05/06/2017, 00:01
Hướng dẫn làm bài tập làm văn phân tích tác phẩm văn học
Phân tích tác phẩm trong Ngữ Văn 9 có hai dạng: Một là phân tích tác phẩm (thơ, hay đoạn trích văn xuôi). Hai là tác phẩm (đoạn trích) theo một chủ đề nào đó. 1. Tìm hiểu đề a. Đối với bài làm văn phân tích tác phẩm văn học ở lớp 9, đề có hai dạng: - Dạng yêu cầu phân tích một tác phẩm ...
Phân tích tác phẩm trong Ngữ Văn 9 có hai dạng: Một là phân tích tác phẩm (thơ, hay đoạn trích văn xuôi). Hai là tác phẩm (đoạn trích) theo một chủ đề nào đó.
1. Tìm hiểu đề
a. Đối với bài làm văn phân tích tác phẩm văn học ở lớp 9, đề có hai dạng:
- Dạng yêu cầu phân tích một tác phẩm (thơ, hay đoạn trích văn xuôi). Đối với loại đề này yêu cầu người làm phân tích toàn diện các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Dạng phân tích tác phẩm (đoạn trích) theo một chủ đề nào đó. Đối với loại đề này người phân tích chỉ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề mà đề yêu cầu.
Việc tìm hiểu đề phải xác định cho được hướng phân tích và các vấn đề cần phân tích.
b. Phương hướng giải đề và làm bài
Trong khi tìm hiểu đề đồng thời xem lại tác phẩm được phân tích để lựa chọn hướng phân tích. Nhìn chung người ta có thể phân tích các tác phẩm theo các khả năng sau:
- Phân tích theo bố cục. Nếu là thơ thì phân tích theo trình tự các khổ thơ, các câu thơ, hoặc đoạn thơ. Nếu là văn thì phân tích theo từng phần. Trong trường hợp cần làm nổi bật các vấn đê thì cách này có hạn chế.
- Phân tích theo vấn đề thường làm cho nội dung phân tích được sáng tỏ, nhưng nhiều khi dễ làm nát vụn tác phẩm.
- Phương hướng tốt nhất là kết hợp được vừa vấn đề vừa bố cục, trong trường hợp các phần của bài có các ý, các vấn đề nổi bật.
Xác định hướng phân tích là xác định được các vấn đề phân tích và có thể bắt tay vào lập dàn ý.
2. Lập dàn ý
Nhìn chung người làm bài có thể dựa vào mô hình dàn bài chung của bài phân tích mà cụ thể hóa thành dàn ý cụ thể.
3. Phương pháp phân tích tác phẩm
Phương pháp mở bài kết bài giống kiểu bài bình luận.
a. Phân tích theo chủ đề, vấn đề
Phân tích theo chủ đề, vấn đề là phân tích các biểu hiện được miêu tả trong tác phẩm để làm nổi bật nội dung các chủ đề, vấn đề mà đề bài đã nêu ra hoặc người làm bài thấy là quan trọng. Ví dụ: Nội dung hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương; Tính chất thối nát, suy tàn của xã hội phong kiến qua bức tranh Vào Trịnh phủ; Tinh thần phê phán thói ích kỉ, vô nhân đạo được nhân danh lợi ích chung trong truyện ngắn Bức tranh. Đó là các chủ đề và vấn đề vốn có trong tác phẩm, được nhận ra, nhưng cần được phân tích cho đầy đủ, thấu đáo có sức thuyết phục.
Đối với các vấn đề này yêu cầu phân tích là dựa vào tác phẩm mà chia các vấn đề đó thành những khía cạnh nhỏ hơn, tìm các chi tiết phù hợp mà chứng minh cho nội dung các khía cạnh ấy. Ví dụ nói về giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương có thể nêu ra ba khía cạnh: một người phụ nữ toàn vẹn, đẹp người, đẹp nết; một số phận oan khuất, không nơi nương tựa; nhiệt tình giải oan, đề cao của tác giả.
Khía cạnh thứ hai của việc phân tích là khai thác các chi tiết. Chẳng hạn, phẩm hạnh của Vũ Thị đã được mẹ chồng khẳng định trong những câu nói rất cảm động: “Xanh kia quyết chẳng phụ con”. Câu nói đó có thể dùng để lên án anh chồng hồ đồ nghe trẻ. Có một chi tiết rất đáng khai thác nói lên tính chất nhỏ mọn của Trương. Khi “nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì chàng lại giấu không kể lời con nói, chỉ lấy lời bóng gió mà mắng nhiếc nàng”. Nếu Trương Sinh cởi mở, thật lòng tìm ra sự thật, thì nói lời con ra, Vũ Thị dễ dàng chứng minh nàng vô tội! Chi tiết này làm cho trách nhiệm của chàng Trương đối với cái chết của vợ tăng lên!
Khi phân tích chi tiết, cần biết liên hệ, đối chiếu trước sau để làm nổi bật ý nghĩa của nó. Ở đây học sinh có thể phát hiện những chi tiết thú vị.
b. Phân tích nhân vật
Khi đề yêu cầu phân tích nhân vật có nghĩa là phân tích mọi biểu hiện của nhân vật để chứng tỏ nhân vật là một người như thế nào? đáng khen hay đáng chê, thái độ của tác giả đối với nhân vật như thế nào, nghệ thuật miêu tả nhân vật như thế nào?.
Về phương pháp phân tích nhân vật là phân tích từ nói năng, cử chỉ, quan hệ, cách ăn mặc, cách mua bán... Phân tích rồi phải khái quát thành phẩm chất, đặc điểm của nhân vật.
Phân tích nhân vật yêu cầu khai thác các chi tiết một cách tinh vi, tỉ mỉ, tránh việc bỏ sót các chi tiết quan trọng.
Phân tích nhân vật qua đoạn trích phải biết liên hệ với nội dung nhân vật. Ví dụ, đối với Mã Giám Sinh, nếu không liên hệ với đoạn sau thì không thể biết rằng y nói: “Hỏi quê, rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” là nói dối. Cũng vậy, nếu không liên hệ thì không hiểu vì lí do gì mà Trịnh Hâm lại xô Vân Tiên xuống sông.
c. Phân tích tâm trạng nhân vật, tâm trạng trong thơ trữ tình
Đây là một phương diện của phân tích nhân vật, thường gặp đối với đề phân tích tâm trạng, cảm xúc trong thơ trữ tình.
Tâm trạng con người thường biểu hiện qua lời nói, nhưng chủ yếu hơn là biểu hiện qua các cảm xúc, mà cảm xúc lại được biểu hiện qua những điều nhân vật (tác giả) cảm thấy, tưởng tượng, hồi tưởng, qua giọng điệu, qua những lời cảm thán.
Yêu cầu của bài phân tích tâm trạng là tìm cho hết các biểu hiện về tâm trạng trong tác phẩm, rút ra ý nghĩa của chúng, tổng hợp thành các đặc điểm về tâm trạng.
Ví dụ, phân tích tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích, tâm trạng nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ...
Cái khó của phân tích tâm trạng, cảm xúc cũng là ở việc khai thác chi tiết, đặc biệt là chi tiết trong thơ. Chi tiết trong thơ biểu hiện ý nghĩa một cách gián tiếp. Ví dụ khi Kiều cảm thấy “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” thì cảm giác tấm trăng gần ở chung cho biết Kiều ở trên lầu cao, ở một mình, và đó là cảm giác về sự cô đơn, trơ trọi. Lại nữa, chi tiết ấy thường mang nét nghĩa mơ hồ. Ví dụ, Kiều cảm thấy “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” thì hình ảnh ấy nói lên tâm trạng gì? Tâm trạng mong một cánh buồm đến cứu, hay tâm trạng mong thấy có bóng người cho vơi bớt cô quạnh? Có lẽ đều có cả. Vì vậy, phân tích chi tiết về tâm trạng, cảm xúc trong thơ nên mềm mại, uyển chuyển.
d. Phân tích toàn tác phẩm
Yêu cầu phân tích toàn tác phẩm thì cũng là phân tích tổng hợp các khía cạnh trên; các vấn đề, nhân vật, tâm trạng, cảm xúc. Đối với loại phân tích này cần đặc biệt chú ý phân tích phương diện nghệ thuật. Ta có thể nói, chẳng hạn: nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Vào Trịnh phủ, Chuyện người con gái Nam Xương, nghệ thuật sử dụng chi tiết, dùng hình ảnh, câu trùng điệp trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, nghệ thuật sử dụng nhạc điệu trong bài Mùa xuân nho nhỏ...
Ngoài ra còn nhiều phương diện nghệ thuật khác, học sinh phải khai thác các bài giảng văn để làm bài cho tốt.
a. Đối với bài làm văn phân tích tác phẩm văn học ở lớp 9, đề có hai dạng:
- Dạng yêu cầu phân tích một tác phẩm (thơ, hay đoạn trích văn xuôi). Đối với loại đề này yêu cầu người làm phân tích toàn diện các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Dạng phân tích tác phẩm (đoạn trích) theo một chủ đề nào đó. Đối với loại đề này người phân tích chỉ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề mà đề yêu cầu.
Việc tìm hiểu đề phải xác định cho được hướng phân tích và các vấn đề cần phân tích.
b. Phương hướng giải đề và làm bài
Trong khi tìm hiểu đề đồng thời xem lại tác phẩm được phân tích để lựa chọn hướng phân tích. Nhìn chung người ta có thể phân tích các tác phẩm theo các khả năng sau:
- Phân tích theo bố cục. Nếu là thơ thì phân tích theo trình tự các khổ thơ, các câu thơ, hoặc đoạn thơ. Nếu là văn thì phân tích theo từng phần. Trong trường hợp cần làm nổi bật các vấn đê thì cách này có hạn chế.
- Phân tích theo vấn đề thường làm cho nội dung phân tích được sáng tỏ, nhưng nhiều khi dễ làm nát vụn tác phẩm.
- Phương hướng tốt nhất là kết hợp được vừa vấn đề vừa bố cục, trong trường hợp các phần của bài có các ý, các vấn đề nổi bật.
Xác định hướng phân tích là xác định được các vấn đề phân tích và có thể bắt tay vào lập dàn ý.
2. Lập dàn ý
Nhìn chung người làm bài có thể dựa vào mô hình dàn bài chung của bài phân tích mà cụ thể hóa thành dàn ý cụ thể.
3. Phương pháp phân tích tác phẩm
Phương pháp mở bài kết bài giống kiểu bài bình luận.
a. Phân tích theo chủ đề, vấn đề
Phân tích theo chủ đề, vấn đề là phân tích các biểu hiện được miêu tả trong tác phẩm để làm nổi bật nội dung các chủ đề, vấn đề mà đề bài đã nêu ra hoặc người làm bài thấy là quan trọng. Ví dụ: Nội dung hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương; Tính chất thối nát, suy tàn của xã hội phong kiến qua bức tranh Vào Trịnh phủ; Tinh thần phê phán thói ích kỉ, vô nhân đạo được nhân danh lợi ích chung trong truyện ngắn Bức tranh. Đó là các chủ đề và vấn đề vốn có trong tác phẩm, được nhận ra, nhưng cần được phân tích cho đầy đủ, thấu đáo có sức thuyết phục.
Khía cạnh thứ hai của việc phân tích là khai thác các chi tiết. Chẳng hạn, phẩm hạnh của Vũ Thị đã được mẹ chồng khẳng định trong những câu nói rất cảm động: “Xanh kia quyết chẳng phụ con”. Câu nói đó có thể dùng để lên án anh chồng hồ đồ nghe trẻ. Có một chi tiết rất đáng khai thác nói lên tính chất nhỏ mọn của Trương. Khi “nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì chàng lại giấu không kể lời con nói, chỉ lấy lời bóng gió mà mắng nhiếc nàng”. Nếu Trương Sinh cởi mở, thật lòng tìm ra sự thật, thì nói lời con ra, Vũ Thị dễ dàng chứng minh nàng vô tội! Chi tiết này làm cho trách nhiệm của chàng Trương đối với cái chết của vợ tăng lên!
Khi phân tích chi tiết, cần biết liên hệ, đối chiếu trước sau để làm nổi bật ý nghĩa của nó. Ở đây học sinh có thể phát hiện những chi tiết thú vị.
b. Phân tích nhân vật
Khi đề yêu cầu phân tích nhân vật có nghĩa là phân tích mọi biểu hiện của nhân vật để chứng tỏ nhân vật là một người như thế nào? đáng khen hay đáng chê, thái độ của tác giả đối với nhân vật như thế nào, nghệ thuật miêu tả nhân vật như thế nào?.
Về phương pháp phân tích nhân vật là phân tích từ nói năng, cử chỉ, quan hệ, cách ăn mặc, cách mua bán... Phân tích rồi phải khái quát thành phẩm chất, đặc điểm của nhân vật.
Phân tích nhân vật yêu cầu khai thác các chi tiết một cách tinh vi, tỉ mỉ, tránh việc bỏ sót các chi tiết quan trọng.
Phân tích nhân vật qua đoạn trích phải biết liên hệ với nội dung nhân vật. Ví dụ, đối với Mã Giám Sinh, nếu không liên hệ với đoạn sau thì không thể biết rằng y nói: “Hỏi quê, rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” là nói dối. Cũng vậy, nếu không liên hệ thì không hiểu vì lí do gì mà Trịnh Hâm lại xô Vân Tiên xuống sông.
c. Phân tích tâm trạng nhân vật, tâm trạng trong thơ trữ tình
Đây là một phương diện của phân tích nhân vật, thường gặp đối với đề phân tích tâm trạng, cảm xúc trong thơ trữ tình.
Tâm trạng con người thường biểu hiện qua lời nói, nhưng chủ yếu hơn là biểu hiện qua các cảm xúc, mà cảm xúc lại được biểu hiện qua những điều nhân vật (tác giả) cảm thấy, tưởng tượng, hồi tưởng, qua giọng điệu, qua những lời cảm thán.
Yêu cầu của bài phân tích tâm trạng là tìm cho hết các biểu hiện về tâm trạng trong tác phẩm, rút ra ý nghĩa của chúng, tổng hợp thành các đặc điểm về tâm trạng.
Ví dụ, phân tích tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích, tâm trạng nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ...
Cái khó của phân tích tâm trạng, cảm xúc cũng là ở việc khai thác chi tiết, đặc biệt là chi tiết trong thơ. Chi tiết trong thơ biểu hiện ý nghĩa một cách gián tiếp. Ví dụ khi Kiều cảm thấy “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” thì cảm giác tấm trăng gần ở chung cho biết Kiều ở trên lầu cao, ở một mình, và đó là cảm giác về sự cô đơn, trơ trọi. Lại nữa, chi tiết ấy thường mang nét nghĩa mơ hồ. Ví dụ, Kiều cảm thấy “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” thì hình ảnh ấy nói lên tâm trạng gì? Tâm trạng mong một cánh buồm đến cứu, hay tâm trạng mong thấy có bóng người cho vơi bớt cô quạnh? Có lẽ đều có cả. Vì vậy, phân tích chi tiết về tâm trạng, cảm xúc trong thơ nên mềm mại, uyển chuyển.
d. Phân tích toàn tác phẩm
Yêu cầu phân tích toàn tác phẩm thì cũng là phân tích tổng hợp các khía cạnh trên; các vấn đề, nhân vật, tâm trạng, cảm xúc. Đối với loại phân tích này cần đặc biệt chú ý phân tích phương diện nghệ thuật. Ta có thể nói, chẳng hạn: nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Vào Trịnh phủ, Chuyện người con gái Nam Xương, nghệ thuật sử dụng chi tiết, dùng hình ảnh, câu trùng điệp trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, nghệ thuật sử dụng nhạc điệu trong bài Mùa xuân nho nhỏ...
Ngoài ra còn nhiều phương diện nghệ thuật khác, học sinh phải khai thác các bài giảng văn để làm bài cho tốt.