Chủ trương và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946?
Chủ trương và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946? Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước những thử thách hết sức nghiêm trọng. "Giặc đói". "Giặc dốt" hoành hành, nạn "ngoại xâm, nội phản” đe dọa ...
Chủ trương và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946?
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước những thử thách hết sức nghiêm trọng. "Giặc đói". "Giặc dốt" hoành hành, nạn "ngoại xâm, nội phản” đe dọa đến sự sinh tử tồn vong của nền độc lập non trẻ.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước những thử thách hết sức nghiêm trọng. "Giặc đói". "Giặc dốt" hoành hành, nạn "ngoại xâm, nội phản” đe dọa đến sự sinh tử tồn vong của nền độc lập non trẻ. Cách mạng Việt Nam nằm trong vòng vây của chú nghĩa đế quốc. Vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Tình hình đó đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.
Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời đã đề ra hai nhiệm vụ cấp bách là cứu đói ở miền Bắc và kháng chiến ở miền Nam.
Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc xác định tính chất của cách mạng lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
Nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ trung tâm và bao trùm là bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng. Để thực hiện hai nhiệm vụ đó, Đảng đưa ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực công tác
- Về chính trị: Đảng xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ, soạn thảo Hiến pháp và tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn bộ máy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở. Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt) vào tháng 5- 1946 nhằm thu hút cả tầng lớp tư sản và địa chủ yêu nước tiến bộ.
Để bảo toàn lực lượng trước sự công kích của kẻ thù, tháng 11-1945, Đảng tuyên bố tự giải tán mà thực chất là rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại một bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác.
- Về kinh tế, tài chính: Trước mắt Đảng tổ chức lạc quyên cứu đói. Biện pháp cơ bản và lâu dài là tăng gia sản xuất phát động phong trào tăng gia sản xuất với khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, mở hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc. Nhờ đó, sản xuất nhanh chóng được khôi phục và phát triển, nạn đói bị đẩy lùi. Đồng thời, Chính phủ ra sắc lệnh tịch thu ruộng đất của địa chủ và Việt gian chia cho dân cày nghèo: chia lại ruộng công cho cả nam lẫn nữ; giảm tô 25%; giảm và miễn thuế cho nhân dân các vùng bị lũ lụt. Phát động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, hưởng ứng "Tuần lễ vàng", xây dựng "Quỹ độc lập". Ngân sách quốc gia tăng lên hàng chục triệu đồng với hàng trăm kilôgam vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng
- Về quốc phòng, an ninh: Nhanh chóng xoá bỏ bộ máy cai trị của chính quyền cũ, giải tán các đảng phái phản động, trừng trị bọn phản quốc, giáo dục nhân dân tăng cường cảnh giác, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đảng coi trọng xây dựng và phát triển các công cụ bạo lực của cách mạng. Cuối năm 1946, quân đội thường trực đã lên đến 8 vạn người. Việc quân sự hoá toàn dân được thực hiện rộng khắp, hầu hết các khu phố, xã, hầm mỏ đều có đội tự vệ. Đó là "bức tường sắt của Tổ quốc" để bảo vệ thành quả cách mạng.
- Về văn hoá, xã hội: Đảng vận động toàn dân xây đựng nền văn hoá mới, xoá bỏ mọi tệ nạn văn hoá nô dịch, thực hiện nền giáo dục mới, phát triển "bình dân học vụ” để diệt "giặc dốt". Chỉ sau một năm, cả nước đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
- Về ngoại giao: Để thoát khỏi "vòng vây đế quốc", tránh tình thế phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng lực lượng cách mạng. Những chủ trương đó là:
Thứ nhất: Tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946).
Để đối phó với kẻ thù chính, trước mắt là thực dân Pháp, Đảng chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam. Tuy nhân nhượng với Tưởng ở một số mặt, nhưng ta vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ vững thành quả cách mạng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền. Trong khi hoà hoãn, chúng ta không ngừng nâng cao cảnh giác, khi cần thiết thì kiên quyết trấn áp bọn phản động để giữ vững chính quyền cách mạng.
Sách lược ngoại giao sáng suốt trên đã làm thất bại một bước âm mưu chống phá cách mạng của Tưởng và tay sai, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho quân và dân cả nước tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh đẩy lùi (hoặc chí ít cũng làm chậm) nguy cơ chiến tranh lan rộng ra cả nước, đồng thời chuẩn bị tạo thế và lực để đưa cách mạng phát triển trong điểu kiện mới.
Thứ hai: Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước (từ tháng 3-1946 đến tháng 12-1946).
Ngày 28-2-1946,Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp thoả thuận để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưỏng "canh giữ tù binh Nhật" và giữ "trật tự" theo "Hiệp ước quốc tế". Tình thế đó đặt cách mạng nước ta trước hai con đường: hoặc cầm súng đánh Pháp, ta sẽ cùng một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng cách mạng còn non yếu: hoặc tạm thời hoà hoãn với Pháp ta sẽ tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, bảo toàn lực lượng, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, loại trừ được bọn tay sai của chúng.
Đảng ta chọn con đường thứ hai “hoa để tiến". Tạm thời hoà hoãn, có nhân nhượng cần thiết với Pháp trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ của dân tộc. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3- 1946. Theo đó, Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc quân Pháp vào miền Bắc cũng được quy định rõ về địa điểm, thời gian và số lượng.
Ký Hiệp định Sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít’ về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc. Hiệp định không chỉ kéo dài thời gian hoà hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng đã giành được, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, mà còn tạo cơ sở pháp lý buộc Tưởng rút quân khỏi miến Bắc tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã miền Nam.
Sau khi ký Hiệp định Đảng và Chính phủ kiên trì giải quyết quan hệ Việt - Pháp bằng con dường hoà bình. Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán chính thức tại Phôngtennơblô không đi đến kết quả. Để tranh thủ tối đa khả năng hoà bình, trong thời gian thăm chính thức nước Pháp (từ tháng 5 đến tháng 9-1946) trước khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9 -1946. Đây là nhân nhượng cuối cùng của ta đối với Pháp. Chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đang đến gần.
Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946. sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc của nhân dân ta không những vượt qua những thách thức hiểm nghèo, củng cố và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, đặt nền móng cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mà còn lại những kinh nghiệm quý cho kho tàng lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam, đó là:
- Nhanh chóng xác lập những cơ sở pháp lý và tính hợp hiến của chính quyền cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và nhân dân trước tình thế sinh tử tồn vong của dân tộc, đặc biệt là bối cảnh "giặc ngoài, thù trong" đồng tâm phá hoại cách mạng.
- Phát huy quyền làm chủ đất nước của nhân dân, vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" và giữ vững chính quyền nhân dân.
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, chĩa mũi nhọn cách mạng vào kẻ thù chính, hòa hoãn với kẻ thù có thể hòa hoãn.
- Tận dụng khả nàng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước.
soanbailop6.com