Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Hồ Hoa Huệ Nguyễn Thị Kim Xoa

Hồ Hoa Huệ (1944-) tên thật là Nguyễn Thị Kim Xoa, quê ngoại thuộc tỉnh Tiền Giang, quê nội bà ở Bình Định, cái nôi của võ cổ truyền miền Trung và là nơi khởi phát, khẳng định danh tiếng của anh em nhà Tây Sơn. Bà mồ côi cha từ năm lên 2 tuổi, được ông nội đón về Bình Định nuôi dưỡng. Từ năm lên 5 tuổi bà bắt đầu học võ mà thầy dạy đầu tiên chính là ông nội, một võ sư phái Tây Sơn Bình Định. Đến năm lên 10 thì ông nội chỗ dựa lớn nhất của bà lúc đấy qua đời. Bà phiêu bạt lên Tây Nguyên và được thụ giáo võ sư Phạm Đồng tại đây. Được ít lâu bà theo mẹ xuôi về Mỹ Tho nhưng rồi cuộc sống lại buộc bà phải lộn ngược lên Sài Gòn, di chuyển chỗ ở liên tục từ quận 4, qua quận 8, xuống quận 10. Cái cực của đời bà là phải dịch chuyển rất nhiều, nhưng đó cũng là duyên may vì nhờ vậy bà được gặp và thọ giáo những võ sư kỳ tài của nhiều môn phái. Đặc biệt, năm được 14 tuổi, bà trở thành môn sinh của võ sư Từ Thiện (tức Hồ Văn Lành), chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà, và từ lúc này bà mới mang tên Hồ Hoa Huệ. Đến tuổi tam thập, Hồ Hoa Huệ mở lớp truyền thụ võ học ở đất Tiền Giang. Năm 41 tuổi, bà quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức khai lập môn phái Tinh Võ Đạo với mong ước gìn giữ, lưu truyền cho đời sau những tinh hoa võ cổ truyền dân tộc. Từ đó đến nay, bà trở thành hội viên của Hiệp hội Võ thuật cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại là Uỷ viên Ban chấp hành Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam, thành viên của Ban tổ chức phụ trách chuyên môn và đối ngoại của Liên đoàn. Bà đang đào tạo các lớp võ sư, huấn luyện viên nòng cốt của môn phái Tinh Võ Đạo tại võ đường riêng của mình ở quận 7 và mở nhiều lớp cho các võ sinh tập luyện tại một số trung tâm thể dục thể thao, nhà văn hoá thiếu nhi quận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Là một người phụ nữ có nét mặt phúc hậu, nhẹ nhàng và phong thái quý tộc, nhưng nữ võ sư Hồ Hoa Huệ đã từng đoạt giải vô địch tại liên hoan võ cổ truyền toàn quốc và là người phụ nữ đầu tiên dạy võ Việt Nam ở châu Âu, đồng thời được Liên đoàn Karate trao chứng chỉ võ sư đệ ngũ đẳng. Trước 1975 Hồ Hoa Huệ đã từng giành được nhiều chiến thắng tại các giải đấu. Từ 1996 đến 1999 trong 4 năm liên tiếp bà đạt ngôi vô địch kỹ thuật võ cổ truyền toàn quốc hạng tuổi 50-60. Ý nguyện lớn nhất của Hồ Hoa Huệ nhằm phát triển võ thuật Việt Nam ra thế giới là tạo điều kiện tốt cho các võ sư truyền bá môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam, tổ chức được các chương trình festival võ thuật thu hút các võ sư nước ngoài đến Việt Nam nhằm giao lưu giữa các môn võ của các dân tộc trên thế giới và Việt Nam. Với tâm nguyện đó, nữ võ sư từng nhiều lần lưu diễn và giảng dạy tại nước ngoài, mang võ Việt Nam "xuất khẩu" qua 15 nước châu Âu và châu Phi. Đặc biệt, nhân lễ kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh do Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Paris tháng 11 năm 1998, tất cả những người tham dự đều rất xúc động khi giáo sư Trần Văn Khê, một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam truyền thống, đã đánh rơi gậy và ôm choàng lấy Hồ Hoa Huệ sau khi bà kết thúc bài biểu diễn có tên Đại đao Lý Thường Kiệt. Sau đó giáo sư đã đọc bài thơ Nam quốc sơn hà dành tặng cho nữ võ sư và đông đảo khán giả. Trong một tháng rưỡi có mặt ở Paris sau đó, Hồ Hoa Huệ đã từng nhiều lần trình diễn và hướng dẫn các võ sinh tại một số trường dạy võ thuộc Hiệp hội quốc tế võ đạo Việt Nam và Hội võ Kempo. Tại Nice, một thành phố biển lộng lẫy của nước Pháp, sau khi bà xuất hiện thì Trần Hoài Ngọc, chưởng môn phái Cửu Long võ đạo đã bái tổ dâng luôn kiếm lệnh của môn phái mà ông đã gây dựng trước đó 18 năm cho bà điều hành. Tại Thuỵ Sĩ, Huỳnh Đại Hải cũng đã mời Hồ Hoa Huệ đứng lớp một khoá huấn luyện các thế chiến đấu kéo dài 45 ngày cho 42 vệ sĩ chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ tại các ngân hàng. Rời khỏi Pháp, bà lại trở thành đại sứ của võ cổ truyền dân tộc Việt Nam mang thông điệp và tâm nguyện chấn hưng võ thuật dân tộc tới cộng đồng người Việt ở Bỉ, Italia, Hà Lan, Đức và hầu khắp các tỉnh thành của Ma rốc. Sau những nỗ lực cống hiến nhiệt thành cho võ cổ truyền và sự thành công trong võ nghiệp, vào năm 2000, vị nữ chưởng môn Tinh võ đạo Việt Nam này được tạp chí võ thuật của Pháp bầu chọn là "Người đàn bà vàng". Trong cuộc đời ruổi rong mưu sinh, Hồ Hoa Huệ đã từng là chủ một tiệm vàng ở thành phố. Không chỉ có vậy, ít người biết rằng bà còn có giai đoạn làm trưởng đoàn cải lương Bình Minh 78 với các nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Diệu Hiền, Lệ Thuỷ. Yêu thích nghe những làn điệu vọng cổ, bà đã sáng tác đến hơn 200 bài cho các nghệ sĩ thể hiện, đặc biệt trong đó có tuyển tập Bến nước hẹn hò. Tác phẩm: - Nỗi lòng bông huệ trắng (thơ, 2007) - Ray rứt (thơ, 2008) Hồ Hoa Huệ (1944-) tên thật là Nguyễn Thị Kim Xoa, quê ngoại thuộc tỉnh Tiền Giang, quê nội bà ở Bình Định, cái nôi của võ cổ truyền miền Trung và là nơi khởi phát, khẳng định danh tiếng của anh em nhà Tây Sơn. Bà mồ côi cha từ năm lên 2 tuổi, được ông nội đón về Bình Định nuôi dưỡng. Từ năm lên 5 tuổi bà bắt đầu học võ mà thầy dạy đầu tiên chính là ông nội, một võ sư phái Tây Sơn Bình Định. Đến năm lên 10 thì ông nội chỗ dựa lớn nhất của bà lúc đấy qua đời. Bà phiêu bạt lên Tây Nguyên và được thụ giáo võ sư Phạm Đồng tại đây. Được ít lâu bà theo mẹ xuôi về Mỹ Tho nhưng rồi cuộc sống lại buộc bà phải lộn ngược lên Sài Gòn, di chuyển chỗ ở liên tục từ quận 4, qua quận 8, xuống quận 10. Cái cực của đời bà là phải dịch chuyển rất nhiều, nhưng đó cũng là duyên may vì nhờ vậy bà được gặp và …

Hồ Hoa Huệ (1944-) tên thật là Nguyễn Thị Kim Xoa, quê ngoại thuộc tỉnh Tiền Giang, quê nội bà ở Bình Định, cái nôi của võ cổ truyền miền Trung và là nơi khởi phát, khẳng định danh tiếng của anh em nhà Tây Sơn. Bà mồ côi cha từ năm lên 2 tuổi, được ông nội đón về Bình Định nuôi dưỡng. Từ năm lên 5 tuổi bà bắt đầu học võ mà thầy dạy đầu tiên chính là ông nội, một võ sư phái Tây Sơn Bình Định. Đến năm lên 10 thì ông nội chỗ dựa lớn nhất của bà lúc đấy qua đời. Bà phiêu bạt lên Tây Nguyên và được thụ giáo võ sư Phạm Đồng tại đây.

Được ít lâu bà theo mẹ xuôi về Mỹ Tho nhưng rồi cuộc sống lại buộc bà phải lộn ngược lên Sài Gòn, di chuyển chỗ ở liên tục từ quận 4, qua quận 8, xuống quận 10. Cái cực của đời bà là phải dịch chuyển rất nhiều, nhưng đó cũng là duyên may vì nhờ vậy bà được gặp và thọ giáo những võ sư kỳ tài của nhiều môn phái. Đặc biệt, năm được 14 tuổi, bà trở thành môn sinh của võ sư Từ Thiện (tức Hồ Văn Lành), chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà, và từ lúc này bà mới mang tên Hồ Hoa Huệ.

Đến tuổi tam thập, Hồ Hoa Huệ mở lớp truyền thụ võ học ở đất Tiền Giang. Năm 41 tuổi, bà quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức khai lập môn phái Tinh Võ Đạo với mong ước gìn giữ, lưu truyền cho đời sau những tinh hoa võ cổ truyền dân tộc.

Từ đó đến nay, bà trở thành hội viên của Hiệp hội Võ thuật cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại là Uỷ viên Ban chấp hành Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam, thành viên của Ban tổ chức phụ trách chuyên môn và đối ngoại của Liên đoàn. Bà đang đào tạo các lớp võ sư, huấn luyện viên nòng cốt của môn phái Tinh Võ Đạo tại võ đường riêng của mình ở quận 7 và mở nhiều lớp cho các võ sinh tập luyện tại một số trung tâm thể dục thể thao, nhà văn hoá thiếu nhi quận tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Là một người phụ nữ có nét mặt phúc hậu, nhẹ nhàng và phong thái quý tộc, nhưng nữ võ sư Hồ Hoa Huệ đã từng đoạt giải vô địch tại liên hoan võ cổ truyền toàn quốc và là người phụ nữ đầu tiên dạy võ Việt Nam ở châu Âu, đồng thời được Liên đoàn Karate trao chứng chỉ võ sư đệ ngũ đẳng.

Trước 1975 Hồ Hoa Huệ đã từng giành được nhiều chiến thắng tại các giải đấu. Từ 1996 đến 1999 trong 4 năm liên tiếp bà đạt ngôi vô địch kỹ thuật võ cổ truyền toàn quốc hạng tuổi 50-60.

Ý nguyện lớn nhất của Hồ Hoa Huệ nhằm phát triển võ thuật Việt Nam ra thế giới là tạo điều kiện tốt cho các võ sư truyền bá môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam, tổ chức được các chương trình festival võ thuật thu hút các võ sư nước ngoài đến Việt Nam nhằm giao lưu giữa các môn võ của các dân tộc trên thế giới và Việt Nam. Với tâm nguyện đó, nữ võ sư từng nhiều lần lưu diễn và giảng dạy tại nước ngoài, mang võ Việt Nam "xuất khẩu" qua 15 nước châu Âu và châu Phi.

Đặc biệt, nhân lễ kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh do Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Paris tháng 11 năm 1998, tất cả những người tham dự đều rất xúc động khi giáo sư Trần Văn Khê, một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam truyền thống, đã đánh rơi gậy và ôm choàng lấy Hồ Hoa Huệ sau khi bà kết thúc bài biểu diễn có tên Đại đao Lý Thường Kiệt. Sau đó giáo sư đã đọc bài thơ Nam quốc sơn hà dành tặng cho nữ võ sư và đông đảo khán giả. Trong một tháng rưỡi có mặt ở Paris sau đó, Hồ Hoa Huệ đã từng nhiều lần trình diễn và hướng dẫn các võ sinh tại một số trường dạy võ thuộc Hiệp hội quốc tế võ đạo Việt Nam và Hội võ Kempo. Tại Nice, một thành phố biển lộng lẫy của nước Pháp, sau khi bà xuất hiện thì Trần Hoài Ngọc, chưởng môn phái Cửu Long võ đạo đã bái tổ dâng luôn kiếm lệnh của môn phái mà ông đã gây dựng trước đó 18 năm cho bà điều hành. Tại Thuỵ Sĩ, Huỳnh Đại Hải cũng đã mời Hồ Hoa Huệ đứng lớp một khoá huấn luyện các thế chiến đấu kéo dài 45 ngày cho 42 vệ sĩ chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ tại các ngân hàng.

Rời khỏi Pháp, bà lại trở thành đại sứ của võ cổ truyền dân tộc Việt Nam mang thông điệp và tâm nguyện chấn hưng võ thuật dân tộc tới cộng đồng người Việt ở Bỉ, Italia, Hà Lan, Đức và hầu khắp các tỉnh thành của Ma rốc.

Sau những nỗ lực cống hiến nhiệt thành cho võ cổ truyền và sự thành công trong võ nghiệp, vào năm 2000, vị nữ chưởng môn Tinh võ đạo Việt Nam này được tạp chí võ thuật của Pháp bầu chọn là "Người đàn bà vàng".

Trong cuộc đời ruổi rong mưu sinh, Hồ Hoa Huệ đã từng là chủ một tiệm vàng ở thành phố. Không chỉ có vậy, ít người biết rằng bà còn có giai đoạn làm trưởng đoàn cải lương Bình Minh 78 với các nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Diệu Hiền, Lệ Thuỷ. Yêu thích nghe những làn điệu vọng cổ, bà đã sáng tác đến hơn 200 bài cho các nghệ sĩ thể hiện, đặc biệt trong đó có tuyển tập Bến nước hẹn hò.

Tác phẩm:
- Nỗi lòng bông huệ trắng (thơ, 2007)
- Ray rứt (thơ, 2008)
Hồ Hoa Huệ (1944-) tên thật là Nguyễn Thị Kim Xoa, quê ngoại thuộc tỉnh Tiền Giang, quê nội bà ở Bình Định, cái nôi của võ cổ truyền miền Trung và là nơi khởi phát, khẳng định danh tiếng của anh em nhà Tây Sơn. Bà mồ côi cha từ năm lên 2 tuổi, được ông nội đón về Bình Định nuôi dưỡng. Từ năm lên 5 tuổi bà bắt đầu học võ mà thầy dạy đầu tiên chính là ông nội, một võ sư phái Tây Sơn Bình Định. Đến năm lên 10 thì ông nội chỗ dựa lớn nhất của bà lúc đấy qua đời. Bà phiêu bạt lên Tây Nguyên và được thụ giáo võ sư Phạm Đồng tại đây.

Được ít lâu bà theo mẹ xuôi về Mỹ Tho nhưng rồi cuộc sống lại buộc bà phải lộn ngược lên Sài Gòn, di chuyển chỗ ở liên tục từ quận 4, qua quận 8, xuống quận 10. Cái cực của đời bà là phải dịch chuyển rất nhiều, nhưng đó cũng là duyên may vì nhờ vậy bà được gặp và …
Bài liên quan

Vương Tùng Cương

Vương Tùng Cương (1947-) là nhà thơ Việt Nam quê ở Bắc Giang. Tác phẩm: - Lửa tầm xuân (1997) - Hoa lối sân chùa (1999) - Mùa xưa (2002) - Phía gió sương (2005) - Gặt với sao mai (2014) Hoa lối sau chùa (1999) Phía gió sương (2005)

Minh Huệ Nguyễn Đức Thái, Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái

Nhà thơ Minh Huệ (1927-2003) tên thật là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, tại Bến Thuỷ, Thành phố Vinh. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái. Nhà thơ Minh Huệ đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác: hội trưởng Hội Sáng tác văn nghệ Liên khu 4; trưởng ban ...

Phạm Quốc Ca Phạm Đình Ca, Khánh Thi, Đan Tâm

Phạm Quốc Ca tên thật là Phạm Đình Ca, sinh năm 1952 tại Diễn Châu, Nghệ An. Bút danh khác: Khánh Thi, Đan Tâm. Tác phẩm: - Tiếng trầm (1987) - Chân trời mở (1994) - Làng trong nỗi nhớ (1996)

Mai Văn Phấn

Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, Ninh Bình, hiện sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng. Ông là hội viên Hội Nhà văn thành phố Hải Phòng, Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: - Giọt nắng (thơ, NXB Hải Phòng, 1992) - Gọi xanh (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1995) - Cầu nguyện ban mai (thơ, NXB ...

Tô Như Châu Đặng Hữu Có

Tô Như Châu (1935-2000) tên thật là Đặng Hữu Có, quê An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng. Hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng. Tác phẩm chính đã xuất bản: - Cho tương lai bắt gặp (in chung), 1970 - Có phải em mùa thu Hà Nội (thơ), NXB Đà Nẵng, 1998

Ngọc Châu Nguyễn Ngọc Châu

Ngọc Châu (tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Châu) sinh năm 1948, nguyên quán Tương Nam, Nam Trực, Nam Định, hiện sống và làm việc tại Hải Phòng. Ông là nhà văn, dịch giả văn học Nga, Anh đồng thời là biên tập viên website Văn Thơ Việt phụ trách mục truyện ngắn. Nguyễn Ngọc Châu là hội viên Hội nhà văn Hải ...

Lê Xuân Đĩnh Lê Đình Đĩnh

Lê Xuân Đĩnh (1948-1974) tên thật là Lê Đình Đĩnh, là nhà thơ liệt sĩ, quê ở thôn Phong Vân B, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Sinh viên năm thứ 3 lớp Điện khoá 12 Trường Đaị học Nông nghiệp 1, Hà Nội. Nhập ngũ ngày 24/08/1970. Là Đảng viên ĐCSVN đồng thời là Đại đội trưởng quân đội nhân ...

Nguyễn Văn Thạc

Nguyễn Văn Thạc (1952-1972), tác giả cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi .

Trần Thị Thắng

Nhà văn, nhà thơ Trần Thị Thắng sinh năm 1948, quê ở Hưng Yên, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bắt đầu sáng tác từ năm 1973 với truyện ngắn đầu tay Tiếng gà và cánh diều , đến nay bà đã có 5 tập thơ và trường ca, 9 tập truyện ngắn, 4 tập truyện dài và 2 tập ký chân dung về các nhà ...

Phùng Chí Tâm

Phùng Chí Tâm sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ), từng là bộ đội, nguyên Phó Giám đốc nhà in Sách Giáo khoa, Bộ Giáo dục, nghỉ hưu tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...