bị xỉu.
– Mất nước: do ói mửa, do nóng hoặc do tập thể dục nặng mà không bù đủ nước (chạy marathon).
– Giãn tĩnh mạch: đó là nguyên nhân khá thường gặp. Ở người bị giãn tĩnh mạch, thể tích máu giảm vì thành mạch máu bị giãn nở và chất lượng kém. Người bị giãn tĩnh mạch đứng 30 phút có thể mất một lượng máu khoảng 1 lít do máu tụ lại ở phần dưới của cơ thể.
– Một số loại thuốc, có thể gây ra tụt huyết áp như: các thuốc điều trị cao huyết áp gồm lợi tiểu và thuốc giãn mạch.
– Do lão hóa: Ở những người già, mạch máu trở nên cứng đi, kém đàn hồi nên thể tích máu sẽ giảm đi sau khi ăn, vì một lượng lớn máu tập trung về dạ dày giúp cho quá trình tiêu hóa.
– Yếu tố di truyền.
– Tiểu đường lâu ngày: làm tổn thương dây thần kinh kiểm soát trương lực mạch máu, vì vậy làm rối loạn tuần hoàn máu trong cơ thể.
– Một số bệnh lý của hệ thần kinh như: bệnh Parkinson, hội chứng Guillain-Barré.
Người bị huyết áp thấp cần phải làm gì?
– Ăn mặn (nhiều muối hơn bình thường). Muối thường không được khuyến cáo ở người cao huyết áp, nhưng nó lại được khuyến khích ở người có huyết áp thấp.
– Uống nhiều nước: Nước làm gia tăng thể tích máu.
– Không nên uống rượu. Uống rượu làm giãn mạch, giảm huyết áp.
– Không nên ngồi dậy đột ngột. Nếu như bạn có huyết áp thấp, thì việc đứng dậy đột ngột có thể gây ra hạ huyết áp nặng hơn. Lúc này gọi là hạ huyết áp do tư thế. Bạn có thể bị xây xẩm và thậm chí ngất xỉu.
– Trước khi đứng dậy, bạn nên vươn vai vài cái và ngồi cạnh mép giường trong thời gian vài chục giây, sau đó hãy đứng dậy từ từ. Việc vươn vai và co cơ, giúp cho huyết áp bạn được tốt hơn. Để cho cơ thể của bạn có thời gian thích nghi với tư thế đứng sẽ giúp bạn tránh được cảm giác choáng váng.
– Bạn nên mang vớ (tất) ôm sát chân nếu bạn bị giãn tĩnh mạch.
– Bạn nên có giấc ngủ trưa sau khi ăn nếu bạn là người trên 60 tuổi. Vì việc tiêu hóa thức ăn sẽ giữ một lượng lớn máu ở dạ dày, cho nên nếu bạn hoạt động thể lực ngay sau khi ăn thì việc cung cấp máu tới não sẽ không đủ dẫn đến triệu chứng do huyết áp thấp gây ra.
– Bạn hãy ngọa nguậy các ngón chân, và co cơ bắp chân. Điều này rất có lợi cho sức khỏe bạn nếu như bạn thường đứng lâu.
Khi nào thì bạn cần đến khám bác sĩ?
– Khi bạn cảm thấy choáng váng, đi không vững, hoặc cảm thấy xây xẩm khi chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng.
– Khi bạn cảm thấy những triệu chứng trên xảy ra sau khi ăn.
– Bạn bị bất tỉnh một thời gian khi đứng hoặc nằm.
Phòng ngừa
– Nếu bạn là người có xu hướng bị huyết áp thấp, thậm chí bạn vẫn còn cảm thấy khỏe mạnh, chúng tôi khuyên bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ muối, nhất là khi trời nóng và khi bạn tập thể dục.
– Thậm chí việc tập thể dục đều đặn cũng được khuyến khích mà không có bằng chứng nào nói rằng tập thể dục làm nặng thêm tình trạng huyết áp thấp, trong khi tập thể dục vẫn được khuyến khích ở người cao huyết áp.
Bạn có biết phải làm gì khi gặp một người huyết áp thấp bị ngất xỉu không?
Theo phản xạ tự nhiên của mọi người, khi gặp một trường hợp ngất xỉu thì họ nâng đầu nạn nhân lên. Đó là một sai lầm nghiêm trọng: lúc này bạn không nên làm như vậy, ngược lại phải nâng hai chân nạn nhân lên cao, điều này giúp máu lên não được tốt hơn.
Nếu nạn nhân không tỉnh lại ngay sau đó, thì đó không phải là do huyết áp thấp, mà có thể do một nguyên nhân khác trầm trọng hơn, và lúc này cách hay nhất là bạn nên gọi xe cấp cứu để đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Điều gì diễn ra với bạn khi khám bác sĩ?
– Bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn ở tư thế đứng. Rồi sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm có chọn lọc giúp cho việc chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể cho bạn mang một máy để theo dõi huyết áp liên tục 24/24 giờ.
– Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tim của bạn cũng như thể tích máu và nồng độ một số hormon trong máu. Sau đó bác sĩ sẽ cho bạn nằm trên bàn nghiêng, bàn này có thể đu đưa được, nhằm duy trì bạn ở tư thế đứng. Người có huyết áp thấp sẽ xỉu ngay trong vòng 5 phút đầu.
Điều trị huyết áp thấp như thế nào?
Khác với cao huyết áp, huyết áp thấp không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn, nhưng nó làm giảm chất lượng sống của bạn. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc giúp tăng thể tích máu bằng cách giữ muối, tăng sự co thắt của mạch máu, làm ức chế giãn mạch. Trường hợp phức tạp thì cần dùng nhiều loại thuốc.
Cuối cùng việc mà người bệnh cần phải làm hàng ngày đó chính là theo dõi huyết áp của mình bằng máy đo huyết áp. Hiện nay trên thị đã có bán các máy đo huyết áp điện tử từ nhiều thương hiệu khác nhau duy chỉ có 2 loại được bán phổ biến đó là máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay. Các bạn có thể tham các bài viết về 2 loại này.
>>> Cách chọn máy đo huyết áp chính xác