24/05/2018, 23:33

Học thuyết kinh tế của trường phái KeyNes

Mục đích yêu cầu Nắm được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của học thuyết và đặc điểm của học thuyết. Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản của học thuyết và vai trò ảnh hưởng của học thuyết trong tư duy kinh tế học ...

Mục đích yêu cầu

Nắm được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của học thuyết và đặc điểm của học thuyết.

Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản của học thuyết và vai trò ảnh hưởng của học thuyết trong tư duy kinh tế học hiện đại và trong thực tiễn.

Trong nghiên cứu cần đặt trong mối liên hệ với các trường phái kinh tế khác.

Nội dung chính

- Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái Keynes

- Các lý thuyết kinh tế chủ yếu: Lý thuyết chung về việc làm của Keynes, lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước, các học thuyết kinh tế trường phái Keynes mới và sau Keynes.

- Đánh giá chung về các thành tựu và hạn chế.

Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái Keynes

Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện

+ Thời gian: Xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX và thống trị đến những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Về kinh tế - xã hội ở các nước tư bản:

- Ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng (điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933) đã chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh (tự điều tiết, “bàn tay vô hình”, lý thuyết “cân bằng tổng quát”) của trường phái cổ điển và phát triển lành mạnh.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển với lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi sự can thiệp của cổ điển mới không còn sức thuyết phục, tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo cho nền kinh tế

Nhà nước vào kinh tế (hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước).

+ Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội (phát triển hưng thịnh đến những năm 70 của thế kỉ XX): Lúc đầu sự thành công của nền kinh tế kế hoạch hóa thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư

Tóm lại: tình hình kinh tế xã hội ở các nước tư bản và trên thế giới yêu cầu một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình mới bảo vệ, duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản và học thuyết của Keynes đáp ứng được, đó là lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản có điều tiết.

Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái Keynes

* Tư tưng cơ bản của trường phái Keynes là:

Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, không đồng ý với phái cổ điển và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường.

Cụ thể:

+ Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế.

+ Lý giải: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nước (không phải do nội sinh của chủ nghĩa tư bản).

+ Vị trí trung tâm trong lý thuyết của Keynes là lý thuyết về việc làm vì theo ông vấn đề

quan trọng và nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm.

Keynes biểu hiện lợi ích và là công trình sư của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Đặc điểm phương pháp luận:

+ Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng).

+ Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:

Một là, đại lượng xuất phát (bao gồm nguồn vật chất như tư liệu sản xuất, sức lao động, mức độ trang bị kĩ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu của chế độ xã hội). Là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp.

Hai là, đại lượng khả biến độc lập (là những khuynh hướng tâm lý như tiêu dùng, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt,...). Là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm sự hoạt động của tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cụ thể hóa tính trạng nền kinh tế như: khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân, đơn vị tiền công) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến số độc lập.

Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc:

Thu nhập (R) = giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)

Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C) (E hoặc S)

(hay R = Q = C + I , E = R – C) => E = I.

E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm, có như vậy mới giải quyết được khủng hoảng và thất nghiệp.

+ Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội).

+ Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt,... vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm). Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả.

Vì vậy lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.

+ Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội.

+ Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học (công thức, mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).

Các lý thuyết kinh tế chủ yếu

Lý thuyết về việc làm

* Theo Keynes: Việc làm không chỉ xác định tình hình thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm, quy mô thu nhập. Việc làm cụ thể hóa tình trạng nền kinh tế, cơ sở cho việc điều tiết nền kinh tế.

* Khái quát lý thuyết việc làm:

Việc làm tăng thì thu nhập thực tế tăng, do đó tiêu dùng tăng (tâm lý chung) nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm vì khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm. Do đó cầu giảm tương đối (so với sản xuất), cản trở việc mở rộng đầu tư của nhà tư bản. Nhà kinh doanh sẽ thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ lao động tăng thêm để thỏa mãn số cầu tiêu dùng tăng (“Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn”).

Để khắc phục: phải có một khối lượng đầu tư nhằm kích thích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ.

Việc mở rộng đầu tư của các nhà tư bản còn phụ thuộc vào “hiệu quả giới hạn của tư bản”

* Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết việc làm:

+ Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn: : Là khuynh hướng cá nhân phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ ngày càng giảm dần. Đây là quy luật tâm lý của mọi cộng đồng tiêu tiền, nó là nguyên nhân của sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng dẫn đến sản xuất trì trệ, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.

- Theo Keynes: khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là một tương quan hàm số giữa thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó (C): C = X (R)

- Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng này là:

Thứ nhất, thu nhập (R): thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại.

Thứ hai, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập (thay đổi tiền công danh nghĩa, cho một lao động, lãi suất, thuế khóa,...).

Thứ ba, những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Có thể chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm làm tăng tiết kiệm (lập khoản dự phòng rủi ro, đẻ dành cho tuổi già, cho việc học tập của con cái và bản thân, xây dựng tài sản,... thậm chí thỏa mãn tính hà tiện đơn thuần) có thể khái quát thành sự thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện,.. điều này làm giảm tiêu dùng.

Nhóm thứ hai làm giảm tiết kiệm tăng tiêu dùng (thích hưởng thụ, thiển cận, hào phóng, phô trương, xa hoa,...).

- Bốn loại động lực là: tiết kiệm kinh doanh (bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện cuộc đầu tư mới mà không mắc nợ) - Tiền mặt (bảo đảm nguồn tiền mặt để đối phó với những bất trắc xảy ra - Cải tiến (bảo đảm tăng thu nhập nhờ hiệu suất) và động lực thận trọng về tài chính (bảo đảm quỹ dự trữ tài chính).

- Biểu thị khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (KHTDGH) (toán học): Kí hiệu: KHTDGH = dC / dR

Trong đó: C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập, dC là gia tăng tiêu dùng, R là Thu nhập, dR là gia tăng thu nhập

+ Số nhân đầu tư: là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập (dR) với gia tăng đầu tư (dI). Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là hệ số bằng số nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị đầu tư).

Cụ thể ta có:

C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập và dC là gia tăng tiêu dùng

R là Thu nhập và dR là gia tăng thu nhập

I là đầu tư và dI là gia tăng đầu tư

S là tiết kiệm và dS là gia tăng tiết kiệm. Khi đó ta sẽ có công thức sau:

Từ đó công thức tính sự gia tăng sản lượng do đầu tư thêm là:

Q = R = C + I

d Q = d R = K. (dC + dI)

(Q là sản lượng và dQ là sự gia tăng sản lượng

K là số nhân

Theo Keynes: Mỗi sự gia tăng đầu tư kéo theo sự gia tăng cầu về tư liệu sản xuất và sức lao động, kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập (tăng sản lượng) và đến lượt nó thu nhập tăng lại làm tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Vì thế số nhân làm cho thu nhập phóng đại lên nhiều lần.

+ Chính phủ đầu tư 1 tỷ để xây dựng nhà máy sản xuất máy bay trong đó:

Một phần mua tư liệu sản xuất sẽ trở thành thu nhập của các nhà tư bản bán tư liệu sản xuất.

Một phần thuê cai thợ và công nhân sẽ trở thành thu nhập của các cai thợ và công nhân.

+ Các nhà tư bản sau khi bán tư liệu sản xuất có thu nhập, trong đó:

Một phần để tiết kiệm.

Một phần để đầu tư mua sắm các yếu tố tiếp tục quá trình sản xuất sẽ trở thành đầu tư và thu nhập của những người bán các yếu tố đó.

+ Cai thợ có thu nhập trong đó:

Một phần tiết kiệm.

Một phần tiêu dùng (mua ôtô) sẽ trở thành đầu tư cho người sản xuất ôtô, thu nhập cho người sản xuất ôtô.

+ Công nhân có thu nhập trong đó:

Một phần tiết kiệm.

Một phần mua lương thực, thực phẩm sẽ trở thành đầu tư cho người sản xuất: lương thực, thực phẩm và trở thành thu nhập cho họ.

Tóm lại: 1 tỷ đầu tư của chính phủ thành thu nhập của lớp người thứ nhất (tư bản, cai thợ, công nhân). Từ thu nhập của lớp người thứ nhất 1 phần để tiêu dùng trở thành đầu tư và thu nhập cho lớp người thứ hai (cung cấp các yếu tố sản xuất: tư liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm,...)

Đầu tư của lớp người này trở thành thu nhập thu nhập của lớp người khác dẫn đến sự gia tăng của thu nhập.

Ở đây, nếu khuynh hướng tiêu dùng chung trong xã hội là 2/3 theo nguyên lý số nhân, từ 1 tỷ đầu tư của chính phủ ta có thể có được 3 tỷ thu nhập (Hệ số phóng đại 3 lần).

+ Hiệu quả giới hạn của tư bản:

- Theo Keynes, mục đích của các doanh nhân khi đầu tư là bán có “thu hoạch tương lai”. Đó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Tương quan giữa “thu hoạch tương lai” và phí tổn cần thiết để sản xuất hàng hóa đó gọi là hiệu quả của tư bản (%).

- Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư thì hiệu quả của tư bản giảm dần và Keynes gọi đó là hiệu quả giới hạn của tư bản (%).

Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:

Thứ nhất là, đầu tư tăng làm cho khối lượng hàng hóa tăng dẫn đến giá cả hàng hóa sản xuất thêm giảm.

Thứ hai là, cung về hàng hóa tăng (sản xuất tăng) làm cho giá cung tổng số tư bản tăng.

Từ đó làm cho phí tổn sản xuất tăng và “thu hoạch tương lai” giảm vì thế hiệu quả tư bản giảm.

Như vậy tăng đầu tư sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả giới hạn của tư bản.

Đường biểu diễn mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và - Đường biểu diễn mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và hiệu quả giới hạn tư bản gọi là “đường cong đầu tư” hay “đường cong hiệu quả giới hạn của tư bản” (xem đồ thị).

+ Giữa hiệu quả giới hạn và lãi suất có mối quan hệ mật thiết, nó hình thành nên giới hạn của những cuộc đầu tư: khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường thì người ta tiếp tục đầu tư, khi hiệu quả giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất người ta sẽ không đầu tư nữa.

Vốn đầu tư(tỷ) Hiệu quả giới hạn trung bình(%) Lãi xuất(%) Chênh lệch(%)
1 18 6 12
2 9 6 3
3 6 6 0
4 4 6 -2

Từ đó ta có nhận xét:

Nếu vốn đầu tư tư bản < 3 tỷ thì giới hạn của các cuộc đầu tư > 0 thì doanh nhân có lợi nên sẽ đầu tư.

Nếu vốn đầu tư tư bản= 0 thì giới hạn là 0 thì doanh nhân bị thiệt hại khi đầu tư tiếp tục.

(Keynes cũng phân biệt nhà tư bản và doanh nhân)

Do đó sự khuyến khích đầu tư phụ thuộc một phần vào lãi suất.

+ Lãi suất: là phần trả công cho sự chia ly của cải tiền tệ (Số tiền trả cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định). Không phải cho tiết kiệm hay nhịn ăn tiêu (vì khi tích trữ tiền mặt dù rất nhiều cũng không nhận được khoản trả công nào cả).

- Lãi suất chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: khối lượng tiền trong tiêu dùng (tỉ lệ nghịch) và sự ưa chuộng tiền mặt (tỉ lệ thuận). Đây là điểm quan trọng để Keynes đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước (tăng hiệu quả giới hạn tư bản và giảm lãi suất). Sự ưa chuộng tiền mặt là khuynh hướng có tính chất hàm số, biều diễn dưới dạng hàm số:

Thu nhập (R) cũng phụ thuộc 1 phần vào r => M1 cũng phụ thuộc r. Vì vậy sự ưa chuộng tiền mặt là HS của lãi suất (r).

Kết luận: Nội dung cơ bản của lí thuyết chung về việc làm của Keynes là:

- Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu nhập, do đó tăng tiêu dùng.

- Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn tăng thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh. Điều đó làm giảm tương đối dần đến giảm cầu có hiệu quả và ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm.

- Để tăng cầu có hiệu quả phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút (với lãi suất tương đối ổn định) nên giới hạn đầu tư chật hẹp không kích thích được doanh nhân đầu tư.

- Để khắc phục: nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mô lớn để thu hút số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người nay khi có thu nhập sẽ tham gia vào thi trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng do đó hiệu quả giới hạn của tư bản tăng. Khi đó doanh nhân sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng (theo mô hình số nhân). Khủng hoảng và thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.

Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước

(Tư tưởng trung tâm là đưa ra những giải pháp kích thích tiêu dùng và đầu tư)

Nội dung chủ yếu của lý thuyết là:

- Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư để kích thích cả đầu tư Nhà nước và tư nhân bằng các chương trình đầu tư lớn (sự tham gia của nhà nước vào kinh tế là cần thiết, không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết).

- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm công cụ làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế thông qua hai hướng: vừa củng cố lòng tin và sự lạc quan của doanh nhân, vừa bảo đảm bù đắp thâm hụt ngân sách.

- Thực hiện “lạm phát kiểm soát” để tăng giá cả hàng hóa, tăng mức lưu thông tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, in tiền giấy trợ cấp thâm hụt ngân sách Nhà nước, sử dụng công cụ thuế điều tiết kinh tế.

- Khuyến khích mọi hình thức đầu tư (để tạo việc làm và tăng thu nhập).Thậm chí kể cả đầu tư cho chiến tranh.

- Khuyến khích tiêu dùng của mọi loại người (tăng tổng cầu).

(Đặc biệt khuyến khích tiêu dùng xa hoa của các tầng lớp giàu có).

Học thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nước tư bản và có những biến thể khác nhau – Là cơ sở cho chính sách kinh tế của nhiều nước tư bản.

Các học thuyết kinh tế trường phái Keynes mới và sau Keynes

Trường phái Keynes mới

Trường phái này được xây dựng trên cơ sở học thuyết Keynes, có ba trào lưu là:

- Những người Keynes phái hữu: là những người ủng hộ độc quyền, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế.

- Những người Keynes tự do: là những người ủng hộ độc quyền nhưng chống chạy đua vũ trang. (Gọi là phái Keynes chính thống)

- Những người Keynes mới phái tả: ủng hộ lợi ích của tư bản nhỏ và vừa, chống lại độc quyền.

Trường phái này tác động đến chính sách của nhiều nước tư bản, phát triển rộng rãi ở nhiều nước, sắc thái khác nhau, đáng chú ý là ở Mỹ và Pháp.

Những người Keynes mới ở Mỹ:

+ Coi học thuyết của Keynes là liều thuốc hiệu nghiệm và có bổ sung tăng. Đưa ra các giải pháp: tăng thu ngân sách, tăng thuế trong thời kì hưng thịnh, tăng nợ Nhà nước.

+ Coi thu chi ngân sách là “công cụ ổn định bên trong” của nền kinh tế.

+ Coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất để ổn định thị trường, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

Những người Keynes mới ỏ Pháp:

Có hai trào lưu:

  • Một số muốn áp dụng nguyên vẹn học thuyết Keynes.

- Một số khác phê phán Keynes trong việc sử dụng lãi suất để điều tiết kinh tế và đề nghị

thay bằng công cụ kế hoạch hóa. Họ phân biệt “Kế hoạch hóa mệnh lệnh” với “Kế hoạch hóa hướng dẫn” và nước Pháp dùng Kế hoạch hóa hướng dẫn.

Trường phái sau Keynes

* Đặc điểm cơ bản của trường phái sau Keynes là:

+ Coi quan điểm kinh tế của Keynes là nguồn gốc, nhưng phê phán Keynes (chính thống)

đã bỏ qua nhân tố tiền tệ, trừu tượng hóa vấn đề “Năng suất giới hạn”, phê phán lí thuyết giá trị của Mác.

+ Dựa vào lí thuyết giá trị của D.Ricardo, phương pháp phân tích của Mác áp dụng các quan điểm hệ thống kinh tế - xã hội vào nghiên cứu kinh tế (ví dụ: Chú ý đến vai trò công đoàn trong phát triển kinh tế).

+ Áp dụng nhiều dòng lí thuyết khác nhau để xây dựng hệ thống lí luận của mình với gốc là học thuyết Keynes.

Đánh giá chung

Thành tựu

- Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao (tạo nên những thần kì: Nhật, Tây Đức, Pháp, Thụy Sĩ,...). Vì vậy học thuyết này giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài. Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô ngày nay.

“Nó là liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ lành mạnh”

- Học thuyết này là cơ sở chủ đạo của các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí CHLB Đức dựa vào học thuyết Keynes ban hành đạo luật có tên “Luật về ổn định hóa nền kinh tế” (1968) tạo khung pháp lí cho chính phủ toàn quyền điều hành nền kinh tế nhằm đạt 4 mục đích: tăng trưởng, thất nghiệp thấp, chống lạm phát và cân bằng thanh toán.

- Keynes được coi là nhà kinh tế cừ khôi, cứu tinh đối với chủ nghĩa tư bản sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Dư luận rộng rãi đánh giá Keynes là một trong ba nhà kinh tế lớn nhất (cạnh A.Smith và C.Mác).

Tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” được so sánh với “Nguồn gốc của cải của các dân tộc” (A.Smith) và “Tư bản” (C.Mác)

Hạn chế

Mặc dù vậy, học thuyết kinh tế trường phái Keynes còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm thời), biểu hiện:

- Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao.

- Khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn.

+ Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không có hiệu quả, biểu hiện: Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại.

+ Quá coi nhẹ cơ chế thị trường (“dùng đại bác bắn vào cơ chế thị trường”).

+ Phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từ tâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế.

+ Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoàng mới với đặc trưng là lạm phát. Vì cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng tới tầm quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.

+ Là bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa được tận gốc rế căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hoá cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân

Cần nắm vững các vấn đề chính sau:

* Về hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái Keynes

+ Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện: Thời gian xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX và thống trị đến những năm 70 - thế kỉ XX. Trong điều kiện kinh tế - xã hội: Ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh của trường phái cổ điển và cổ điển mới không còn sức thuyết phục, tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh.chủ nghĩa tư bản phát triển, đặc biệt lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế (hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước). Lúc đầu sự thành công của nền kinh tế kế hoạch hóa thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư sản (Vai trò kinh tế của Nhà nước).

Tóm lại: Thực tế yêu cầu một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình mới và học thuyết của Keynes đáp ứng được, đó là lý thuyết kinh tế chủ nghĩa tư bản có điều tiết.

+ Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái Keynes

Tư tưởng cơ bản là: Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, không đồng ý với phái cổ điển và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế.

Đặc điểm phương pháp luận của học thuyết là:

- Đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (Phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh

- Về cơ bản trong phương pháp vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông.

- Đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết Vì vậy lí thuyết của Keynes còn được gọi là lí thuyết trọng cầu.

- Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lí thuyết của mình đúng cho mọi chế độ xã hội.Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học.

* Về nội dung:

Nội dung cơ bản của lí thuyết chung về việc làm của Keynes là

- Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu nhập, do đó tăng tiêu dùng.

- Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn tăng thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh. Điều đó làm giảm tương đối dần đến giảm cầu có hiệu quả và ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm.

-Để tăng cầu có hiệu quả phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút (với lãi suất tương đối ổn định) nên giới hạn đầu tư chật hẹp không kích thích được doanh nhân đầu tư.

- Để khắc phục: nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mô lớn để thu hút số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp.Số người nay khi có thu nhập sẽ tham gia vào thi trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng do đó hiệu quả giới hạn của tư bản tăng. Khi đó doanh nhân sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng (theo mô hình số nhân). Khủng hoảng và thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.

Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước

(Tư tưởng trung tâm là đưa ra những giải pháp kích thích tiêu dùng và đầu tư)

- Vai trò đầu tư của Nhà nước

- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm công cụ làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế

- Khuyến khích mọi hình thức đầu tư

- Khuyến khích tiêu dùng.

Các học thuyết kinh tế trường phái Keynes mới và sau Keynes

Trường phái Keynes mới: Được xây dựng trên cơ sở học thuyết Keynes, có ba trào lưu.Trường phái này tác động đến chính sách của nhiều nước tư bản, phát triển rộng rãi ở nhiều nước, sắc thái khác nhau, đáng chú ý là ở Mỹ và Pháp.

Trường phái sau Keynes: Coi quan điểm kinh tế của Keynes là nguồn gốc, đồng thời áp dụng nhiều dòng lí thuyết khác nhau để xây dựng hệ thống lí luận của mình với gốc là học thuyết Keynes.

* Về đánh giá khái quát:

Học thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nước tư bản và có những biến thể khác nhau - Là cơ sở cho chính sách kinh tế của nhiều nước tư bản nhưng cũng chỉ là liều thuốc tạm thời, chưa chữa được tận gốc rễ căn bệnh của CNTB.

1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái Keynes?

2. Nội dung cơ bản của lý thuyết việc làm của J.M.Keynes?

3. Trình bày quan điểm của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. Tác dụng của lý thuyết này đối với sự phát triển kinh tế của các nước tư bản?

4. Trình bày những thành tựu và hạn chế của học thuyết kinh tế trường phái Keynes?

0