Hoa đỗ quyên là gì
Tuy có chứa độc tố, nhưng hoa đỗ quyên luôn là một loại hoa có màu sắc đẹp nao lòng đã lấy đi cảm xúc của nhiều người. Bên cạnh đó, loài hoa này còn là nguyên liệu chữa nhiều chứng bệnh như mề đay, đòn ngã buốt đau, ngoại thương xuất huyết, vết thương ngoài mắt sưng đỏ, bạch đới, kinh nguyệt không ...
Tuy có chứa độc tố, nhưng hoa đỗ quyên luôn là một loại hoa có màu sắc đẹp nao lòng đã lấy đi cảm xúc của nhiều người. Bên cạnh đó, loài hoa này còn là nguyên liệu chữa nhiều chứng bệnh như mề đay, đòn ngã buốt đau, ngoại thương xuất huyết, vết thương ngoài mắt sưng đỏ, bạch đới, kinh nguyệt không đều, lưng bụng đau buốt, nước kinh trong đặc,… mà trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết.
Nội dung bài viết gồm:
Đỗ quyên là loại thực vật có hoa thuộc họ nhà Thạch nam (Ericaceae), có tên khoa học là Rhododendron. Loại hoa này rất đa dạng lên tới 1000 loài, tất cả đều có hoa rực rỡ. Người ta thường trồng làm cây cảnh, một số làm thuốc chữa bệnh, tại Nepal loài hoa này là quốc hoa.
Đỗ quyên thuộc nhóm cây bụi, một số thuộc nhóm cây lớn nhưng hiếm. Chiều cao của loài nhỏ nhất chỉ tầm 10-100cm, còn loài lớn nhất là R. Giganteum có thể cao đến 30m. Có lá xếp thành hình xoắn ốc, dài từ 1-2cm, có loại tới hơn 50cm, riêng loài R. Sinogrande là loại lệ dài tới 100cm.
Đỗ quyên có loài rụng lá theo mùa, lại có loài là cây trường xanh. Ở một vài loài có phủ lông tơ và vảy mặt dưới lá. Những loài sống ở vùng núi thường có lá và hoa nhỏ, một số khác sống ký sinh giống tầm gửi, còn một số có hoa nở thành chùm lớn nên rất nổi tiếng.
Về phân bố
Hoa đỗ quyên mọc ở khắp các vùng Bắc bán bán cầu, trải đều xuống vùng bắc Australasia và Nam bán cầu ở Đông Nam Á, chỉ trừ những nơi khô hạn. Độ đa dạng của loài cao nhất được tìm thấy tại Nepal, vùng núi Himalaya từ Attarakhand và Sikkim tới Tứ Xuyên và Vân Nam, cả ở các vùng núi có độ cao đa dạng khác như tại Hàn Quốc, Đông Dương, Đài Loan và Nhật Bản.
Loài đỗ quyên cổ thụ cực đẹpNgoài ra còn có nhiều loại đỗ quyên nhiệ đới gốc Bắc Úc và Đông Nam Á. Người ta tìm thấy có 164 loài ở New Guinea và 55 loại ở Borneo. Ở châu Âu và Bắc Mỹ ít hơn, không xuất hiện ở chấu Phi và Nam Mỹ.
Tại Việt Nam, hoa đỗ quyên mọc tự nhiên ở các vùng núi Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Người ta tìm thấy hơn 30 loài tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Về thành phần hóa học
Trong lá đỗ quyên loại được trồng làm cảnh ở Việt Nam có chứa sparassel, rhodotoxin và flavonoid. Hoa chữa caroten-5,6-epoxid, rhodomollin III, gossypetin-6-galactosid, lutein, lycopen và 2 chất độc ericolin, andromedotoxin. Quả chứa rhodojaponin I, rhododendrotoxin I, II, sparassol, ericolin, andromedotoxin. Toàn bộ cây chữa 3 diterpen gồm rhodomolein I, II và III.
Về tác dụng của hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên có vị ngọt, chua, tính ấm, công dụng khư phòng thấp, điều kinh, hòa huyết. Rễ vị ngọt, chua, tính ấm, công dụng khư phong chỉ thống, hòa huyết chỉ huyết. Lá có vị chua, tính bình, công dụng chỉ huyết, giải độc, thanh nhiệt.
Cả hoa, quả và rễ đỗ quyên được dụng để chữa các bệnh phụ khoa như băng lậu, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó còn trị các bệnh như trĩ xuất huyết, phong thấp sưng đau, thổ huyết, cảy máu mũi, đòn ngã tổn thương. Lá thì dùng để trị mề đay, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt sưng lở.
Cùng tham khảo những cách chữa bệnh từ hoa đỗ quyên:
1. Vết thương ngoài mắt sưng đỏ: Lấy lượng vừa đủ lá và hoa đỗ quyên rửa sạch, giã nhuyễn, thêm vào ít sữa người, dùng đắp lên vùng bị đau.
2. Đòn ngã buốt đau: Hạt đỗ quyên lấy 10g rang giòn, tán bột. Mỗi lần lấy ra 1,5g uống cùng rượu trắng hoặc nước gạo.
3. Mề đay: Lấy lượng vừa đủ lá và hoa đỗ quyên tươi, kết hợp với thiên lý quang và ké đầu ngựa. Tất cả sắc lấy nước rửa ngoài chỗ bị mày đay.
4. Ngoại thương xuất huyết: Lấy lượng vừa đủ lá và hoa tươi giá nát để đắp lên vùng vết thương.
5. Bạch đới: Lấy mỗi loại 15g gồm rễ hàm ếch và rễ đỗ quyên. Cho cả vào nồi sắc nước, uống kết hợp với nước thịt lợn luộc. Mỗi ngày làm một lần và liên tục từ 3-5 ngày.
6. Đau buốt lưng bụng, bế kinh, điều hòa kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, nước kinh trong đặc: Lấy 30g rễ đỗ quyên, 15g ô dược và 30g hải kim sa. Tất cả sắc nước uống bắt đầu trước kỳ kinh 5 ngày, mỗi ngày một lần, liên tục từ 3-5 ngày.
7. Rong kinh: Dùng 60g hoa sao với rượu, sắc nước uống. Hoặc có thể kết hợp các vị thuốc gồm 30g rễ đỗ quyên, 24g tuyền phúc hoa, 15g tây thảo và 30g kim anh tử. Tất cả sắc nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Hoặc còn có thể dùng từ 30-60g rễ đỗ quyên sắc với rượu vang để uống.
8. Kinh nguyêt không đều, thân thể khô gầy: Cho 1 củ hành, 5 lạng gan lợn, nửa thìa rượu vào 3 bát nước nấu sôi, cho 5 bông hoa đỗ quyên vào, nêm gia vị vừa ăn.
9. Điều kinh, trừ phong thấp: Tác cánh từ 3 bông hoa đỗ quyên, rửa sạch, chờ ráo nước, hãm kỹ với 200ml nước sôi uống như trả.
10. Khí hư ra nhiều: Lấy 1 bông hoa bỏ nhị rửa sạch chờ ráo, cùng 2 bộ móng lợn bổ đôi rửa sạch, trần nước sôi, chờ ráo. Tất cả nấu cùng 4 bát nước, khi sôi hạ nhỏ lửa 30 phút, nêm gia vị vừa ăn, ăn cả cái lẫn nước.
11. Mệt mỏi bồn chồn: Lấy 8g mỗi loại gồm hoa hồng và đỗ quyên, hãm nước sôi uống như trà.
12. Đau bụng kinh, đau lưng: Lấy 30g rễ đỗ quyên, 15g ô dược và 30g hải kim sa sắc uống trước kỳ kinh 5 ngày, mỗi đợt uống 3-5 ngày, uống 1-2 tháng.