12/01/2018, 16:33

Hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh

Hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, biểu hiện cụ thể bằng việc lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bào hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. ...

Hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, biểu hiện cụ thể bằng việc lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bào hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

Câu Hỏi. ?

Trả lời:

-     Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.

Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, biểu hiện cụ thể bằng việc lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bào hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

Cho đến cuối thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “cần vương" do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.

Các cuộc khai thác của thực dân Pháp cũng khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp. 

Tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước - giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Cùng vào thời điểm lịch sử đó, các “tân thư”, “tân văn”, tân báo” và những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản.

Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu nho học có tư tưởng tiến bộ, thức thời, tiêu biểu như Phan Bội Châu. Phan Chu Trinh đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu và phương pháp mới. Song, chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Cháu đã thất bại. Chủ trương “ ỷ Pháp cầu tiến bộ”, khai thông dân trí, nâng cao dân khí trên cơ sở đó mà lần lần tính chuyện giải phóng... của Phan Chu Trinh cũng không thành công. Còn con đường khởi nghĩa của người anh hùng Hoàng Hoa Thám thì vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn. Phong trào cứu nước cua nhân dân ta muốn giành được thắng lợi, phải đi theo một con đường mới.

-  Bối cảnh quốc tế

Khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.

Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, đã xác lập quyền thống

trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

Có một thực tế lịch sử là trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì, và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp. tầng lớp xã hội mới.

Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối thế kỷ XIX và nhất là “sự thức tỉnh châu Á” đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự do, được hưởng quyền dân tộc tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập và dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922).

Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Ở Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều anh hùng, danh nhân khác của dân tộc ta, sự kết hợp hài hòa giữa những điều kiện khách quan và chủ quan chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định dẫn tói hành động cách mạng và giành thắng lợi.

 soanbailop6.com

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

0