12/01/2018, 16:33

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960)?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960)? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới có những đặc điếm nổi bật sau đây: Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến quan trọng. ...

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960)?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới có những đặc điếm nổi bật sau đây: Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến quan trọng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới có những đặc điếm nổi bật sau đây: Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến quan trọng. Ở miền Bắc, công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960), làm lung lay chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Phong trào cũng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công. Trong thời điểm này, tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức cho cách mạng Việt Nam. Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô và Trung Quốc đã có nhiều ảnh hường tích cực đến cách mạng Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ. Đó là thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam ở cả hai miền. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong phong trào cộng sản mà tâm điểm là quan hệ Liên Xô - Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và cũng ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam. Sự phát triển của cách mạng hai miền Bắc - Nam đòi hỏi Đảng phải nhanh chóng hoạch định đường lối cách mạng cho cả nước, thống nhất ý chí và hành động, định hướng tư tưởng và hoạt động thực tiễn cho cách mạng của hai miền. Mặt khác, đã gần 10 năm kể từ khi diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ 11 của Đảng (tháng 2-1951), cách mạng Việt Nam đã có nhiều thay đổi, thế và lực của đất nước đã phát triển, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cho cả dân tộc ta trên con đường cách mạng gải phóng dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, cùng với sự thách thức của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nghèo nàn, lạc hậu, Đảng và dân tộc Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn phức tạp đặt ra yêu cầu cấp thiết Đảng phải sớm khẳng định những nhiệm vụ cụ thể cho sự nghiệp cách mạng ở hai miền đất nước. Lần đầu tiên sau 30 năm hoạt động trong điều kiện bí mật và chiến tranh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-9-1960 đến ngày 10-9-1960. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết hay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đến tham dự Đại hội còn có đại biểu các đoàn thể và các đảng phái dân chủ trong nước và đại biểu của 16 đoàn quốc tế.

Nội dung chủ yếu của Đại hội:

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà".

Đại hội đã nghe Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn trình bày, thảo luận và thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, thông qua Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lấn thứ nhất (1961 - 1965).

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết do Đại hội thông qua về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới gồm những vấn để lớn sau:

-            Về đường lối cách mạng chung trong cả nước:

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm nước ta, Đại hội đã xác định cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới cùng lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau: chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Mỗi chiến lược cách mạng ở mỗi miền của đất nước có vị trí và trách nhiệm riêng trong mục tiêu chung là hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Miền Bắc sau khi hoàn toàn giải phóng đă trở thành căn cứ địa cách mạng chung của cả nước. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc được tăng cường về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam. bảo dám sự phát triển của cách mạng trong cả nước. Vì vậy, "cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc rỏ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta". Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc , dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, cách mạng miền Nam "có tác dụng quyết định trực tiếp đối vời sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai".

Trong khi giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền, cả hai chiến lược cách mạng ở hai miền đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Từ những nhiệm vụ trên đây, Đại hội vạch ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong thời ký mới là: 'Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân lộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới".

-       Về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà:

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đại hội đề ra "Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam. thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chu và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới".

Cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước. Đó là quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam.

- Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:

Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là vấn đề trung tâm thảo luận tại Đại hội. Xuất phát từ các đặc điểm của miền Bắc, trong đó, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội xác định: cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt, là một quá trình đấu tranh gay go giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá và kỹ thuật.

Về đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chính trị khẳng định: 'Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới".

Để thực hiện xây dựng chiến lược này, Nghị quyết Đại hội đã xác định: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là hai mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ cơ bản, trong đó, cải cạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo nhằm tăng năng suất lao lộng, phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. nhằm xâydựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội "Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại".

Cùng với việc phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội còn đề cập đến việc phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học- kỹ thuật: xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân: tăng cường đoàn kết quốc tế, vấn đề Đảng và công tác tổ chức cán bộ của Đảng.

Căn cứ vào đường lối chung trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đại hội đã thảo luận và thông qua nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm mục tiêu: "phấn đấu để thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho kinh tế miến Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa".

Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội đề ra năm nhiệm vụ:

-     Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông  nghiệp toàn diện.

-     Hoàn thành công cuộc cảicách xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh.

-      Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật.

-          Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

-          Đi đôi với kết hợp phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đại hội xác định rằng, sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng, cho nên Đảng cần phải tăng cường sự lãnh đạo đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đốivới cuộc đấu tranh nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Muốn thế, "phải nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, cụ thể là phải tăng cường tính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng, phải củng cố sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng".

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa III gồm có 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Ban Bí thư gồm có 7 dồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới, là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

soanbailop6.com

0