Hồ Xuân Hương 胡春香

Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”. Về hành trạng, không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc 佳人遺墨 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ. Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772 ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận công viên Bách Thảo, Hà Nội). Cũng theo Giai nhân dị mặc , bà là ái nữ của sinh đồ Hồ Phi Diễn 胡丕演 (1703-1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh 胡士名 (1706-1783) cũng người Quỳnh Đôi, là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống 胡士棟 (1739-1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ Hà thị 何氏 (?-1814) người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu. Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học. Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hoà. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thuỷ tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền luỵ với vợ cả vừa thoả thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn. Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số. Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế. Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng. Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822. Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu. Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Phan Huy Huân, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên... Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký 國文話記 do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San 阮文珊 (1808-1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1933), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập 春香詩集, Phúc Văn đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng chú ý nhất là Lưu hương ký 琉香記 với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa học xã hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong , Hải ốc trù , Nhãn phóng thanh , Trạo ca thanh , Thuỷ vân hương . Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ. Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”. Về hành trạng, không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc 佳人遺墨 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng … Đề vịnh Hạ Long Đồ Sơn bát vịnh Hương đình cổ nguyệt thi tập - 香亭古月詩集 Lưu hương ký - 瑠香記 Thơ Nôm truyền tụng Phiếm luận về thơ Hồ Xuân Hương Đăng bởi Vanachi vào 12/02/2006 06:46 Tác giả: Bắc Giang Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ Tôi không phải là thi sĩ, cũng chẳng phải là ..nhà thơ, phòng thơ, hay building thơ gì cả nhưng cứ mỗi lần đọc hai câu trên là...tức lộn ruột, huyếp áp lên hừng hực. Ðấy là tôi đang sống ở một xã hội văn minh của thế kỷ thứ hai mươi mốt với quan niệm sống thật phóng khoáng, cởi mở, nam nữ bình quyền, nếu không muốn nói trọng nữ, khinh nam. Ðiều làm tôi khó chịu nhất là thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả khi dùng chữ "chị" trong thơ văn của mình, nghe nó ..tức anh ách làm sao ấy! Tôi đã được đọc rất nhiều thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây mà chưa hề thấy bất cứ một tác giả nào dám...ngông cuồng như bà Hồ Xuân Hương. Thử tưởngtượng nếu bà Ðoàn thị Ðiểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còn gì là thể thống, khuôn phép nữa? Ngược lại giòng thời gian vài trăm năm trước, các cụ ta với quan niệm cổ hủ: Nhất nam viết hữu Thập nữ viết vô Bà Hồ Xuân Hương đã.. phạm thượng một cách nặng nề, nếu có đi học (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mất sớm) và được đi thi chắc bà cũng sẽ cùng số phận với biết bao sĩ tử thời đó: Thi không ăn ớt thế mà cay! Vì đã phạm húy, phạm trường qui, dám khinh thưòng các cụ ..tai to mặt lớn, bằng cấp đầy mình, văn thơ lai láng! Ðiều đó cũng dễ hiểu tại sao là một nữ sĩ có tài, cũng có chồng là quan Tri phủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà không được trọng vọng, ngồi chiếu trên, thơ văn không được làm khuôn mẫu giảng dạy trong các trường trung học như bà Huyện Thanh Quan, Bà Ðoàn Thị Ðiểm. Hơn thế nữa, bà có hai đời chồng là ông Tổng Cóc: Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi. và ông Phủ Vĩnh Tường: Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi! Cái nợ ba sinh đã trả rồi Chôn chặt văn chương ba thước đất Ném tung hồ thỉ bốn phương trời Cán cân tạo hóa rơi đâu mất Miệng túi càn khôn thắt lại rồi Hăm bảy tháng trời là mấy chốc Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi! Mà bà không bao giờ được vinh dự mang tên chồng trong lối xưng hô thông thường của người Việt Nam khi lập gia thất, hoặc chức tước mà đức ông chồng đã có trong xã hội như bà Tổng Cóc hoặc lịch sự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cái tên tục cộc lốc: Hồ xuân Hương! Tôi thấy ở đây có sự ...unfair của các cụ thời xưa. Nếu giả dụ bắt đầu ngày hôm nay, từ dòng chữ này tôi gọi bằng ..bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nói đến nhân vật nào trong văn học sử Việt Nam, mà còn làm trò cười cho thiên hạ! Nói đến sự nghệp văn chương, phải thú thật, mặc dù các cụ ta bề ngoài không tán thành cho lắm nhưng trong lòng vẫn nể phục với lối làm thơ lãng mạn, dí dỏm, chua chát, mỉa mai, tiếu lâm (nếu không muốn nói là hơi tục), một trường phái mà bà là Giáo chủ mà không có giáo dân! Với hai đời chồng đều làm quan lớn, không con cái hủ hỉ lúc tuổi già, đến khi chồng chết lại trắng tay mở quán nước bên đường mưu sinh qua ngày, phải nói bà không những là người văn hay chữ tốt mà còn là người biết tự lập, tháo vát, không phải là những con ký sinh trùng lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộc tranh sống hàng ngày, một thân gái "dặm trường" quanh quẩn bên quán nước bà đã gặp biết bao văn nhân thi sĩ đương thời mượn trà, mượn rượu tán tỉnh, suồng sã như trường hợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọc xỏ: Anh đồ tỉnh, anh đồ say Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày Này này chị bảo cho mà biết Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay! Cái hay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái "ấy", địa danh không được thanh tao cho lắm! Và cũng cái hay của bà là đã phản kháng một cách mãnh liệt rất nghệ sĩ! Này này chị bảo cho mà biết Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay! Không như con gái thời nay chỉ biết ..say NO! NO! một cách yếu ớt! Nói về cuộc tình của nữ sĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏn vẹn có 27 tháng) tuy ngắn ngủi nhưng cũng nhiều giai thoại, điển hình là trong một ngày ông Phủ vắng nhà, có người đàn bà tên Nguyễn Thị Ðào đệ đơn lên quan phủ xin ly dị để lấy chồng khác, sau một hồi tra hỏi, lại gặp lúc thi hứng tràn trề, bà phóng bút chấp thuận: Phó cho con Nguyễn Thị Ðào Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai? Chữ rằng "xuân bất tái lai" Cho về kiếm chút, một mai kẻo già! Tôi thích nhất lối dùng chữ hóm hỉnh, dễ thương của bà trong thơ mà hầu như ít có thi sĩ nào có khả năng đưa vào thơ của mình nếu không có một bộ óc vừa thông minh vừa khôi hài như chữ "khéo khéo" rất ư ...Bắc kỳ trong: Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ hay chữ "kiếm chút" nửa úp nửa mở làm cho người đọc phải dùng trí tưởng tượng mộtcách thích thú trong: Cho về "kiếm chút" một mai kẻo già! hoặc chữ "leo lẻo" bình dân, quê mùa. Tôi mở tự điển của Ðào Văn Tập, Nguyễn Văn Khôn, Ðào Duy Anh.. vân vân và vân vân, cũng không tìm ra chữ "leo lẻo" mà chỉ thấy mấy chữ leo cây, leo trèo, leo lét vô duyên! Riêng đặc biệt với ông Cống Sinh vừa mới thi đỗ, xin phép làm thịt trâu khao hàng xóm láng giềng , bà phê trên đơn: Người ta thì chẳng được đâu Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm! Chữ "ừ thì" ở đây lại rất thân mật, giản dị, không khách sáo thường dùng cho những người ngang hàng -- trong trường hợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được ngang hàng về phương diện chữ nghĩa -- khác với trường hợp "con" Nguyễn Thị Ðào, một đứa nông dân nghèo hèn vô học: Phó cho "con" Nguyễn Thị Ðào Nói về tài ứng đối thơ văn của bà, chắc không ai có thể sánh bằng, vừa lanh lẹ, vừa dí dỏm. Truyện kể một hôm nữ sĩ đi chơi gặp trời mưa trượt chân ngã , người lấm lem, chân xõng xoài dưới đất, hai tay giơ lên trời, bạn bè, khách khứa đượcphen cười thỏa thuê, bà từ từ đứng dậy đọc hai câu thơ chữa thẹn: Dang tay với thử trời cao thấp Soạc cẳng đo xem đất vắn dài. Nếu ở trường hợp các cô gái khác, chắc vì mắc cở sẽ đứng dậy .. khóc ròng, hoặc bỏ chạy một mạch về nhà mách mẹ! Nhưng thơ Hồ Xuân Hương được nhiều người biết đến và làm đề tài tranh luận từ trăm năm nay không phải là những bàithơ trên mà là những bài thanh-tục, tục-thanh như bài "Quả mít" , " Ốc nhồi", " Ðánh đu", " Ðèo Ba Dội" ... Thú thật, nếu bây giờ cho tôi viết tập làm văn với đề tài " trò hãy tả quả mít" chắc tôi õ..bí tịt chứ chưa cần phải làmthơ tả quả mít! Nữ sĩ chỉ với 4 câu ngắn ngủi đã diễntả đượchết quả mít mà lại còn làm cho người đọc liêntưởng đến "những chuyện" thầntiên đã bị.. dồn nén từ bao năm trong tâm khảm: Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì, múi nó dầy Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mắn mó, nhựa ra tay! Tuyệt vời, tôi chưa thấy ai tả quả mít một cách đầy đủ như vậy, từ da xù xì, đến múi dầy cơm vàng óng. Ngày xưa ở nhà quê ta, các cụ mỗi lần hái quả mít từ trên cây xuống thường lấy cọc tre đóng vào cuống rồi phơi nắng cho nhựa trắng chẩy hết ra mới đem bócvỏ, lấy từng múi mít béo ngậy thơm phức mà ăn. Hôm nay ngồi đọc thơ Hồ xuân Hương mà thèm rỏ rãi! Có một điều lạ là không hiểu tại sao khi tả "quả mít" hay con "ốc nhồi" nữ sĩ đều liên tưởng đến người.. quân tử: "Quân tử" có thương thì đóng cọc và bây giờ thì: Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Ðêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi "Quân tử" có thương thì bóc yếm Xin dừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. Tôi thấy bài này có phần hay hơn bà trên ở chỗ tả một con ốc nhồi đen thui thủi ngày đêm bò lê bò càng trong đám cỏ hôi tanh, bẩn thỉu mà vẫn có người thương yêu, trìu mến, dùng tay ngó ngoáy chẳng sợ.. hôi tanh mùi bùn! Người ấy đâu phải là thường dân quê mùa mà lại là một đấng hiền nhân quân tử! Tôi định xem lại Ðạo Ðức Kinh để tìm định nghĩa về người quântử của Ðức Khổng Phu Tử nhưng bận quá lại thôi, nhờ các bạn tra khảo hộ xem người QUÂNTỬ có dư thì giờ làm chuyện bóc yếm, đóng cọc tầm thường ấy không?? Nói đến "bócyếm" tôi lại nhớ hai câu thơ đã đọc được đâu đó từ thuở nhỏ: Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa Mẹ tôi yếm thắm lên chùa đọc kinh Các cô gái thời xưa thường đeo yếm thắm xanh, đỏ trông rất đẹp mắt trong bộ áo tứ thân với chiếc nón quai thao lộng lẫy mà có ai đòi "bóc yếm" một cách công khai như thế này đâu!! Trở lại chuyện ốc nhồi, ngày xưa còn bé tôi ít được ăn ốc nhồi vì mẹ bảo ốc nhồi nhiều thịt béo ngậy, đắttiền nên mẹ thường đi chợ mua một rổ ốc mút cả nhà mút xì xụp vui tai, hơn nữa ăn ốc mút giản dị hơn, chỉ việc cầm cái kìm nhỏ kẹp bể "cái lỗ trôn" rồi đổ nước mắm gừng pha tí ớt xong, cho lên miệng mút cái .."chụt" là thấy thấm thía đến cả lục phủ ngũ tạng! Tê mê tới tận trời xanh! Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi được học bài "Qua Ðèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấy gì tả nấy, như thấy con cóc trong hang nhẩy ra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao cóthể so sánh với bài "Ðèo Ba Dội" của Bà Phủ Vĩnh Tường, rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh. Chúng ta thử theo gót Bà Huyện Thanh Quan đến Ðèo Ngang vào một buổi chiều, mặt trời xế bóng, nhìn phong cảnh bao la, hùng vĩ của sông núi, những tia nắng vàng yếu ớt xuyên qua từng kẽ lá phản chiếu trên mặt nước long lanh của một con suối róc rách chẩy, tạo thành một bức tranh sơn thủy tuyệt vời, âm thanh dịu dàng, tâm hồn người thơ như chìm đắm trong cái đẹp mơ màng của buổi hoànghôn. Vậy mà Bà Huyện chỉ viếtđược: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Nhìn xuống dưới thung lũng thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Xa hơn nữa vài chú tiều ốm-o gầy còm đang lom khom làm rẫy: Lom khom dưới núi tiều vài chú Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờs ông: Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Thú thật tôi chẳngc ó một tí.. feeling nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại, tưởng tựơng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận, bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ "một đèo" để tả cảnh non nước hữu tình trùng trùng điệp diệp này của Ðèo Ba Dội: Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo Ðến đây khách lữ hành xin hãy dừng chân ở một quán nước bên đường uống ly trà xanh nóng hổi, nhìn lại con đường cheo leo vừa trèo lên mà tự khen thầm "mình còn dẻo dai lắm chứ! ". Khác với bà Huyện , bà Phủ đến Ðèo Ba Dội lúc bình minh, mặt trời bừng sáng mở ra một vũ trụ mênh mông tươi mát, tiếng chim hót líu lo trên cành chào mừng một ngày mới, những cánh hoa muôn sắc đua nhau nở rộ như muốn quênđi cơn bão lốc đêm qua, đâu đó còn sót lại vài cành thông còn rơi tơi tả điểm những giọt sương mai trắng xóa long lanh trên cành liễu u sầu! Lắt lẻo cành thông, cơn gió thốc Ðầm đìa lá liễu giọt sương mai Ai qua cảnh Ðèo Ba Dội nên thơ hữu tình như vậy mà không xúc động, làm ngơ cho được: Hiền nhân quân tử ai mà chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo. Cũng chẳng phải hiền nhân quân tử , đến như kẻ phàm tục như chúng ta cũng vẫn muốn trèo để thưởng lãm cái đẹp, cái nênthơ của tạo hóa!! Tôi rất tiếc không có tài làm thơ để có thể họa lại bài này, và tôi cũng chưa được đọc bài thơ nào từ đông sang tây tả cảnh " trèo đèo" hay như thế, tìnhtứ , lãng mạn như vậy. Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Thôi Hiệu .. làm sao sánh bằng! Quả thật thiên tài như Bà Phủ chỉ có một. Tôi không biết phải viết gì để kết luận cho thiên phiếm luận này, khen, chê là công việc của những nhà phê bình văn học nghệ thuật, nhưng dù sao chăng nữa ta cũng thấy sự thiên vị rõ ràng giữa hai bà một Phủ, một Huyện, cái lỗi rành rành của bà Phủ Vĩnh Tường là không chịu theo khuôn phép do các cụ đặt ra cho "nàngthơ" nên mới ra nông nỗi này! Từ vietnamdaily.com 2350 SOUTH TENTH ST., SAN JOSE, CA 95112 TEl: (408) 292-3422 * FAX: (408) 293-5153 Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ 2 2.50 Chia sẻ trên Facebook Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương Đăng bởi Xiao Qiao vào 10/03/2009 19:14 Tác giả: Đặng Thanh Hoà Người ta thường bảo “Nôm na là cha mách qué”, thế nhưng với thơ Hồ Xuân Hương thì đó lại là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái sự “mách qué” ấy. Nếu không có cái chất “nôm na”, “mách qué”, “xỏ xiên” đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh Bà thành Bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của Bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất, hỉ hả, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ “nhà quê, mách qué” như: đỏ lòm lom, già tom, mân mó, tấp tênh, lún phún, le te, chín mõm mòm,... Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự trau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ. Ngoài những đặc trưng ấy, người ta còn bắt gặp ở Bà một biệt tài nữa trong việc vận dụng tiếng nói dân gian trong thơ. Đó là việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu tính hình tượng, dễ nhớ, và độc đáo hơn. Qua sự khảo sát trong số 39 bài thơ trong tập Thơ Hồ Xuân Hương do tác giả Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu được Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1987, chúng tôi đã phát hiện được 15 trường hợp có xuất hiện các yếu tố của thành ngữ, tục ngữ trong những câu thơ. Đây quả là một con số không nhỏ, nó cho thấy thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào. Quả là hiếm có một nhà thơ nào lại quan tâm đặc biệt đến vai trò của ngôn ngữ dân gian như Hồ Xuân Hương. Việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Có những tác phẩm tuy rất ngắn nhưng chúng ta đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy tác giả đã hai lần sử dụng đến yếu tố thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn như: Bài Mời trầu có hai câu thành ngữ xanh như lá và bạc như vôi được áp dụng trong câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Bài Khóc Tổng Cóc lại có hai câu thành ngữ khác là nòng nọc đứt đuôi và gọt gáy bôi vôi được áp dụng trong hai câu thơ “Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”. Hoặc như ở bài Quan thị thì hai câu thơ "Đố ai biết đó vông hay trốc, Còn kẻ nào hay cuống với đầu" lại chính là hai hình ảnh hết sức ví von được rút ra từ hai câu tục ngữ ngồi lá vông, chổng mông lá trốc và đầu trỏ xuống, cuống trỏ lên. Thậm chí có bài như bài Làm lẽ, chỉ với tám câu thơ ngắn nhưng lại có tới ba câu thành ngữ đã góp phần vào trong ấy, đó là "Năm thì mười hoạ chăng hay chớ" lấy từ ý của câu thành ngữ năm thì mười hoạ; “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm" lấy từ ý của câu thành ngữ cố đấm ăn xôi; và câu "Cầm bằng làm mướn, mướn không công" lấy từ ý của thành ngữ làm mướn không công. Ngoài ra, còn có những bài khác cũng được vận dụng từ ý của thành ngữ, tục ngữ như: "Tài tử văn nhân ai đó tá?" (Tự tình I) lấy ý của thành ngữ tài tử giai nhân. "ấy ai thăm ván cam lòng vậy" (Tự tình III) lấy ý thành ngữ thăm ván bán thuyền. "Bảy nổi ba chìm với nước non" (Bánh trôi nước) ý của thành ngữ ba chìm bảy nổi (bảy nổi ba chìm). "Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo" (Đèo Ba Dội) ý của thành ngữ mỏi gối chồn chân. "Bán lợi mua danh nào những kẻ" (Chơi chợ chùa Thầy) ý của thành ngữ bán lợi mua danh (mua danh bán lợi). Và "Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi" (Con ốc nhồi) từ ý của thành ngữ lăn lóc như cóc bôi vôi. Qua một số dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy rằng Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào thơ thường chủ yếu thông qua hai phương thức chính như sau: Phương thức thứ nhất là vận dụng trực tiếp thành ngữ, tục ngữ vào thơ, tức là lấy nguyên văn, nguyên dạng những câu thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian để đưa vào thơ như trường hợp: xanh như lá, bạc như vôi (Đừng xanh như lá, bạc như vôi - Mời trầu); nòng nọc đứt đuôi (Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé - Khóc Tổng Cóc); năm thì mười hoạ, (Năm thì mười hoạ chăng hay chớ - Làm lẽ); cố đấm ăn xôi (Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm - Làm lẽ); bảy nổi ba chìm (Bảy nổi ba chìm với nước non - Bánh trôi nước); mỏi gối chồn chân (Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo - Đèo Ba Dội); bán lợi mua danh (Bán lợi mua danh nào những kẻ - Chơi chợ chùa Thầy). Cách xử lí này phải nói là tương đối khó bởi vì nó đòi hỏi tác giả phải có một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ mà họ định sử dụng để xem nó có phù hợp với ý thơ mà mình định trình bày ở trong câu và trong bài hay không. Đồng thời, tác giả cũng phải là người hết sức giỏi về khả năng xử lí ngôn từ để có thể “ghép” những câu thành ngữ, tục ngữ, vốn là một “khối từ ngữ đúc sẵn”, vào với những từ ngữ chủ quan riêng của mình để tạo nên một câu thơ hoàn chỉnh mà không bị cứng nhắc, gượng ép về nghĩa cũng như về vần điệu. Những khó khăn nói trên đã được Hồ Xuân Hương xử lí thành công một cách tuyệt vời. Chúng ta thử lấy một ví dụ nhỏ trong số các ví dụ trên thì sẽ thấy rõ hơn biệt tài của Bà trong vấn đề này. Ví dụ trong bài Làm lẽ, để miêu tả thân phận hẩm hiu, thua thiệt của người vợ lẽ trong cuộc sống vợ chồng, tác giả đã sử dụng hai câu thành ngữ năm thì mười hoạ và cố đấm ăn xôi trong hai câu thơ "Năm thì mười hoạ chăng hay chớ" và "Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm". Đối với tiềm thức văn hoá của người Việt thì hai câu thành ngữ này vốn rất quen thuộc vì nó thường được sử dụng để nói tới sự trái khoáy, trớ trêu của một điều gì đó. Vì vậy trong trường hợp này phải nói rằng Xuân Hương đã sử dụng nó rất hợp cảnh hợp tình. Phương thức thứ hai là chỉ lấy ý của thành ngữ, tục ngữ để chuyển vào trong thơ chứ không áp dụng hoàn toàn như ở cách thứ nhất. Chẳng hạn như: thăm ván bán thuyền (ấy ai thăm ván cam lòng vậy - Tự tình III); gọt gáy bôi vôi (Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi - Khóc Tổng Cóc); làm mướn không công (Cầm bằng làm mướn, mướn không công - Làm lẽ); ngồi lá vông, chổng mông lá trốc (Đố ai biết đó vông hay trốc - Quan thị); đầu trỏ xuống, cuống trỏ lên (Còn kẻ nào hay cuống với đầu - Quan thị); lăn lóc như cóc bôi vôi (Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi - Con ốc nhồi). Cách xử lí này thường tạo nên tính ẩn ý kín đáo cho câu thơ và đôi lúc khiến cho câu thơ như có hơi hướng của những câu đố, ví dụ như trường hợp của "Đố ai biết đó vông hay trốc" (Quan thị) hay như "Còn kẻ nào hay cuống với đầu" (Quan thị). Những câu thơ được sáng tác theo kiểu này thường tạo cho người đọc có những sự liên tưởng rộng hơn, thích thú hơn và đầy ấn tượng hơn bởi vì dấu ấn thành ngữ, tục ngữ thường chỉ tồn tại phảng phất trong câu thơ chứ không hiện hữu rõ ràng như ở cách thứ nhất. Do đó, muốn phát hiện ra trong câu thơ ấy tác giả có sử dụng các môtip của thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt nội dung hay không thì người đọc phải có một vốn thành ngữ, tục ngữ nhất định để làm cơ sở quy chiếu so sánh thì mới nhận ra được. Qua một số ví dụ trên, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ dân gian nói chung và thành ngữ, tục ngữ nói riêng có một vai trò, giá trị rất lớn không chỉ trong đời sống ngôn ngữ nói hằng ngày mà còn cả trong ngôn ngữ viết, đặc biệt là thơ. Những câu thành ngữ, tục ngữ khi đi qua ngòi bút tài hoa của Hồ Xuân Hương dường như trở thành một thứ công cụ hết sức đắc dụng trong việc tạo hình, tạo nghĩa cho thơ mà không cần phải nhờ tới những thứ mĩ từ khác. Như chúng ta đã biết, thành ngữ, tục ngữ vốn là những đơn vị ngôn ngữ hết sức đặc biệt. Nó là một loại tổ hợp từ cố định quen dùng nên rất dễ nhớ dễ thuộc, và đặc biệt hơn là nghĩa của chúng thường có tính văn hoá, giáo dục cộng đồng, cũng như tính khái quát rất cao. Cho nên, khi xuất hiện trong thơ chúng thường đem lại tính gần gũi, bình dị và mộc mạc cho câu thơ. Đồng thời, cũng tạo nên những chiều sâu về nghĩa thông qua sự liên tưởng, suy luận của người đọc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận giá trị của nền ngôn ngữ văn chương, hay ngôn ngữ phổ thông mà hiện nay chúng ta đang phải học, phải tiếp xúc hằng ngày. Điều quan trọng hơn là qua đó giúp cho chúng ta thấy được những vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ dân gian. Và đặc biệt là thấy được cái biệt tài của Bà chúa thơ Nôm trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ giỏi như thế nào. Nói tóm lại, bất kể là ngôn ngữ dân gian hay ngôn ngữ văn chương cũng đều cần phải được tiếp thu có chọn lọc và phát huy đúng sở trường thì mới có thể làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Điều đó có nghĩa là mọi cái chỉ tạo nên được giá trị thực sự khi và chỉ khi nó được đặt vào đúng vị trí của nó mà thôi./. (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống) 如风如雨又如霜!!! ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ 1 4.00 Chia sẻ trên Facebook Gửi Vanachi Đăng bởi Nguyễn Thu Loan vào 06/07/2014 17:55 Theo những gì bạn hiểu, có thể thấy bạn chưa sâu sắc lắm về thơ ca nước nhà thời trung đại. Ý kiến của bạn: Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi được học bài "Qua Ðèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấy gì tả nấy, như thấy con cóc trong hang nhẩy ra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao cóthể so sánh với bài "Ðèo Ba Dội" của Bà Phủ Vĩnh Tường, rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh. Chúng ta thử theo gót Bà Huyện Thanh Quan đến Ðèo Ngang vào một buổi chiều, mặt trời xế bóng, nhìn phong cảnh bao la, hùng vĩ của sông núi, những tia nắng vàng yếu ớt xuyên qua từng kẽ lá phản chiếu trên mặt nước long lanh của một con suối róc rách chẩy, tạo thành một bức tranh sơn thủy tuyệt vời, âm thanh dịu dàng, tâm hồn người thơ như chìm đắm trong cái đẹp mơ màng của buổi hoànghôn. Vậy mà Bà Huyện chỉ viếtđược: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Nhìn xuống dưới thung lũng thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Xa hơn nữa vài chú tiều ốm-o gầy còm đang lom khom làm rẫy: Lom khom dưới núi tiều vài chú Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờs ông: Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Thú thật tôi chẳngc ó một tí.. feeling nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại, tưởng tựơng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận, bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ "một đèo" để tả cảnh non nước hữu tình trùng trùng điệp diệp này của Ðèo Ba Dội: Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo ........Đây không phải một bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên bạn nhé, nếu vậy, điều đó thật hời hợt và nhà văn cũng chẳng có điều gì đáng quan tâm. Một bài thơ ra đời, khi nghiên cứu phân tích, ta không nên chỉ dựa vào ngôn từ mà đánh giá toàn vẹn tác phẩm. Nước ta có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học tâm huyết và tài năng, không phải đơn giản họ hùa nhau tung hô một tác phẩm để tác phẩm đó nổi bật đâu, hoàn toàn ko phải như thế. Cái chuẩn cao nhất khi đánh giá, chính là khám phá cái hình thức bên trong mà tác phẩm biểu hiện. Một tác phẩm sống được qua hàng niên kỉ chứng tỏ tác phẩm ấy có giá trị.tác phẩm Qua đèo ngang,ko mang ý nghĩa hời hợt như bạn nói, 1 phần thôi nhé. Ý tứ bài thơ chứa đầy nỗi lòng của tác giả khi ra làm quan nhà Mạc, đánh dấu cho sự sụp đổ của nhà Lê, Đèo Ngang ấy là ranh giới của sự tình biến chuyển, bà bước qua đèo chính là lúc bà công nhận triều Lê đã mất, từ đó hoài niệm về những gì thuộc về quá khứ. Chỉ khi nhập tâm vào tác phẩm, ta mới hiểu hết được nỗi chua xót, nghe được tiếng thở dài của người thi sĩ khi chấp nhận bước qua ranh giới ấy: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta!!! Toàn bộ ý tứ bài thơ còn nhiều nữa nhưng chỉ ra đôi chút thôi, mong bạn gì đó đánh giá tác phẩm của các thi sĩ sâu sắc hơn, thơ Hồ Xuân Hương cũng vậy, phải nghiên cứu kĩ mới cảm hết được, đánh giá trên ngôn từ thì giống với đánh giá của mấy nhà nghiên cứu trong quá khứ mất rồi, lấy một từ để quy chụp tác phẩm hoàn toàn thiếu cơ sở. Thân chào và chúc sức khoẻ!!! ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ 2 3.00 Chia sẻ trên Facebook Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du Đăng bởi tôn tiền tử vào 05/01/2015 22:10 I . Ba năm vẹn mối tình Nguyễn Du & Hồ Xuân Hương I . 1. Mùa hè 2011, sau một chuyến du hành khắp nước, tôi dành 5 ngày về ở tại Làng Nghi Tàm trên đường Xuân Diệu. Suốt năm ngày dù trời mưa gió, hay nắng tốt tôi cũng đi khắp làng Nghi Tàm, khắp các đình, chùa, vườn hoa kiểng quanh Hồ Tây, tôi hỏi thăm, trò chuyện cùng các cụ già, thăm dấu vết từng di tích ghi dấu trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và nhất là 31 bài thơ của Tốn Phong Nham Giác Phu, viết ca tụng nữ thi sĩ: Tao đàn xuất hiện vị thơ thần và cũng là người đẹp Phi Mai xuân sắc nhất kinh thành, mà hai trăm năm qua cả nước tốn không biết bao nhiêu là bút mực tìm kiếm về nàng. Hồ Xuân Hương, tên thật là Hồ Phi Mai, con cụ Hồ Phi Diễn, chánh quán tại Quỳnh Lưu, Hà Tỉnh,và bà mẹ họ Hà quê Hải Dương, nhưng sinh ra và lớn lên tại làng Nghi Tàm, nơi nổi tiếng nghề dệt lụa, làm giấy, dệt lĩnh đen. Tây Hồ có cảnh đẹp " Tây Hồ Bát Cảnh ". Một thi xã đời Vĩnh Hựu (1735-1739) nhà Lê đã ca tụng tám cảnh đẹp quanh Tây Hồ: - Bến trúc Nghi Tàm: bến tắm chúa Trịnh Giang dưới dãy trúc ngà làng Nghi Tàm. - Rừng bàng Yên Thái: khu rừng bàng trên núi đất làng Bưởi do chúa Trịnh Giang bắt trồng. - Đàn thề Đồng Cổ: Đàn do vua Lý Thái Tông (1028-1054) xây để hàng năm quần thần đến đây, để hàng năm quần thần đến thề để tỏ lòng trung hiếu. - Phật say làng Thụy. Chùa làng Thụy Chương có pho tượng Phật chống gậy, người thợ điêu khắc sai trông giống như dáng người say rượu, lại hóa ra một kiệt tác, ai xem cũng thích thú. - Sâm cầm rợp bóng: Nghề săn chim sâm cầm ở các làng quanh Hồ Tây. - Đồng hoa Nghi Tàm: Làng Nghi Tàm làm nghề trồng hoa có những vườn hoa rất đẹp. - Chợ đêm Khán Xuân: Chúa Trịnh thường họp hội chợ đêm cùng các cung nữ, thái giám tại đền Khán Xuân để mua vui. Phạm Đình Hổ trong Tang Thương ngẫu lục bài chuyện cũ trong vương phủ có tả cảnh hội chợ: nội thị, cung nữ bắt chước việc mua bán ngoài đời làm trò vui.Chợ đêm vào dịp Trung Thu, hàng ngàn chiếc đèn lồng do các cung nữ chế tạo bằng gấm trong cung, treo khắp nơi. Các quan nội thị chít khăn như đàn bà ngồi bán đủ các thứ hàng, các cung nữ đi lại vừa mua vừa tranh cướp, bắt chước những tiếng thường dùng nơi chợ búa. Nửa đêm Chúa Trịnh ngự xuống thuyển rồng, thuyền bơi qua bơi lại đàn sáo, người hát xướng hoà ca cho đến khi gà gáy. - Tiếng đàn hành cung: Tiếng đàn các cung nữ nơi hành cung chúa Trịnh nay là chùa Trấn Quốc. I . 2. Cổ Nguyệt Đường nơi đâu ? Tôi đi nhiều lần trên con đường nhỏ không tên từ chùa Kim Liên đến đình Nghi Tàm và đọc lại thơ các danh sĩ, Nhà nàng là một khu đất rộng trên đường này, nằm bên Bến trúc Nghi Tàm. Tốn Phong gọi nhà nàng là đình, hay viện Thơ Tốn Phong : Ai đến đình mai hỏi chủ nhân Bài 3) Chủ nhân trước viện trắng mai hoa, Bài 5, Riêng tựa đình mai một ánh trăng Bài 7 Đình nguyệt tròn xoe sáng ánh rằm, Bài23. Cổ Nguyệt Đường là một ngôi nhà lớn, năm cụ Hồ Phi Diễn thọ 80 tuổi, năm 1783, học trò cụ lớn, bé, kẻ làm quan đỗ đạt đã chung góp tiền lại xây nhà cho thầy, năm ấy vì bận rộn xây cất, Xuân Hương Hồ Phi Mai được gửi về Quỳnh Lưu quê cha một thời gian. Đó là tục lệ mừng thượng thọ 80 cho thầy ngày xưa, cụ sống đến 83 tuổi, và bà mẹ Xuân Hương họ Hà sống đến năm 1814. Năm 1813 Tốn Phong còn gặp.Năm 1814 Trần Phúc Hiển cưới Xuân Hương, nhưng vì cư tang mẹ một năm, nên năm sau mới về Vịnh Hạ Long. Đình làng Nghi Tàm xưa là một khu đất rất rộng, xưa có Đài Khán Xuân của Chúa Trịnh, nay chỉ còn một cái đình nhỏ khu đất hẹp lại. Cạnh đài Khán Xuân còn có ngôi gác tía của Nguyễn Khản, anh Nguyễn Du, ông thường ra đây đi câu cùng Chúa Trịnh. Từ năm 1790 đến 1793, Nguyễn Du về với anh Nguyễn Nể ở Bích Câu, dinh thự cha anh ở Bích Câu bị kiêu binh phá hủy, Nguyễn Nể khi ra làm quan Tây Sơn có lẽ đã cho xây dựng lại một ngôi nhà trên đất này, nhưng Nguyễn Du thì thường ở nơi ngôi gác tía cạnh đền Khán Xuân. Cổ Nguyệt Đường cạnh chùa Kim Liên, cho nên Phạm Đình Hổ đã viết: Từ thuở làm thân khách Cố kinh. Kim Liên qua lại đã bao lần, anh chàng này từng là học trò cụ Đồ Diễn, nên biết Xuân Hương từ thuở còn thiếu nữ. Trong Vũ Trung tùy bút tr 42, cho biết năm 1798-1799 có dạy học tại thôn Khánh Văn, hạ lưu sông Tô Lịch không xa nhà Xuân Hương.. Trong Tang Thương Ngẫu lục,q 2 tr 231 có bài ký tả cảnh chùa Kim Liên. "Mùa thu năm Đinh Tỵ (1797) tôi cùng các ông Nguyễn Thạch Hiên, Nguyễn Kính Phủ, Hoàng Hy Đỗ đến vãn cảnh chùa Kim Liên ở làng Nghi Tàm, nơi trụ trì của Hoà Thượng Huệ (nội thị của chúa Uy Vương)" Phạm Đình Hổ đến thăm Xuân Hương cùng các bạn nhân đó ra về thăm chùa Kim Liên.Qua Vũ Trung Tùy bút ta biết Phạm Đình Hổ nhà ở phố Hàng Buồm và Nguyễn Kính Phủ (Nguyễn Án) ở cạnh đền Lý Quốc Sư bên Hồ Gươm, (nay là phố Nhà Thờ). Quang cảnh chung quanh Cổ Nguyệt Đường thế nào?: Theo thơ Tốn Phong, người viết tựa cho Lưu Hương Ký.: Phía trước nhà có trồng một cây bàng lớn: Cội bàng trăng khuất chiếu mai đình bài 6. Chung quanh nhà có trồng nhiều cây mai (mơ) Chủ nhân trước viện trắng mai hoa Bài 5, Bên quán người hoa chỉ thích mai.Bài 9 Tiết hàn mai tự nở ngàn hoa bài 26. Nhà nàng cạnh bến trúc làng Nghi Tàm: Vàng bay lá trúc ngõ chuyền oanh. Bài 6, Phượng cầm tự khóm trúc vang thanh, bài 14, Khóm trúc đình mai ta với ta, bài 21,Bến trúc mừng vui gặp mỹ nhân bài 25 Trên bến có trồng vài cây liễu: Bến nước đìu hiu liễu rủ cành, bài 6 Trong vườn có trồng cây vông và cây mận: Ngô đồng lá cũ mơ hồn phượng, ngõ hạnh lạnh tàn chuyển bóng oanh ,bài 17. Nhà Xuân Hương có trồng nhiều hoa, hoa đào, để bán như các nhà khác trong làng Nghi Tàm: Nàng đây đối mặt giữa hoa ngàn, bài 7. Gió mát từng cơn quét ngấn hồng (hoa đào) bài 8. Muôn tía ngàn hồng xuân sắc tới, bài 9 . Hoa trời khai nở rộ đình xuân, bài 25. Hồ Xuân Hương có nuôi một con chim phượng hoàng đất do người bà con từ Quỳnh Lưu gửi cho: Biếc rụng cành ngô sân phượng múa bài 6. Thơ thời niên thiếu Hồ Xuân Hương có bài Vịnh ông cắn đánh nhau, tả hai con chim phượng hoàng đất bài 35 phần C văn bản Landes. Nhà nàng quay mặt về hướng Đông nhìn ra Hồ Tây:: Đối mặt trời xanh, mưa móc thuận Bài I. Nhà được xây cất theo hình chữ khẩu: Có tả viện làm nơi tiếp khách, bán giấy,mực, sách. Hoa đơm tả viện hương còn ẩm, bài 22. Hữu viện là nơi dạy học, tiền viện là nhà thờ, hậu viện là khuê phòng Hồ Xuân Hương.Chính giữa, sân trống có hòn non bộ và chậu kiểng: Chim hót non hàn khói biếc dâng, bài 22 I . 3. Cổ Nguyệt Đường cũng không xa Đền Khán Xuân, nay là khu đình làng Nghi Tàm, nơi đó cha, anh Nguyễn Du có ngôi nhà mát để câu cá.. Nguyễn Du sau ba năm(1787-1790) chu du Vân Nam, Trường An, Hàng Châu gặp anh Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn Tuấn tại Hoàng Châu, trở về ở Thăng Long ở với anh Nguyễn Nể. Trong bài Mộng đắc thái liên, Nguyễn Du gọi Xuân Hương là lân nữ, cô hàng xóm, và hẹn hò cùng nàng hái sen. Mối tình ba năm (1790-1793) Chữ tình chốc đã ba năm vẹn .Thơ Hồ Xuân Hương bài Cảm Cựu. Kiêm Trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, hầu Nghi Xuân, Tiên Điền nhân.. Mơ thấy hái sen (Mộng đắc thái liên) I . Xắn gọn quần cánh bướm, Chèo thuyền nan hái sen. Nước hồ dâng lai láng, Bóng người soi nước trong. I . Khẩn thúc giáp điệp quần Thái liên trạo tiểu dĩnh. Hồ thủy hà xung dung, Thủy trung hữu nhân ảnh. II . Tây Hồ, hái, hái sen, Hoa, gương chất mạn thuyền, Hoa tặng người mình kính, Gương tặng người mình thương. II . Thái, thái Tây Hồ liên, Hoa thực câu thướng thuyền. Hoa dĩ tặng sở úy, Thực dĩ tặng sở liên. III . Sáng nay đi hái sen. Hẹn láng giềng đi với. Nàng đến tự bao giờ ? Cách hoa nghe cười nói. III . Kim thần khứ thái liên, Nãi ước đông lân nữ, Bất tri lai bất tri, Cách hoa văn tiếu ngữ. IV. Hoa sen ai cũng yêu, Cọng sen nào ai thích, Trong cuống có tơ bền. Vấn vương hoài không dứt. IV . Cộng tri liên liên hoa, Thùy giả liên liên cán. Kỳ trung hữu chân ty, Khiên liên bất khả đoạn. V. Lá sen màu xanh xanh, Hoa sen đẹp xinh xinh, Hái chớ làm lìa ngó, Năm sau sen chẳng sinh. V. Liên diệp hà thanh thanh, Liên hoa kiều doanh doanh. Thái chi vật thương ngẫu, Minh niên bất phục sinh. Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ Bài Mộng đắc thái liên, Nguyễn Du làm khoảng năm 1804-1805, sau khi được triệu vào kinh đô Huế thăng chức Đông Các Học Sĩ, chức vụ thân cận vua Gia Long, hàng ngày dâng sách cho vua đọc, bàn luận cùng vua về trị nước, thảo các chiếu biểu cho vua. Nhìn hồ sen hồ Tịnh Tăm, Nguyễn Du không khỏi nhớ đến những ngày mơ mộng hơn mười năm xưa đã cùng nàng cô hàng xóm, hẹn nàng đi hái sen,nàng đã đến trong lòng chàng từ lúc nào, tiếng nàng vọng từ sau khóm hoa. Nguyễn Du kín đáo ví von tình mình như sợi tơ bền vấn vương hoài không dứt. Xắn gọn chiếc quần ống rộng có dây thun phiá dưới, phùng ra như cánh bướm, chèo thuyền đi hái sen, nước hồ lai láng, dưới nước in bóng hai người. Hái sen Hồ Tây, hái hoa và hái gương, hoa tặng người mình kính, gương tặng người mình thương. Hôm ấy đi hái sen, hoa Nguyễn Du tặng cho bà Hà, mẹ của Xuân Hương và anh Nguyễn Nể, và gương có lẽ tặng hết cho Phi Mai để nấu chè hột sen !. Sáng sớm đi hái sen, hẹn với nàng láng giềng, nàng đến không biết tự lúc nào, sau khóm hoa đã nghe nàng cười nói ròn rã.. Ai cũng thích hoa sen, nhưng mấy ai thích thân hoa sen, có những sợi tơ bền, vấn vương không bao giờ dứt. Nguyễn Du đã kín đáo ví lòng mình, mối tình với nàng không bao giờ dứt.. Lá sen màu xanh xanh, hoa sen đẹp xinh xinh, vì đâu ai hái đã làm lìa ngó, mà năm sau chẳng có hoa sen.? I . 4. Trong bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn, Hồ Xuân Hương trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký có câu: Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ. Lời thơ đề chùa Trấn Quốc rêu phong cổ kính còn vang vọng. Bài Đề Trấn Quốc Tự Hồ Xuân Hương chép trong Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập, tập thơ này gồm những bài ngâm vịnh rất đứng đắng, có lẽ Đại Thần Trương Đăng Quế, Tùng Thiện Vương đã đọc tập này nên sánh với Mai Am Công Chúa với Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh (Thế kỷ 19, các nhà thơ đương thời nhìn Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đứng đắn, lãng mạn, không có chuyện là một nhà thơ dâm tục) Ai là người đến đó khách đài trang, dòng dõi quyền quí, cơn gió nam nhẹ lướt êm êm, trăng nước sóng lồng cánh sen vừa mới nở, non nõn tinh khiết. Khói hương chùa như chiếc tàng lộng quý báu, lại bay lên, như cánh cò cánh hạc nối mây. Đóa hoa sen mới nở như nụ cười hàm tiếu nhẹ nhàng rửa tan niềm tục, cỏ xanh mùa xuân như gợi tỉnh niềm mơ. Đến cảnh muốn nhìn lại hỏi chàng. Nguyễn Du lòng đang muốn về quê Hồng Lĩnh, tung tay áo vẫy gọi đàn hồng nhạn bay về phía Đông Nam. Đề chùa Trấn Quốc (Đề Trấn Quốc tự) Ai người đến đó, khách đài trang, Nhẹ lướt êm êm cơn gió Nam. Trăng nước sóng lồng sen nõn cánh, Khói hương tàn báu hạc bay ngàn. Rửa niềm trần tục hoa hàm tiếu, Gợi tỉnh niềm mơ cỏ thấm xuân. Đến cảnh quay đầu người muốn hỏi, Đông Nam tay vẫy nhạn tung đàn. Trang lâm thùy thị cảnh trung nhân, Tế tế thanh phong phiến phiến huân. Thủy nguyệt ba lung liên quải choát, Hương yên bảo thoại lộ liên vân. Tẩy không trần lự hoa hàm thoại, Hoán tỉnh mê đồ thảo diệc xuân. Đáo cảnh linh nhân hồi thủ vấn, Đông Nam phất tụ nhạn thành quần. Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương, Nhất Uyên dịch thơ I . 5. Bài Hỏi Trăng trong thơ truyền khẩu Hồ Xuân Hương, văn bản Landes do Lê Quý chép năm 1882 từ một bản của con cháu Tử Minh, học trò Xuân Hương.ghi lại tâm sự một người con gái mới biết yêu. Yêu Nguyễn Du rồi Xuân Hương tự hỏi với lòng mình. Hỏi vầng trăng muôn thuở, mấy thu qua vẫn tròn, câu hỏi vu vơ cớ sao trăng tròn lại khuyết, hỏi thỏ trên cung trăng bao nhiêu tuổi. Hỏi chị Hằng Nga vợ Hậu Nghệ đã mấy con rồi. Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến với Nguyễn Du con nhà quyền quí ở gác tía lầu son. Khiến cho ngày xanh gặp nhau thẹn với mặt trời đang lên. Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có tình riêng với nước non, với chàng. Hỏi trăng Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, Cớ sao khi khuyết lại khi tròn ? Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi ? Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con ? Đêm tối cớ chi soi gác tía ? Ngày xanh còn thẹn với vừng son. Năm canh lơ lửng chờ ai đó, Hay có tình riêng với nước non. I . 6. Bài Duyên kỳ ngộ trong văn bản Landes. Xuân Hương tin rằng gặp Nguyễn Du là duyên kỳ ngộ. Vì dinh thự cha anh ở Bích Câu bị kiêu binh đốt phá, nên mới ra ở nơi gác tía câu cá của ông anh Nguyễn Khản nên có dịp gần gủi với Xuân Hương. Hồ Phi Mai tin ở duyên số, dù có xa nhau ngàn dậm, có duyên thì sự cũng thành, sẽ cưới nhau. Xin đừng lo lắng mà phí cả tuổi xuân xanh. Gặp nhau nói chuyện thơ văn, thơ họa nhau không dứt; tình trong sáng nguyên vẹn, dù có ai dương cung đe doạ hay nói xấu việc gì, mình cũng như lá lành, cung tên bắn gần lá trợt lớt, chẳng sao. Sẳn bút đề thơ, chúng ta cứ đàng hoàng, chỉnh tề cư xử chẳng sợ ai. Không cần thả lá đề thơ như cung nữ Hàn Thúy Tần với chàng Vu Hựu. Lòng ta như chim tới vườn đào, tình sẽ đẹp tươi. Duyên kỳ ngộ Nghìn dậm có duyên sự cũng thành, Xin đừng lo lắng hết xuân xanh, Tấc gang tay họa thơ không dứt, Gần gụi cung dương lá vẫn lành. Tên sẳn bút đề đường chỉnh chiện, Trống mang dùi cắp đã phanh phanh, Tuy không thả lá trôi dòng ngự. Chim tới vườn đào thế mới xinh. I .7. Rồi một ngày cuối mùa hạ năm Quý Sửu 1793, mối tình đúng ba năm vẹn. Mùa Xuân 1790 hẹn gặp Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thăng Long, Nước nhà hẹn gặp lại xuân sang Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn tặng bạn văn chương họ Nguyễn tại Hoàng Châu,Trung Quốc, mùa hạ sen nở, gần đến cuối hạ mới đi hái sen hái gương quen Hồ Phi Mai. Nguyễn Du báo tin cho Hồ Phi Mai biết chàng trở về Hồng Lĩnh cùng em Nguyễn Ức, xây dựng lại từ đường, đình chùa, cầu Tiên cùng làng Tiên Điền đã bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ làm cỏ, đốt phá năm 1790 do cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh. Anh Nguyễn Nể sau khi đi sứ về, làm quan ba năm tại Bắc Hà, Vua Quang Trung mất năm 1792, nay được Vua Cảnh Thịnh thăng Đông Các Đại học sĩ, gia thăng Thái Sử, Thự tả Nghị lang, được lệnh về Phú Xuân trông coi văn thư Cơ Mật Viện. Chức vụ gần như thường trực, thầy dạy bên cạnh vị vua trẻ mới lên mười. Nguyễn Nể không thể trông coi việc xây cất nên giao việc này cho hai em là Nguyễn Du và Nguyễn Ức, nhất là Nguyễn Ức có tài kiến trúc, vẽ kiểu ,tính toán, chỉ huy thợ về sau cung điện Phú Xuân thời Gia Long Minh Mạng đều do ông chỉ huy xây cất. Biết tin này Hồ Xuân Hương đau đớn viết bài Tưởng đáo nhân tình minh nhiên hạ lệ tẩu bút phụng trình. Nghĩ đến tình đời sụt sùi rơi lệ, nhân đó cầm bút viết nhanh thơ đưa Nguyễn Du để gửi trình bày tỏ nỗi lòng mình. Mối tình đầu thắm thiết Xuân Hương thệ nguyện ba kiếp hẹn nghĩa non vàng với Nguyễn Du, buồn man mác lòng mình nên thổ lộ cùng chàng..Em chẳng vượt đèo mây Tam Điệp cùng chàng về Hồng Lĩnh, nhưng lời thề nguyền hương lửa ngỡ cũng lên đường theo chàng. Lời nào mình thề hẹn với nhau cùng nước non, chàng có vì trăng gió mà chán chường lòng em chăng ? Dù em có đầy đọa tấm thân em chẳng tiếc. Mình thương nhau làm sao cho trọn tấm lòng. Bài thơ chữ nôm, tựa chữ Hán, chép trong Lưu Hương ký. Tưởng đáo nhân tình minh nhiên hạ lệ tẩu bút phụng trình Ba sinh tự hẹn nghĩa non vàng Man mác lòng riêng lại ngỡ càng. Lối bước đèo mây đành chẳng đã, Mảnh nguyền hương lửa ngỡ lên đường. Nước non lời nọ nào chuông chắn, Trăng gió lòng kia mãi chán chường. Đày đoạ thân này thôi chẳng tiếc. Thương sao cho trọn tấm lòng thương. Chú thích: Ba sinh: ba kiếp sống tích ba sinh hương hỏa, Sách Quần Ngọc chú chép: Tỉnh Lang tới chơi, chùa Nam Huệ tự nằm chơi ngủ quên thấy mình đi chơi non Bồng, gặp một ông thầy ngồi niệm kinh trước mặt có cây hương đang cháy. Tỉnh Lang hỏi, ông thầy đáp: khi trước có một người đi chùa thắp cây nhang này, khấn nguyện, nhang hãy còn cháy, mà người ấy đả trải qua ba kiếp rồi.: Kiếp đầu làm quan Phủ Sứ đất Kiến Nam,thời Đường Huyền Tôn, kiếp sau làm quan, Tây Thục đời Đường Hiến Tôn. Và kiếp thứ ba tên Tĩnh Lang. Tĩnh lang nghe tên giật mình tỉnh dậy, nửa tin nửa ngờ. I .8. Bài Giang nam phụ níp kiêm lưu biệt hữu nhân, Lưu biệt bạn khăn gói sang sông Nam, Hồ Xuân Hương viết năm 1793 để tiễn Nguyễn Du về Hồng Lĩnh. Cuộc tiễn đưa nơi trường đình phía Nam sông Hồng, tên gọi là sông Vị Hoàng, Nam Định ngày nay. Nguyễn Du, Nguyễn Ức mang một số tiền khá lớn, có lẽ là tiền thưởng Nguyễn Nể sau khi đi sứ về, đi thuyền kín đáo, an toàn hơn đi đường bộ. Ngày xưa chưa có va-li, người Việt xưa dùng một tấm khăn vải lớn, bọc hết đồ đạc, hai đầu cột chặt để giữ hành lý, hai đầu kia thắt dây dài mang trên vai. Khăn gói bây giờ chia tay nhau vạn dậm, vạn dậm đây chỉ là một cách nói đi xa xăm, vì từ Vị Hoàng về đến Hồng Lĩnh chỉ vài trăm dậm. Nơi trường đình rót chén rượu đặt trên khay mời trao nhau.Cánh buồm sẽ căng lên đôi cánh vì sầu làm thuyền nghiêng nặng. Chàng đi vì nặng việc gia đình, Em cố nén lòng như nước sông sâu để nước mắt chẳng trào. Nhìn lại cây cỏ cũ mùi hương chửa mất. Xa quê bóng lại núi non Hồng Lĩnh cao ngất. Xa nhau rồi còn sẽ có ngày chúng ta gặp lại nhau. Nếu lỗi lời thề non hẹn biển thì thà chết đi trên ngọn sóng đào. Lưu biệt bạn khăn gói sang sông Nam (Giang Nam phụ níp khiêm lưu biệt hữu nhân) Khăn gói bây giờ vạn dặm nao, Trường đình rượu tiễn chén mời trao. Buồm căng đôi cánh sầu nghiêng nặng. Sầu nén sông sâu nước chẳng trào. Cỏ cũ lặng nhìn hương chửa mất. Xa quê quay ngóng núi quê cao. Xa nhau còn có ngay gặp lại, Thề biển tha cho ngọn sóng đào. Phụ níp kim tòng vạn lý dao, Trường đình tửu tiễn thượng thù giao. Muộn đôi phàm tịch thuyền thiên trọng, Sầu áp giang tâm thủy bất trào. Cựu thảo ngưng mâu hương vị tán. Tha hương hồi thủ vọng cô cao Tuy nhiên thượng hữu tương phùng nhật, Thệ hải minh sơn nhất lãng đào. Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương, Nhất Uyên dịch thơ Chú thích: Giang Nam: Dữu Tín người đời Nam Bắc Triều, làm quan xa nhà lâu ngày không về, có làm bài Ai Giang Nam phú tỏ lòng nhớ thương quê hương, từ đó chữ Giang Nam còn có nghĩa là lòng nhớ thương quê hương.. I .9. Thạch đình tặng biệt. Trường đình nơi sông Vị Hoàng là một cái đình bằng đá, xây chắc chắn vì ven biển nhiều gió bão lớn., nên còn gọi là thạch đình. Đình đá Vị Hoàng là một bến cảng lớn trên đường đi thuyền vào Phú Xuân, các cuộc đi sứ đi thuyền đến đây, có lẽ sợ đường bộ có truông nhà Hồ và phá Tam giang nguy hiểm. Bản Lưu Hương ký thiếu chữ biệt nên các ông Trần Thanh Mại, Đào Thái Tôn lầm tưởng là một người tên Thạch Đình làm thơ tặng Hồ Xuân Hương.. Nguyễn Du đã ứng khẩu bài thơ tặng Hồ Xuân Hương. Bài thơ chữ Nôm của Nguyễn Du. Bấy lâu nay ta đã quen biết nhau, có tình có nghĩa với nhau nhiều kỷ niệm, nay nặng lòng với việc nhà, việc nước anh phải về quê hương. Khúc phượng cầu kỳ hoàng, lời tỏ tình anh chưa nói cùng em, lòng em đã mơ màng giấc chiêm bao. Có chắc ta yêu nhau chưa cho lửa tình bén cháy, những giọt lệ tình tiếc mùa xuân đi qua. Tình như lá xanh hoa vàng nếu chẳng phụ lòng nhau, thì rồi đây chúng ta sẽ có ngày sum họp. Bài thơ khá chua chát hay Nguyễn Du muốn thử lòng nàng có thật yêu mình không ? hay. Xuân Hương yêu tha thiết Nguyễn Du, nhưng c

Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.

Về hành trạng, không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc 佳人遺墨 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ. Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772 ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận công viên Bách Thảo, Hà Nội). Cũng theo Giai nhân dị mặc, bà là ái nữ của sinh đồ Hồ Phi Diễn 胡丕演 (1703-1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh 胡士名 (1706-1783) cũng người Quỳnh Đôi, là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống 胡士棟 (1739-1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ Hà thị 何氏 (?-1814) người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu.

Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học. Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hoà. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thuỷ tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền luỵ với vợ cả vừa thoả thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.

Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số. Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế. Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng. Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822.

Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu. Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Phan Huy Huân, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên...

Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký 國文話記 do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San 阮文珊 (1808-1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1933), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập 春香詩集, Phúc Văn đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng chú ý nhất là Lưu hương ký 琉香記 với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa học xã hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.
Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.

Về hành trạng, không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc 佳人遺墨 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng …

Đề vịnh Hạ Long

Đồ Sơn bát vịnh

Hương đình cổ nguyệt thi tập - 香亭古月詩集

Lưu hương ký - 瑠香記

Thơ Nôm truyền tụng

 

Ảnh đại diện

Phiếm luận về thơ Hồ Xuân Hương

Tác giả: Bắc Giang


Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ

Tôi không phải là thi sĩ, cũng chẳng phải là ..nhà thơ, phòng thơ, hay building thơ gì cả nhưng cứ mỗi lần đọc hai câu trên là...tức lộn ruột, huyếp áp lên hừng hực. Ðấy là tôi đang sống ở một xã hội văn minh của thế kỷ thứ hai mươi mốt với quan niệm sống thật phóng khoáng, cởi mở, nam nữ bình quyền, nếu không muốn nói trọng nữ, khinh nam. Ðiều làm tôi khó chịu nhất là thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả khi dùng chữ "chị" trong thơ văn của mình, nghe nó ..tức anh ách làm sao ấy! Tôi đã được đọc rất nhiều thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây mà chưa hề thấy bất cứ một tác giả nào dám...ngông cuồng như bà Hồ Xuân Hương. Thử tưởngtượng nếu bà Ðoàn thị Ðiểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còn gì là thể thống, khuôn phép nữa? Ngược lại giòng thời gian vài trăm năm trước, các cụ ta với quan niệm cổ hủ:
Nhất nam viết hữu
Thập nữ viết vô


Bà Hồ Xuân Hương đã.. phạm thượng một cách nặng nề, nếu có đi học (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mất sớm) và được đi thi chắc bà cũng sẽ cùng số phận với biết bao sĩ tử thời đó:

Thi không ăn ớt thế mà cay!

Vì đã phạm húy, phạm trường qui, dám khinh thưòng các cụ ..tai to mặt lớn, bằng cấp đầy mình, văn thơ lai láng! Ðiều đó cũng dễ hiểu tại sao là một nữ sĩ có tài, cũng có chồng là quan Tri phủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà không được trọng vọng, ngồi chiếu trên, thơ văn không được làm khuôn mẫu giảng dạy trong các trường trung học như bà Huyện Thanh Quan, Bà Ðoàn Thị Ðiểm. Hơn thế nữa, bà có hai đời chồng là ông Tổng Cóc:

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi.

và ông Phủ Vĩnh Tường:

Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!


Mà bà không bao giờ được vinh dự mang tên chồng trong lối xưng hô thông thường của người Việt Nam khi lập gia thất, hoặc chức tước mà đức ông chồng đã có trong xã hội như bà Tổng Cóc hoặc lịch sự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cái tên tục cộc lốc: Hồ xuân Hương!

Tôi thấy ở đây có sự ...unfair của các cụ thời xưa. Nếu giả dụ bắt đầu ngày hôm nay, từ dòng chữ này tôi gọi bằng ..bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nói đến nhân vật nào trong văn học sử Việt Nam, mà còn làm trò cười cho thiên hạ! Nói đến sự nghệp văn chương, phải thú thật, mặc dù các cụ ta bề ngoài không tán thành cho lắm nhưng trong lòng vẫn nể phục với lối làm thơ lãng mạn, dí dỏm, chua chát, mỉa mai, tiếu lâm (nếu không muốn nói là hơi tục), một trường phái mà bà là Giáo chủ mà không có giáo dân! Với hai đời chồng đều làm quan lớn, không con cái hủ hỉ lúc tuổi già, đến khi chồng chết lại trắng tay mở quán nước bên đường mưu sinh qua ngày, phải nói bà không những là người văn hay chữ tốt mà còn là người biết tự lập, tháo vát, không phải là những con ký sinh trùng lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộc tranh sống hàng ngày, một thân gái "dặm trường" quanh quẩn bên quán nước bà đã gặp biết bao văn nhân thi sĩ đương thời mượn trà, mượn rượu tán tỉnh, suồng sã như trường hợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọc xỏ:

Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!


Cái hay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái "ấy", địa danh không được thanh tao cho lắm! Và cũng cái hay của bà là đã phản kháng một cách mãnh liệt rất nghệ sĩ!

Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!

Không như con gái thời nay chỉ biết ..say NO! NO! một cách yếu ớt!

Nói về cuộc tình của nữ sĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏn vẹn có 27 tháng) tuy ngắn ngủi nhưng cũng nhiều giai thoại, điển hình là trong một ngày ông Phủ vắng nhà, có người đàn bà tên Nguyễn Thị Ðào đệ đơn lên quan phủ xin ly dị để lấy chồng khác, sau một hồi tra hỏi, lại gặp lúc thi hứng tràn trề, bà phóng bút chấp thuận:

Phó cho con Nguyễn Thị Ðào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng "xuân bất tái lai"
Cho về kiếm chút, một mai kẻo già!

Tôi thích nhất lối dùng chữ hóm hỉnh, dễ thương của bà trong thơ mà hầu như ít có thi sĩ nào có khả năng đưa vào thơ của mình nếu không có một bộ óc vừa thông minh vừa khôi hài như chữ "khéo khéo" rất ư ...Bắc kỳ trong:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

hay chữ "kiếm chút" nửa úp nửa mở làm cho người đọc phải dùng trí tưởng tượng mộtcách thích thú trong:

Cho về "kiếm chút" một mai kẻo già!

hoặc chữ "leo lẻo" bình dân, quê mùa. Tôi mở tự điển của Ðào Văn Tập, Nguyễn Văn Khôn, Ðào Duy Anh.. vân vân và vân vân, cũng không tìm ra chữ "leo lẻo" mà chỉ thấy mấy chữ leo cây, leo trèo, leo lét vô duyên!

Riêng đặc biệt với ông Cống Sinh vừa mới thi đỗ, xin phép làm thịt trâu khao hàng xóm láng giềng , bà phê trên đơn:

Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!

Chữ "ừ thì" ở đây lại rất thân mật, giản dị, không khách sáo thường dùng cho những người ngang hàng -- trong trường hợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được ngang hàng về phương diện chữ nghĩa -- khác với trường hợp "con" Nguyễn Thị Ðào, một đứa nông dân nghèo hèn vô học:

Phó cho "con" Nguyễn Thị Ðào

Nói về tài ứng đối thơ văn của bà, chắc không ai có thể sánh bằng, vừa lanh lẹ, vừa dí dỏm. Truyện kể một hôm nữ sĩ đi chơi gặp trời mưa trượt chân ngã , người lấm lem, chân xõng xoài dưới đất, hai tay giơ lên trời, bạn bè, khách khứa đượcphen cười thỏa thuê, bà từ từ đứng dậy đọc hai câu thơ chữa thẹn:

Dang tay với thử trời cao thấp
Soạc cẳng đo xem đất vắn dài.

Nếu ở trường hợp các cô gái khác, chắc vì mắc cở sẽ đứng dậy .. khóc ròng, hoặc bỏ chạy một mạch về nhà mách mẹ! Nhưng thơ Hồ Xuân Hương được nhiều người biết đến và làm đề tài tranh luận từ trăm năm nay không phải là những bàithơ trên mà là những bài thanh-tục, tục-thanh như bài "Quả mít" , " Ốc nhồi", " Ðánh đu", " Ðèo Ba Dội" ...

Thú thật, nếu bây giờ cho tôi viết tập làm văn với đề tài " trò hãy tả quả mít" chắc tôi õ..bí tịt chứ chưa cần phải làmthơ tả quả mít! Nữ sĩ chỉ với 4 câu ngắn ngủi đã diễntả đượchết quả mít mà lại còn làm cho người đọc liêntưởng đến "những chuyện" thầntiên đã bị.. dồn nén từ bao năm trong tâm khảm:

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mắn mó, nhựa ra tay!

Tuyệt vời, tôi chưa thấy ai tả quả mít một cách đầy đủ như vậy, từ da xù xì, đến múi dầy cơm vàng óng. Ngày xưa ở nhà quê ta, các cụ mỗi lần hái quả mít từ trên cây xuống thường lấy cọc tre đóng vào cuống rồi phơi nắng cho nhựa trắng chẩy hết ra mới đem bócvỏ, lấy từng múi mít béo ngậy thơm phức mà ăn. Hôm nay ngồi đọc thơ Hồ xuân Hương mà thèm rỏ rãi! Có một điều lạ là không hiểu tại sao khi tả "quả mít" hay con "ốc nhồi" nữ sĩ đều liên tưởng đến người.. quân tử:

"Quân tử" có thương thì đóng cọc

và bây giờ thì:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Ðêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
"Quân tử" có thương thì bóc yếm
Xin dừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Tôi thấy bài này có phần hay hơn bà trên ở chỗ tả một con ốc nhồi đen thui thủi ngày đêm bò lê bò càng trong đám cỏ hôi tanh, bẩn thỉu mà vẫn có người thương yêu, trìu mến, dùng tay ngó ngoáy chẳng sợ.. hôi tanh mùi bùn! Người ấy đâu phải là thường dân quê mùa mà lại là một đấng hiền nhân quân tử! Tôi định xem lại Ðạo Ðức Kinh để tìm định nghĩa về người quântử của Ðức Khổng Phu Tử nhưng bận quá lại thôi, nhờ các bạn tra khảo hộ xem người QUÂNTỬ có dư thì giờ làm chuyện bóc yếm, đóng cọc tầm thường ấy không?? Nói đến "bócyếm" tôi lại nhớ hai câu thơ đã đọc được đâu đó từ thuở nhỏ:

Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
Mẹ tôi yếm thắm lên chùa đọc kinh

Các cô gái thời xưa thường đeo yếm thắm xanh, đỏ trông rất đẹp mắt trong bộ áo tứ thân với chiếc nón quai thao lộng lẫy mà có ai đòi "bóc yếm" một cách công khai như thế này đâu!! Trở lại chuyện ốc nhồi, ngày xưa còn bé tôi ít được ăn ốc nhồi vì mẹ bảo ốc nhồi nhiều thịt béo ngậy, đắttiền nên mẹ thường đi chợ mua một rổ ốc mút cả nhà mút xì xụp vui tai, hơn nữa ăn ốc mút giản dị hơn, chỉ việc cầm cái kìm nhỏ kẹp bể "cái lỗ trôn" rồi đổ nước mắm gừng pha tí ớt xong, cho lên miệng mút cái .."chụt" là thấy thấm thía đến cả lục phủ ngũ tạng! Tê mê tới tận trời xanh!

Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi được học bài "Qua Ðèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấy gì tả nấy, như thấy con cóc trong hang nhẩy ra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao cóthể so sánh với bài "Ðèo Ba Dội" của Bà Phủ Vĩnh Tường, rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh. Chúng ta thử theo gót Bà Huyện Thanh Quan đến Ðèo Ngang vào một buổi chiều, mặt trời xế bóng, nhìn phong cảnh bao la, hùng vĩ của sông núi, những tia nắng vàng yếu ớt xuyên qua từng kẽ lá phản chiếu trên mặt nước long lanh của một con suối róc rách chẩy, tạo thành một bức tranh sơn thủy tuyệt vời, âm thanh dịu dàng, tâm hồn người thơ như chìm đắm trong cái đẹp mơ màng của buổi hoànghôn. Vậy mà Bà Huyện chỉ viếtđược:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Nhìn xuống dưới thung lũng thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Xa hơn nữa vài chú tiều ốm-o gầy còm đang lom khom làm rẫy:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờs ông:

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Thú thật tôi chẳngc ó một tí.. feeling nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại, tưởng tựơng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận, bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ "một đèo" để tả cảnh non nước hữu tình trùng trùng điệp diệp này của Ðèo Ba Dội:

Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo

Ðến đây khách lữ hành xin hãy dừng chân ở một quán nước bên đường uống ly trà xanh nóng hổi, nhìn lại con đường cheo leo vừa trèo lên mà tự khen thầm "mình còn dẻo dai lắm chứ! ". Khác với bà Huyện , bà Phủ đến Ðèo Ba Dội lúc bình minh, mặt trời bừng sáng mở ra một vũ trụ mênh mông tươi mát, tiếng chim hót líu lo trên cành chào mừng một ngày mới, những cánh hoa muôn sắc đua nhau nở rộ như muốn quênđi cơn bão lốc đêm qua, đâu đó còn sót lại vài cành thông còn rơi tơi tả điểm những giọt sương mai trắng xóa long lanh trên cành liễu u sầu!

Lắt lẻo cành thông, cơn gió thốc
Ðầm đìa lá liễu giọt sương mai

Ai qua cảnh Ðèo Ba Dội nên thơ hữu tình như vậy mà không xúc động, làm ngơ cho được:

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

Cũng chẳng phải hiền nhân quân tử , đến như kẻ phàm tục như chúng ta cũng vẫn muốn trèo để thưởng lãm cái đẹp, cái nênthơ của tạo hóa!! Tôi rất tiếc không có tài làm thơ để có thể họa lại bài này, và tôi cũng chưa được đọc bài thơ nào từ đông sang tây tả cảnh " trèo đèo" hay như thế, tìnhtứ , lãng mạn như vậy. Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Thôi Hiệu .. làm sao sánh bằng! Quả thật thiên tài như Bà Phủ chỉ có một.

Tôi không biết phải viết gì để kết luận cho thiên phiếm luận này, khen, chê là công việc của những nhà phê bình văn học nghệ thuật, nhưng dù sao chăng nữa ta cũng thấy sự thiên vị rõ ràng giữa hai bà một Phủ, một Huyện, cái lỗi rành rành của bà Phủ Vĩnh Tường là không chịu theo khuôn phép do các cụ đặt ra cho "nàngthơ" nên mới ra nông nỗi này!

Từ vietnamdaily.com
2350 SOUTH TENTH ST., SAN JOSE, CA 95112
TEl: (408) 292-3422 * FAX: (408) 293-5153

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
22.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Tác giả: Đặng Thanh Hoà


Người ta thường bảo “Nôm na là cha mách qué”, thế nhưng với thơ Hồ Xuân Hương thì đó lại là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái sự “mách qué” ấy. Nếu không có cái chất “nôm na”, “mách qué”, “xỏ xiên” đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh Bà thành Bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của Bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất, hỉ hả, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ “nhà quê, mách qué” như: đỏ lòm lom, già tom, mân mó, tấp tênh, lún phún, le te, chín mõm mòm,... Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự trau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ. Ngoài những đặc trưng ấy, người ta còn bắt gặp ở Bà một biệt tài nữa trong việc vận dụng tiếng nói dân gian trong thơ. Đó là việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu tính hình tượng, dễ nhớ, và độc đáo hơn.

Qua sự khảo sát trong số 39 bài thơ trong tập Thơ Hồ Xuân Hương do tác giả Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu được Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1987, chúng tôi đã phát hiện được 15 trường hợp có xuất hiện các yếu tố của thành ngữ, tục ngữ trong những câu thơ. Đây quả là một con số không nhỏ, nó cho thấy thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào. Quả là hiếm có một nhà thơ nào lại quan tâm đặc biệt đến vai trò của ngôn ngữ dân gian như Hồ Xuân Hương.

Việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Có những tác phẩm tuy rất ngắn nhưng chúng ta đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy tác giả đã hai lần sử dụng đến yếu tố thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn như: Bài Mời trầu có hai câu thành ngữ xanh như lá và bạc như vôi được áp dụng trong câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Bài Khóc Tổng Cóc lại có hai câu thành ngữ khác là nòng nọc đứt đuôi và gọt gáy bôi vôi được áp dụng trong hai câu thơ “Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”. Hoặc như ở bài Quan thị thì hai câu thơ "Đố ai biết đó vông hay trốc, Còn kẻ nào hay cuống với đầu" lại chính là hai hình ảnh hết sức ví von được rút ra từ hai câu tục ngữ ngồi lá vông, chổng mông lá trốc và đầu trỏ xuống, cuống trỏ lên.

Thậm chí có bài như bài Làm lẽ, chỉ với tám câu thơ ngắn nhưng lại có tới ba câu thành ngữ đã góp phần vào trong ấy, đó là "Năm thì mười hoạ chăng hay chớ" lấy từ ý của câu thành ngữ năm thì mười hoạ; “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm" lấy từ ý của câu thành ngữ cố đấm ăn xôi; và câu "Cầm bằng làm mướn, mướn không công" lấy từ ý của thành ngữ làm mướn không công. Ngoài ra, còn có những bài khác cũng được vận dụng từ ý của thành ngữ, tục ngữ như: "Tài tử văn nhân ai đó tá?" (Tự tình I) lấy ý của thành ngữ tài tử giai nhân. "ấy ai thăm ván cam lòng vậy" (Tự tình III) lấy ý thành ngữ thăm ván bán thuyền. "Bảy nổi ba chìm với nước non" (Bánh trôi nước) ý của thành ngữ ba chìm bảy nổi (bảy nổi ba chìm). "Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo" (Đèo Ba Dội) ý của thành ngữ mỏi gối chồn chân. "Bán lợi mua danh nào những kẻ" (Chơi chợ chùa Thầy) ý của thành ngữ bán lợi mua danh (mua danh bán lợi). Và "Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi" (Con ốc nhồi) từ ý của thành ngữ lăn lóc như cóc bôi vôi.

Qua một số dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy rằng Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào thơ thường chủ yếu thông qua hai phương thức chính như sau: Phương thức thứ nhất là vận dụng trực tiếp thành ngữ, tục ngữ vào thơ, tức là lấy nguyên văn, nguyên dạng những câu thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian để đưa vào thơ như trường hợp: xanh như lá, bạc như vôi (Đừng xanh như lá, bạc như vôi - Mời trầu); nòng nọc đứt đuôi (Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé - Khóc Tổng Cóc); năm thì mười hoạ, (Năm thì mười hoạ chăng hay chớ - Làm lẽ); cố đấm ăn xôi (Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm - Làm lẽ); bảy nổi ba chìm (Bảy nổi ba chìm với nước non - Bánh trôi nước); mỏi gối chồn chân (Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo - Đèo Ba Dội); bán lợi mua danh (Bán lợi mua danh nào những kẻ - Chơi chợ chùa Thầy). Cách xử lí này phải nói là tương đối khó bởi vì nó đòi hỏi tác giả phải có một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ mà họ định sử dụng để xem nó có phù hợp với ý thơ mà mình định trình bày ở trong câu và trong bài hay không. Đồng thời, tác giả cũng phải là người hết sức giỏi về khả năng xử lí ngôn từ để có thể “ghép” những câu thành ngữ, tục ngữ, vốn là một “khối từ ngữ đúc sẵn”, vào với những từ ngữ chủ quan riêng của mình để tạo nên một câu thơ hoàn chỉnh mà không bị cứng nhắc, gượng ép về nghĩa cũng như về vần điệu.

Những khó khăn nói trên đã được Hồ Xuân Hương xử lí thành công một cách tuyệt vời. Chúng ta thử lấy một ví dụ nhỏ trong số các ví dụ trên thì sẽ thấy rõ hơn biệt tài của Bà trong vấn đề này. Ví dụ trong bài Làm lẽ, để miêu tả thân phận hẩm hiu, thua thiệt của người vợ lẽ trong cuộc sống vợ chồng, tác giả đã sử dụng hai câu thành ngữ năm thì mười hoạ và cố đấm ăn xôi trong hai câu thơ "Năm thì mười hoạ chăng hay chớ" và "Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm". Đối với tiềm thức văn hoá của người Việt thì hai câu thành ngữ này vốn rất quen thuộc vì nó thường được sử dụng để nói tới sự trái khoáy, trớ trêu của một điều gì đó. Vì vậy trong trường hợp này phải nói rằng Xuân Hương đã sử dụng nó rất hợp cảnh hợp tình.

Phương thức thứ hai là chỉ lấy ý của thành ngữ, tục ngữ để chuyển vào trong thơ chứ không áp dụng hoàn toàn như ở cách thứ nhất. Chẳng hạn như: thăm ván bán thuyền (ấy ai thăm ván cam lòng vậy - Tự tình III); gọt gáy bôi vôi (Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi - Khóc Tổng Cóc); làm mướn không công (Cầm bằng làm mướn, mướn không công - Làm lẽ); ngồi lá vông, chổng mông lá trốc (Đố ai biết đó vông hay trốc - Quan thị); đầu trỏ xuống, cuống trỏ lên (Còn kẻ nào hay cuống với đầu - Quan thị); lăn lóc như cóc bôi vôi (Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi - Con ốc nhồi). Cách xử lí này thường tạo nên tính ẩn ý kín đáo cho câu thơ và đôi lúc khiến cho câu thơ như có hơi hướng của những câu đố, ví dụ như trường hợp của "Đố ai biết đó vông hay trốc" (Quan thị) hay như "Còn kẻ nào hay cuống với đầu" (Quan thị). Những câu thơ được sáng tác theo kiểu này thường tạo cho người đọc có những sự liên tưởng rộng hơn, thích thú hơn và đầy ấn tượng hơn bởi vì dấu ấn thành ngữ, tục ngữ thường chỉ tồn tại phảng phất trong câu thơ chứ không hiện hữu rõ ràng như ở cách thứ nhất. Do đó, muốn phát hiện ra trong câu thơ ấy tác giả có sử dụng các môtip của thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt nội dung hay không thì người đọc phải có một vốn thành ngữ, tục ngữ nhất định để làm cơ sở quy chiếu so sánh thì mới nhận ra được.

Qua một số ví dụ trên, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ dân gian nói chung và thành ngữ, tục ngữ nói riêng có một vai trò, giá trị rất lớn không chỉ trong đời sống ngôn ngữ nói hằng ngày mà còn cả trong ngôn ngữ viết, đặc biệt là thơ. Những câu thành ngữ, tục ngữ khi đi qua ngòi bút tài hoa của Hồ Xuân Hương dường như trở thành một thứ công cụ hết sức đắc dụng trong việc tạo hình, tạo nghĩa cho thơ mà không cần phải nhờ tới những thứ mĩ từ khác. Như chúng ta đã biết, thành ngữ, tục ngữ vốn là những đơn vị ngôn ngữ hết sức đặc biệt. Nó là một loại tổ hợp từ cố định quen dùng nên rất dễ nhớ dễ thuộc, và đặc biệt hơn là nghĩa của chúng thường có tính văn hoá, giáo dục cộng đồng, cũng như tính khái quát rất cao. Cho nên, khi xuất hiện trong thơ chúng thường đem lại tính gần gũi, bình dị và mộc mạc cho câu thơ. Đồng thời, cũng tạo nên những chiều sâu về nghĩa thông qua sự liên tưởng, suy luận của người đọc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận giá trị của nền ngôn ngữ văn chương, hay ngôn ngữ phổ thông mà hiện nay chúng ta đang phải học, phải tiếp xúc hằng ngày. Điều quan trọng hơn là qua đó giúp cho chúng ta thấy được những vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ dân gian. Và đặc biệt là thấy được cái biệt tài của Bà chúa thơ Nôm trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ giỏi như thế nào. Nói tóm lại, bất kể là ngôn ngữ dân gian hay ngôn ngữ văn chương cũng đều cần phải được tiếp thu có chọn lọc và phát huy đúng sở trường thì mới có thể làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Điều đó có nghĩa là mọi cái chỉ tạo nên được giá trị thực sự khi và chỉ khi nó được đặt vào đúng vị trí của nó mà thôi./.

(Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống)
如风如雨又如霜!!!
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Gửi Vanachi

Theo những gì bạn hiểu, có thể thấy bạn chưa sâu sắc lắm về thơ ca nước nhà thời trung đại. Ý kiến của bạn:

Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi được học bài "Qua Ðèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấy gì tả nấy, như thấy con cóc trong hang nhẩy ra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao cóthể so sánh với bài "Ðèo Ba Dội" của Bà Phủ Vĩnh Tường, rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh. Chúng ta thử theo gót Bà Huyện Thanh Quan đến Ðèo Ngang vào một buổi chiều, mặt trời xế bóng, nhìn phong cảnh bao la, hùng vĩ của sông núi, những tia nắng vàng yếu ớt xuyên qua từng kẽ lá phản chiếu trên mặt nước long lanh của một con suối róc rách chẩy, tạo thành một bức tranh sơn thủy tuyệt vời, âm thanh dịu dàng, tâm hồn người thơ như chìm đắm trong cái đẹp mơ màng của buổi hoànghôn. Vậy mà Bà Huyện chỉ viếtđược:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Nhìn xuống dưới thung lũng thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Xa hơn nữa vài chú tiều ốm-o gầy còm đang lom khom làm rẫy:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờs ông:

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Thú thật tôi chẳngc ó một tí.. feeling nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại, tưởng tựơng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận, bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ "một đèo" để tả cảnh non nước hữu tình trùng trùng điệp diệp này của Ðèo Ba Dội:

Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo

........Đây không phải một bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên bạn nhé, nếu vậy, điều đó thật hời hợt và nhà văn cũng chẳng có điều gì đáng quan tâm. Một bài thơ ra đời, khi nghiên cứu phân tích, ta không nên chỉ dựa vào ngôn từ mà đánh giá toàn vẹn tác phẩm. Nước ta có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học tâm huyết và tài năng, không phải đơn giản họ hùa nhau tung hô một tác phẩm để tác phẩm đó nổi bật đâu, hoàn toàn ko phải như thế. Cái chuẩn cao nhất khi đánh giá, chính là khám phá cái hình thức bên trong mà tác phẩm biểu hiện. Một tác phẩm sống được qua hàng niên kỉ chứng tỏ tác phẩm ấy có giá trị.tác phẩm Qua đèo ngang,ko mang ý nghĩa hời hợt như bạn nói, 1 phần thôi nhé. Ý tứ bài thơ chứa đầy nỗi lòng của tác giả khi ra làm quan nhà Mạc, đánh dấu cho sự sụp đổ của nhà Lê, Đèo Ngang ấy là ranh giới của sự tình biến chuyển, bà bước qua đèo chính là lúc bà công nhận triều Lê đã mất, từ đó hoài niệm về những gì thuộc về quá khứ. Chỉ khi nhập tâm vào tác phẩm, ta mới hiểu hết được nỗi chua xót, nghe được tiếng thở dài của người thi sĩ khi chấp nhận bước qua ranh giới ấy:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta!!!
Toàn bộ ý tứ bài thơ còn nhiều nữa nhưng chỉ ra đôi chút thôi, mong bạn gì đó đánh giá tác phẩm của các thi sĩ sâu sắc hơn, thơ Hồ Xuân Hương cũng vậy, phải nghiên cứu kĩ mới cảm hết được, đánh giá trên ngôn từ thì giống với đánh giá của mấy nhà nghiên cứu trong quá khứ mất rồi, lấy một từ để quy chụp tác phẩm hoàn toàn thiếu cơ sở. Thân chào và chúc sức khoẻ!!!

23.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du

I . Ba năm vẹn mối tình Nguyễn Du & Hồ Xuân Hương
I . 1.  
Mùa hè 2011, sau một chuyến du hành khắp nước, tôi dành 5 ngày về ở tại Làng Nghi Tàm trên đường Xuân Diệu. Suốt năm ngày dù trời mưa gió, hay nắng tốt tôi cũng đi khắp làng Nghi Tàm, khắp các đình, chùa, vườn hoa kiểng quanh Hồ Tây, tôi hỏi thăm, trò chuyện cùng các cụ già, thăm dấu vết từng di tích ghi dấu trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và nhất là 31 bài thơ của Tốn Phong Nham Giác Phu, viết ca tụng nữ thi sĩ: Tao đàn xuất hiện vị thơ thần và cũng là người đẹp Phi Mai xuân sắc nhất kinh thành, mà hai trăm năm qua cả nước tốn không biết bao nhiêu là bút mực tìm kiếm về nàng.

Hồ Xuân Hương, tên thật là Hồ Phi Mai, con cụ Hồ Phi Diễn, chánh quán tại Quỳnh Lưu, Hà Tỉnh,và bà mẹ họ Hà quê Hải Dương, nhưng sinh ra và lớn lên tại làng Nghi Tàm, nơi nổi tiếng nghề dệt lụa, làm giấy, dệt lĩnh đen. Tây Hồ có cảnh đẹp " Tây Hồ Bát Cảnh ". Một thi xã đời Vĩnh Hựu (1735-1739) nhà Lê đã ca tụng tám cảnh đẹp quanh Tây Hồ:

- Bến trúc Nghi Tàm: bến tắm chúa Trịnh Giang dưới dãy trúc ngà làng Nghi Tàm.

- Rừng bàng Yên Thái: khu rừng bàng trên núi đất làng Bưởi do chúa Trịnh Giang bắt trồng.

- Đàn thề Đồng Cổ: Đàn do vua Lý Thái Tông (1028-1054) xây để hàng năm quần thần đến đây, để hàng năm quần thần đến thề để tỏ lòng trung hiếu.

- Phật say làng Thụy. Chùa làng Thụy Chương có pho tượng Phật chống gậy, người thợ điêu khắc sai trông giống như dáng người say rượu, lại hóa ra một kiệt tác, ai xem cũng thích thú.

- Sâm cầm rợp bóng: Nghề săn chim sâm cầm ở các làng quanh Hồ Tây.

- Đồng hoa Nghi Tàm: Làng Nghi Tàm làm nghề trồng hoa có những vườn hoa rất đẹp.

- Chợ đêm Khán Xuân: Chúa Trịnh thường họp hội chợ đêm cùng các cung nữ, thái giám tại đền Khán Xuân để mua vui. Phạm Đình Hổ trong Tang Thương ngẫu lục bài chuyện cũ trong vương phủ có tả cảnh hội chợ: nội thị, cung nữ bắt chước việc mua bán ngoài đời làm trò vui.Chợ đêm vào dịp Trung Thu, hàng ngàn chiếc đèn lồng do các cung nữ chế tạo bằng gấm trong cung, treo khắp nơi. Các quan nội thị chít khăn như đàn bà ngồi bán đủ các thứ hàng, các cung nữ đi lại vừa mua vừa tranh cướp, bắt chước những tiếng thường dùng nơi chợ búa. Nửa đêm Chúa Trịnh ngự xuống thuyển rồng, thuyền bơi qua bơi lại đàn sáo, người hát xướng hoà ca cho đến khi gà gáy.

- Tiếng đàn hành cung: Tiếng đàn các cung nữ nơi hành cung chúa Trịnh nay là chùa Trấn Quốc.

I . 2.  
Cổ Nguyệt Đường nơi đâu ? Tôi đi nhiều lần trên con đường nhỏ không tên từ chùa Kim Liên đến đình Nghi Tàm và đọc lại thơ các danh sĩ, Nhà nàng là một khu đất rộng trên đường này, nằm bên Bến trúc Nghi Tàm. Tốn Phong gọi nhà nàng là đình, hay viện Thơ Tốn Phong : Ai đến đình mai hỏi chủ nhân Bài 3) Chủ nhân trước viện trắng mai hoa, Bài 5, Riêng tựa đình mai một ánh trăng Bài 7 Đình nguyệt tròn xoe sáng ánh rằm, Bài23.

Cổ Nguyệt Đường là một ngôi nhà lớn, năm cụ Hồ Phi Diễn thọ 80 tuổi, năm 1783, học trò cụ lớn, bé, kẻ làm quan đỗ đạt đã chung góp tiền lại xây nhà cho thầy, năm ấy vì bận rộn xây cất, Xuân Hương Hồ Phi Mai được gửi về Quỳnh Lưu quê cha một thời gian. Đó là tục lệ mừng thượng thọ 80 cho thầy ngày xưa, cụ sống đến 83 tuổi, và bà mẹ Xuân Hương họ Hà sống đến năm 1814. Năm 1813 Tốn Phong còn gặp.Năm 1814 Trần Phúc Hiển cưới Xuân Hương, nhưng vì cư tang mẹ một năm, nên năm sau mới về Vịnh Hạ Long. Đình làng Nghi Tàm xưa là một khu đất rất rộng, xưa có Đài Khán Xuân của Chúa Trịnh, nay chỉ còn một cái đình nhỏ khu đất hẹp lại. Cạnh đài Khán Xuân còn có ngôi gác tía của Nguyễn Khản, anh Nguyễn Du, ông thường ra đây đi câu cùng Chúa Trịnh. Từ năm 1790 đến 1793, Nguyễn Du về với anh Nguyễn Nể ở Bích Câu, dinh thự cha anh ở Bích Câu bị kiêu binh phá hủy, Nguyễn Nể khi ra làm quan Tây Sơn có lẽ đã cho xây dựng lại một ngôi nhà trên đất này, nhưng Nguyễn Du thì thường ở nơi ngôi gác tía cạnh đền Khán Xuân.

Cổ Nguyệt Đường cạnh chùa Kim Liên, cho nên Phạm Đình Hổ đã viết: Từ thuở làm thân khách Cố kinh. Kim Liên qua lại đã bao lần, anh chàng này từng là học trò cụ Đồ Diễn, nên biết Xuân Hương từ thuở còn thiếu nữ. Trong Vũ Trung tùy bút tr 42, cho biết năm 1798-1799 có dạy học tại thôn Khánh Văn, hạ lưu sông Tô Lịch không xa nhà Xuân Hương.. Trong Tang Thương Ngẫu lục,q 2 tr 231 có bài ký tả cảnh chùa Kim Liên. "Mùa thu năm Đinh Tỵ (1797) tôi cùng các ông Nguyễn Thạch Hiên, Nguyễn Kính Phủ, Hoàng Hy Đỗ đến vãn cảnh chùa Kim Liên ở làng Nghi Tàm, nơi trụ trì của Hoà Thượng Huệ (nội thị của chúa Uy Vương)" Phạm Đình Hổ đến thăm Xuân Hương cùng các bạn nhân đó ra về thăm chùa Kim Liên.Qua Vũ Trung Tùy bút ta biết Phạm Đình Hổ nhà ở phố Hàng Buồm và Nguyễn Kính Phủ (Nguyễn Án) ở cạnh đền Lý Quốc Sư bên Hồ Gươm, (nay là phố Nhà Thờ).

Quang cảnh chung quanh Cổ Nguyệt Đường thế nào?: Theo thơ Tốn Phong, người viết tựa cho Lưu Hương Ký.:

Phía trước nhà có trồng một cây bàng lớn: Cội bàng trăng khuất chiếu mai đình bài 6.

Chung quanh nhà có trồng nhiều cây mai (mơ) Chủ nhân trước viện trắng mai hoa Bài 5, Bên quán người hoa chỉ thích mai.Bài 9 Tiết hàn mai tự nở ngàn hoa bài 26.

Nhà nàng cạnh bến trúc làng Nghi Tàm: Vàng bay lá trúc ngõ chuyền oanh. Bài 6, Phượng cầm tự khóm trúc vang thanh, bài 14, Khóm trúc đình mai ta với ta, bài 21,Bến trúc mừng vui gặp mỹ nhân bài 25

Trên bến có trồng vài cây liễu: Bến nước đìu hiu liễu rủ cành, bài 6

Trong vườn có trồng cây vông và cây mận: Ngô đồng lá cũ mơ hồn phượng, ngõ hạnh lạnh tàn chuyển bóng oanh ,bài 17.

Nhà Xuân Hương có trồng nhiều hoa, hoa đào, để bán như các nhà khác trong làng Nghi Tàm: Nàng đây đối mặt giữa hoa ngàn, bài 7. Gió mát từng cơn quét ngấn hồng (hoa đào) bài 8. Muôn tía ngàn hồng xuân sắc tới, bài 9 . Hoa trời khai nở rộ đình xuân, bài 25.

Hồ Xuân Hương có nuôi một con chim phượng hoàng đất do người bà con từ Quỳnh Lưu gửi cho: Biếc rụng cành ngô sân phượng múa bài 6. Thơ thời niên thiếu Hồ Xuân Hương có bài Vịnh ông cắn đánh nhau, tả hai con chim phượng hoàng đất bài 35 phần C văn bản Landes.

Nhà nàng quay mặt về hướng Đông nhìn ra Hồ Tây:: Đối mặt trời xanh, mưa móc thuận Bài I.

Nhà được xây cất theo hình chữ khẩu: Có tả viện làm nơi tiếp khách, bán giấy,mực, sách. Hoa đơm tả viện hương còn ẩm, bài 22. Hữu viện là nơi dạy học, tiền viện là nhà thờ, hậu viện là khuê phòng Hồ Xuân Hương.Chính giữa, sân trống có hòn non bộ và chậu kiểng: Chim hót non hàn khói biếc dâng, bài 22

I . 3.
Cổ Nguyệt Đường cũng không xa Đền Khán Xuân, nay là khu đình làng Nghi Tàm, nơi đó cha, anh Nguyễn Du có ngôi nhà mát để câu cá.. Nguyễn Du sau ba năm(1787-1790) chu du Vân Nam, Trường An, Hàng Châu gặp anh Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn Tuấn tại Hoàng Châu, trở về ở Thăng Long ở với anh Nguyễn Nể. Trong bài Mộng đắc thái liên, Nguyễn Du gọi Xuân Hương là lân nữ, cô hàng xóm, và hẹn hò cùng nàng hái sen. Mối tình ba năm (1790-1793) Chữ tình chốc đã ba năm vẹn .Thơ Hồ Xuân Hương bài Cảm Cựu. Kiêm Trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, hầu Nghi Xuân, Tiên Điền nhân..

Mơ thấy hái sen (Mộng đắc thái liên)
I .  
Xắn gọn quần cánh bướm,
Chèo thuyền nan hái sen.  
Nước hồ dâng lai láng,  
Bóng người soi nước trong.
I .  
Khẩn thúc giáp điệp quần
Thái liên trạo tiểu dĩnh.  
Hồ thủy hà xung dung,
Thủy trung hữu nhân ảnh.

II .  
Tây Hồ, hái, hái sen,  
Hoa, gương chất mạn thuyền,
Hoa tặng người mình kính,  
Gương tặng người mình thương.
II .  
Thái, thái Tây Hồ liên,
Hoa thực câu thướng thuyền.
Hoa dĩ tặng sở úy,
Thực dĩ tặng sở liên.

III .  
Sáng nay đi hái sen.
Hẹn láng giềng đi với.
Nàng đến tự bao giờ ?
Cách hoa nghe cười nói.
III .  
Kim thần khứ thái liên,
Nãi ước đông lân nữ,
Bất tri lai bất tri,
Cách hoa văn tiếu ngữ.

IV.  
Hoa sen ai cũng yêu,  
Cọng sen nào ai thích,  
Trong cuống có tơ bền.  
Vấn vương hoài không dứt.
IV .  
Cộng tri liên liên hoa,
Thùy giả liên liên cán.
Kỳ trung hữu chân ty,
Khiên liên bất khả đoạn.

V.  
Lá sen màu xanh xanh,  
Hoa sen đẹp xinh xinh,  
Hái chớ làm lìa ngó,  
Năm sau sen chẳng sinh.
V.  
Liên diệp hà thanh thanh,
Liên hoa kiều doanh doanh.
Thái chi vật thương ngẫu,
Minh niên bất phục sinh.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

Bài Mộng đắc thái liên, Nguyễn Du làm khoảng năm 1804-1805, sau khi được triệu vào kinh đô Huế thăng chức Đông Các Học Sĩ, chức vụ thân cận vua Gia Long, hàng ngày dâng sách cho vua đọc, bàn luận cùng vua về trị nước, thảo các chiếu biểu cho vua. Nhìn hồ sen hồ Tịnh Tăm, Nguyễn Du không khỏi nhớ đến những ngày mơ mộng hơn mười năm xưa đã cùng nàng cô hàng xóm, hẹn nàng đi hái sen,nàng đã đến trong lòng chàng từ lúc nào, tiếng nàng vọng từ sau khóm hoa. Nguyễn Du kín đáo ví von tình mình như sợi tơ bền vấn vương hoài không dứt. Xắn gọn chiếc quần ống rộng có dây thun phiá dưới, phùng ra như cánh bướm, chèo thuyền đi hái sen, nước hồ lai láng, dưới nước in bóng hai người. Hái sen Hồ Tây, hái hoa và hái gương, hoa tặng người mình kính, gương tặng người mình thương. Hôm ấy đi hái sen, hoa Nguyễn Du tặng cho bà Hà, mẹ của Xuân Hương và anh Nguyễn Nể, và gương có lẽ tặng hết cho Phi Mai để nấu chè hột sen !. Sáng sớm đi hái sen, hẹn với nàng láng giềng, nàng đến không biết tự lúc nào, sau khóm hoa đã nghe nàng cười nói ròn rã.. Ai cũng thích hoa sen, nhưng mấy ai thích thân hoa sen, có những sợi tơ bền, vấn vương không bao giờ dứt. Nguyễn Du đã kín đáo ví lòng mình, mối tình với nàng không bao giờ dứt.. Lá sen màu xanh xanh, hoa sen đẹp xinh xinh, vì đâu ai hái đã làm lìa ngó, mà năm sau chẳng có hoa sen.?

I . 4.
Trong bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn, Hồ Xuân Hương trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký có câu: Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ. Lời thơ đề chùa Trấn Quốc rêu phong cổ kính còn vang vọng. Bài Đề Trấn Quốc Tự Hồ Xuân Hương chép trong Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập, tập thơ này gồm những bài ngâm vịnh rất đứng đắng, có lẽ Đại Thần Trương Đăng Quế, Tùng Thiện Vương đã đọc tập này nên sánh với Mai Am Công Chúa với Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh (Thế kỷ 19, các nhà thơ đương thời nhìn Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đứng đắn, lãng mạn, không có chuyện là một nhà thơ dâm tục)

Ai là người đến đó khách đài trang, dòng dõi quyền quí, cơn gió nam nhẹ lướt êm êm, trăng nước sóng lồng cánh sen vừa mới nở, non nõn tinh khiết. Khói hương chùa như chiếc tàng lộng quý báu, lại bay lên, như cánh cò cánh hạc nối mây. Đóa hoa sen mới nở như nụ cười hàm tiếu nhẹ nhàng rửa tan niềm tục, cỏ xanh mùa xuân như gợi tỉnh niềm mơ. Đến cảnh muốn nhìn lại hỏi chàng. Nguyễn Du lòng đang muốn về quê Hồng Lĩnh, tung tay áo vẫy gọi đàn hồng nhạn bay về phía Đông Nam.


Đề chùa Trấn Quốc (Đề Trấn Quốc tự)
Ai người đến đó, khách đài trang,
Nhẹ lướt êm êm cơn gió Nam.
Trăng nước sóng lồng sen nõn cánh,
Khói hương tàn báu hạc bay ngàn.
Rửa niềm trần tục hoa hàm tiếu,
Gợi tỉnh niềm mơ cỏ thấm xuân.
Đến cảnh quay đầu người muốn hỏi,
Đông Nam tay vẫy nhạn tung đàn.

Trang lâm thùy thị cảnh trung nhân,
Tế tế thanh phong phiến phiến huân.
Thủy nguyệt ba lung liên quải choát,
Hương yên bảo thoại lộ liên vân.
Tẩy không trần lự hoa hàm thoại,
Hoán tỉnh mê đồ thảo diệc xuân.
Đáo cảnh linh nhân hồi thủ vấn,
Đông Nam phất tụ nhạn thành quần.
Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương,  Nhất Uyên dịch thơ

I . 5.
Bài Hỏi Trăng trong thơ truyền khẩu Hồ Xuân Hương, văn bản Landes do Lê Quý chép năm 1882 từ một bản của con cháu Tử Minh, học trò Xuân Hương.ghi lại tâm sự một người con gái mới biết yêu. Yêu Nguyễn Du rồi Xuân Hương tự hỏi với lòng mình. Hỏi vầng trăng muôn thuở, mấy thu qua vẫn tròn, câu hỏi vu vơ cớ sao trăng tròn lại khuyết, hỏi thỏ trên cung trăng bao nhiêu tuổi. Hỏi chị Hằng Nga vợ Hậu Nghệ đã mấy con rồi. Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến với Nguyễn Du con nhà quyền quí ở gác tía lầu son. Khiến cho ngày xanh gặp nhau thẹn với mặt trời đang lên. Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có tình riêng với nước non, với chàng.
Hỏi trăng

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn ?
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi ?
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con ?
Đêm tối cớ chi soi gác tía ?
Ngày xanh còn thẹn với vừng son.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó,
Hay có tình riêng với nước non.

I . 6.  
Bài Duyên kỳ ngộ trong văn bản Landes. Xuân Hương tin rằng gặp Nguyễn Du là duyên kỳ ngộ. Vì dinh thự cha anh ở Bích Câu bị kiêu binh đốt phá, nên mới ra ở nơi gác tía câu cá của ông anh Nguyễn Khản nên có dịp gần gủi với Xuân Hương. Hồ Phi Mai tin ở duyên số, dù có xa nhau ngàn dậm, có duyên thì sự cũng thành, sẽ cưới nhau. Xin đừng lo lắng mà phí cả tuổi xuân xanh. Gặp nhau nói chuyện thơ văn, thơ họa nhau không dứt; tình trong sáng nguyên vẹn, dù có ai dương cung đe doạ hay nói xấu việc gì, mình cũng như lá lành, cung tên bắn gần lá trợt lớt, chẳng sao. Sẳn bút đề thơ, chúng ta cứ đàng hoàng, chỉnh tề cư xử chẳng sợ ai. Không cần thả lá đề thơ như cung nữ Hàn Thúy Tần với chàng Vu Hựu. Lòng ta như chim tới vườn đào, tình sẽ đẹp tươi.
Duyên kỳ ngộ

Nghìn dậm có duyên sự cũng thành,
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh,
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
Tên sẳn bút đề đường chỉnh chiện,
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh,
Tuy không thả lá trôi dòng ngự.
Chim tới vườn đào thế mới xinh.

I .7.  
Rồi một ngày cuối mùa hạ năm Quý Sửu 1793, mối tình đúng ba năm vẹn. Mùa Xuân 1790 hẹn gặp Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thăng Long, Nước nhà hẹn gặp lại xuân sang Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn tặng bạn văn chương họ Nguyễn tại Hoàng Châu,Trung Quốc, mùa hạ sen nở, gần đến cuối hạ mới đi hái sen hái gương quen Hồ Phi Mai. Nguyễn Du báo tin cho Hồ Phi Mai biết chàng trở về Hồng Lĩnh cùng em Nguyễn Ức, xây dựng lại từ đường, đình chùa, cầu Tiên cùng làng Tiên Điền đã bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ làm cỏ, đốt phá năm 1790 do cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh.
Anh Nguyễn Nể sau khi đi sứ về, làm quan ba năm tại Bắc Hà, Vua Quang Trung mất năm 1792, nay được Vua Cảnh Thịnh thăng Đông Các Đại học sĩ, gia thăng Thái Sử, Thự tả Nghị lang, được lệnh về Phú Xuân trông coi văn thư Cơ Mật Viện. Chức vụ gần như thường trực, thầy dạy bên cạnh vị vua trẻ mới lên mười. Nguyễn Nể không thể trông coi việc xây cất nên giao việc này cho hai em là Nguyễn Du và Nguyễn Ức, nhất là Nguyễn Ức có tài kiến trúc, vẽ kiểu ,tính toán, chỉ huy thợ về sau cung điện Phú Xuân thời Gia Long Minh Mạng đều do ông chỉ huy xây cất.

Biết tin này Hồ Xuân Hương đau đớn viết bài Tưởng đáo nhân tình minh nhiên hạ lệ tẩu bút phụng trình. Nghĩ đến tình đời sụt sùi rơi lệ, nhân đó cầm bút viết nhanh thơ đưa Nguyễn Du để gửi trình bày tỏ nỗi lòng mình. Mối tình đầu thắm thiết Xuân Hương thệ nguyện ba kiếp hẹn nghĩa non vàng với Nguyễn Du, buồn man mác lòng mình nên thổ lộ cùng chàng..Em chẳng vượt đèo mây Tam Điệp cùng chàng về Hồng Lĩnh, nhưng lời thề nguyền hương lửa ngỡ cũng lên đường theo chàng. Lời nào mình thề hẹn với nhau cùng nước non, chàng có vì trăng gió mà chán chường lòng em chăng ? Dù em có đầy đọa tấm thân em chẳng tiếc. Mình thương nhau làm sao cho trọn tấm lòng. Bài thơ chữ nôm, tựa chữ Hán, chép trong Lưu Hương ký.

Tưởng đáo nhân tình minh nhiên hạ lệ tẩu bút phụng trình

Ba sinh tự hẹn nghĩa non vàng
Man mác lòng riêng lại ngỡ càng.
Lối bước đèo mây đành chẳng đã,
Mảnh nguyền hương lửa ngỡ lên đường.
Nước non lời nọ nào chuông chắn,
Trăng gió lòng kia mãi chán chường.
Đày đoạ thân này thôi chẳng tiếc.
Thương sao cho trọn tấm lòng thương.

Chú thích:
Ba sinh: ba kiếp sống tích ba sinh hương hỏa, Sách Quần Ngọc chú chép: Tỉnh Lang tới chơi, chùa Nam Huệ tự nằm chơi ngủ quên thấy mình đi chơi non Bồng, gặp một ông thầy ngồi niệm kinh trước mặt có cây hương đang cháy. Tỉnh Lang hỏi, ông thầy đáp: khi trước có một người đi chùa thắp cây nhang này, khấn nguyện, nhang hãy còn cháy, mà người ấy đả trải qua ba kiếp rồi.: Kiếp đầu làm quan Phủ Sứ đ
Bài liên quan

Đào Ngọc Phong

Đào Ngọc Phong sinh năm 1934 tại Hải Phòng. Các tác phẩm: - Hãy là chim báo bão (1991) - Những ánh mắt (1999) - Lời ca ru em (2000) - Nhịp đời nhịp mùa (2001) - Những vì sao (2002) - Chiều mưa (2003) - Hạnh phúc mùa xuân (2004) Giải thưởng văn chương: - Giải thưởng đặc biệt của Sở Văn hoá Hà Nội ...

Ngô Thị Hạnh

Ngô Thị Hạnh sinh năm 1980 tại Hưng Yên, học trung học ở Tây Ninh, hiện đang là chuyên viên khai thác bản thảo tại Công ty Sách Phương Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006. Tác phẩm đã xuất bản: - Vang vọng (tập thơ), NXB Thanh niên, 2004 - Hòn bi vỡ ...

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp (1911-2013) còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập ...

Hồ Xuân Hùng

Nhà thơ Hồ Xuân Hùng sinh năm 1952 tại Nghệ An.

Trường Anh

Trưòng Anh sinh năm 1936 trong một gia đình nhà nông nghèo tại Hố Hoằng, làng Rạch Sơn, Gò Dầu Hạ, Tây Ninh. Mẹ mất sớm, ông lớn lên với người kế mẫu mà tình mẫu tử của bà đối với ông không khác mẹ ruột. Thuở nhỏ, ông là một trong những học sinh giỏi của trường Gò Dầu, văn hay chữ tốt. Chính tại ...

Sao Mai Tân Khải Minh

Nhà văn Sao Mai (1924-2008) tên thật là Tân Khải Minh, sinh tại xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thực ra ông có họ Nguyễn, nhưng đời bố ông, do nghèo khó quá nên phải đi ở thuê cho một nhà người Hoa. Với bản tính siêng năng, thật thà nên bố ông đã được gia đình người Hoa này quý mến, nhận ...

Huỳnh Duy Siêng

Huỳnh Duy Siêng sinh năm 1937 tại TP Tuy Hoà, Phú Yên. Năm lên 3 tuổi ông bị bệnh đậu mùa dẫn đến mù hai mắt. Thời ấy, Tuy Hoà chỉ là một thị trấn nhỏ nằm hẻo lánh bên bờ biển Đông nên bác sĩ và thuốc men vô cùng khan hiếm dù gia đình Huỳnh Duy Siêng đã cố gắng chạy chữa. Huỳnh Duy Siêng làm thơ ...

Giang Tuấn Đạt

Giang Tuấn Đạt sinh ngày 26-6-1974 tại Gia Lâm, Hà Nội, tốt nghiệp khoá K15 Đại học Luật Hà Nội, du học Đại học Kinh tế Budapest, Hungary, rồi định cư và công tác tại Budapest từ năm 2001. Anh là một cây bút được yêu thích của báo Hoa học trò . Giải thưởng: - Tác phẩm tuổi xanh (thơ) của báo Tiền ...

Đỗ Quang Vinh

Nhạc sĩ, nhà thơ Đỗ Quang Vinh sinh ngày 2 tháng 10 năm 1960, quê ở thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Hiện là Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hoá - Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận. Ông đến với âm nhạc bằng con đường tự học, trưởng thành trong phong trào văn nghệ quần ...

Trần Mộng Tú

Trần Mộng Tú (1943-) sinh tại Hà Đông, di cư vào Nam năm 1954. Bà là thư ký cho hãng thông tấn Associated Press ở Sài Gòn giai đoạn 1968-1975. Bà thường xuyên cộng tác với các tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác. Sau năm 1975, bà sang Mỹ định cư. Bà viết truyện nhi đồng cho báo Los Angeles Times ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...