Đường lối cách mạng của Đảng được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I (tháng 3-1935)?
Đường lối cách mạng của Đảng được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I (tháng 3-1935)? Hoàn cảnh lịch sử Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I họp từ ngày 27 đến 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội có 13 đại biểu tham dự. ...
Đường lối cách mạng của Đảng được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I (tháng 3-1935)?
Hoàn cảnh lịch sử Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I họp từ ngày 27 đến 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội có 13 đại biểu tham dự.
Hoàn cảnh lịch sử Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I họp từ ngày 27 đến 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội có 13 đại biểu tham dự. Đại hội diễn ra trong bối cảnh của tình hình quốc tế và cách mạng trong nước có những biến chuyển sâu sắc: - Thế giới: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục phát triển có lợi cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Những thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có tác động to lớn, tích cực đến phong trào cách mạng thế giới. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã dẫn tới sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, dân chủ, phong trào cách mạng thế giới và đặt loài người trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới. Sự tăng cường bóc lột giai cấp công nhân ở trong nước và áp bức thuộc địa của chú nghĩa tư bản đế quốc đã làm cho mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa ngày càng sâu sắc, điều đó càng thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc lên cao. - Trong nước: Từ năm 1932, phong trào cách mạng đã từng bước phục hồi. Các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn tham gia đấu tranh bằng nhiều hình thức mới và phong phú. Lực lượng cách mạng trong cả nước đã được thống nhất. Tổ chức Đảng cũng đã vượt qua được giai đoạn bị đế quốc "khủng bố trắng". Một số cán bộ của Đảng đã bước đầu biết sử dụng các hình thức hoạt động hợp pháp; về tổ chức, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng đã được thành lập, liên hệ được với những tổ chức, cơ sở trong nước nhằm xây dựng, củng cố, khôi phục các tổ chức của Đảng, thống nhất lãnh đạo Chương trình hành động năm 1932 và chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc của Đảng xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới. Nội dung của Đại hội
Sau khi phân tích một cách khách quan tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của Đảng. Đại hội quyết nghị ba nhiệm vụ chính:
Về phát triển và củng cố Đảng
Để tăng cường lực lượng cần phát triển đảng viên ở các trung tâm công nghiệp, đồn điền, đường giao thông quan trọng; đưa thêm nhiều đồng chí thuộc thành phần công nhân, nông dân và trí thức ưu tú vào Đảng; làm cho tổ chức Đảng thật sự trở thành cơ quan lãnh đạo và là bộ phận tiền phong của quần chúng; giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho đảng viên, đấu tranh với tư tưởng phi vô sản, tiến hành phê bình và tự phê bình, giữ vững kỷ luật của Đảng.
Về nhiệm vụ thu phục đông đảo quần chúng
Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng. Nếu Đảng không liên lạc thường xuyên và mật thiết với quần chúng, không được quần chúng tán thành các chủ trương và khẩu hiệu của mình thì những nghị quyết cách mạng đưa ra chỉ là lới nói không. Để thu phục được quần chúng, các đảng bộ phải bênh vực quyền lợi của quần chúng, nhất là các dân tộc ít người, thanh niên, phụ nữ, ngoại kiều. Củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, lợi dụng các hình thức công khai và nửa công khai dể tập hợp và phát triển lực lượng quần chúng thuộc các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội.
Về lãnh đạo phong trào quần chúng chống chiến tranh đế quốc
Đảng đã vạch trần luận điệu "hoà bình" giả dối của bọn đế quốc nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, giải thích cho quần chúng thấy rõ chiến tranh đế quốc đã bắt đầu và nguy cơ các nước đế quốc sẽ dùng vũ trang can thiệp vào Liên bang Xôviết.
Ngoài ra, Đại hội còn tổng kết đánh giá về công tác đã qua của Ban Chỉ huy kiêm Ban Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Đông Dương và ra Nghị quvết về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngòai (viết tắt trong các tài liệu là BCHON).
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 13 đồng chí (9 ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết), Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư.
Bên cạnh những thành công, Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ I cũng có thiếu sót là: chưa nhận thấy hết nguy cơ của chủ nghĩa phátxít trên thế giới và cuộc chiến tranh thế giới có thể xảy ra; chưa nhận rõ khả năng lợi dụng mâu thuẫn để chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phátxít và phát động cao trào đấu tranh chống phátxít, chống chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hoà bình; chưa đánh giá hoàn toàn khách quan mối quan hệ giữa các giai cấp, do đó không chủ trương thành lập mặt trận đoàn kết rộng rãi theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử lúc đó; chưa thực sự tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng qua 5 năm kể từ ngày thành lập, nhất là thực tiễn cao trào 1930 - 1931 và thời kỳ đấu tranh phục hồi lực lượng 1932 - 1935. Những thiếu sót trên đã được Đảng ta dần khắc phục qua những Hội nghị Trung ương sau đó, nhất là từ sau khi có chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935).
Đại hội lần thứ I của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khôi phục lại hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra nước ngoài; thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương tạo ra sức mạnh và chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh mới.
soanbailop6.com