Hình chiếu thẳng góc
Các phương pháp biểu diễn hình chiếu thẳng góc A. Phương pháp chiếu góc tư thứ nhất Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết được phương pháp chiếu góc tư thứ nhât ...
Các phương pháp biểu diễn hình chiếu thẳng góc
A. Phương pháp chiếu góc tư thứ nhất
Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết được phương pháp chiếu góc tư thứ nhât
CHÈN VIDEO goc1
B. Phương pháp chiếu góc tư thứ ba
Hãy quan sát video clip sau để biết về cách biểu diễn hình chiếu thẳng góc trong góc tư thứ ba. Và click vào Thông tin bổ xung để hiểu thêm về phương pháp này
CHÈN VIDEO goc3
Dùng phép chiếu thẳng góc để biểu diễn vật thể. Phương pháp này có ưu điểm là hình dáng và kích thước của vật cần biểu diễn được bảo toàn nhưng nhược điểm là phải sử dụng nhiều hình biểu diễn, nhất là với những vật thể có hình dạng phức tạp.Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các bản vẽ cơ khí và xây dựng. Dưới đây là ví dụ về một bản vẽ hình chiếu thẳng góc:
Khái niệm về hình cắt, mặt cắt
Hãy quan sát đoạn video clip về hình cắt, mặt cắt
CHÈN VIDEO hinhcat
Khái niệm về phương pháp hình cắt và mặt cắt
Để biểu diễn cấu trúc bên trong của vật thể trên các hình chiếu thường dùng nét đứt. Cách biểu diễn này làm cho bản vẽ không được rõ ràng sáng sủa.Giao trinh dien tu/VeKyThuat/Chuong3/hinh3.101.jpg
Để khắc phục điều đó ta dùng phương pháp hình cắt – mặt cắt. Nội dung của phương pháp đó như sau:
Giả sử ta dùng một mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể thành hai phần, bỏ đi phần giữa mắt người quan sát và mặt phẳng cắt, chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng song song với mặt phẳng cắt tưởng tượng được một hình biểu diễn gọi là hình cắt (Hình 4.10a). Nếu chỉ vẽ phần vật thể giao với mặt phẳng cắt tưởng tượng mà không vẽ những phần phía sau mặt phẳng cắt sẽ được một hình biểu diễn gọi là mặt cắt (Hình 4.10b)
Hình cắt
Hình cắt là hình chiếu phần còn lại của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát (Hình 4.11)
Chú ý: Việc cắt vật thể chỉ là cắt tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối với một hình cắt, các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gì nghĩa là trong thực tế vật thể vẫn nguyên vẹn.
* Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt.
Theo vị trí tương đối giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu, hình cắt được chia thành bốn loại sau:
+ Hình cắt đứng:
Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (Hình 4.12). Hình cắt đứng thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu đứng.
+ Hình cắt bằng:
Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (Hình 4.13). Hình cắt bằng thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu bằng.
+ Hình cắt cạnh:
Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (Hình 4.14). Hình cắt cạnh thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu cạnh.
+ Hình cắt nghiêng:
Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt không song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản (Hình 4.15)
* Phân loại hình cắt theo số lượng mặt phẳng cắt.
Theo số lượng mặt phẳng cắt, hình cắt được chia làm hai loại.
+ Hình cắt đơn giản:
Là hình cắt nhận được khi chỉ dùng một mặt phẳng cắt. Hình cắt đơn giản được chia ra:
Hình cắt dọc: Nếu mặt phẳng cắt dọc trục hoặc cắt dọc theo chiều dài hoặc chiều cao của vật thể (Hình 4.12).
Hình cắt ngang: Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với chiều dài hoặc chiều cao của vật thể (Hình 4.11).
+ Hình cắt phức tạp:
Là hình cắt nhận được khi có hai hay nhiều mặt phẳng cắt. Hình cắt phức tạp được chia ra:
– Hình cắt bậc: Khi các mặt phẳng cắt song song với nhau (Hình 4 .16)
– Hình cắt xoay: Khi các mặt phẳng cắt cắt nhau (Hình 4.17)
Để có hình cắt xoay trên hình 4.17, ta làm như sau:
Sau khi tưởng tượng cắt vật thể, ta xoay mặt cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản quanh trục là giao của hai mặt phẳng cắt tới vị trí mới sao cho hai mặt phẳng cắt trùng nhau sau đó chiếu hai mặt cắt lên mặt phẳng hình chiếu tưởng ứng, còn các phần tử khác ở phía sau mặt phẳng cắt vẫn chiếu bình thường như trước khi cắt. Chiều xoay không nhất thiết phải trùng với hướng chiếu sau khi cắt.
Ngoài ra, khi chỉ muốn thể hiện một phần nhỏ bên trong của vật thể, ta được phép chỉ cắt riêng một phần đó gọi là hình cắt riêng phần. Lúc này hình cắt được đặt ngay trên hình chiếu cơ bản. Giới hạn giữa hình chiếu và hình cắt riêng phần được vẽ bằng nét lượn sóng (Hình 4.18).
Để thể hiện cùng trên một hình chiếu cả hình dáng bên ngoài và bên trong của vật thể, có thể dùng hình cắt kết hợp bằng cách ghép nửa hình chiếu với nửa hình cắt. Giới hạn giữa hình chiếu và hình cắt vẽ bằng nét chấm gạch (Hình 4.19).
+ Mặt phẳng cắt được biểu diễn bằng nét cắt tại các vị trí đầu, cuối và chỗ chuyển tiếp.
+ Nét cắt không được chạm vào đường bao của vật thể hay cắt vào đường kích thước.
+ Vẽ mũi tên chạm vào nét cắt để chỉ hướng chiếu sau khi cắt, bên cạnh mũi tên có chữ hoa đặt tên cho hình cắt, trong mọi trường hợp các chữ hoa này đều phải viết theo hướng nằm ngang.
+ Cặp chữ hoa tên hình cắt (A–A, B–B,...) được đặt trên giá nằm ngang, giá này được vẽ bằng nét liền đậm và đặt phía trên hình cắt. (Hình 4.16, Hình 4.17).
+ Nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và các hình cắt đặt đúng vị trí hình chiếu tương ứng, không có các hình biểu diễn khác xen kẽ thì không cần thể hiện vị trí mặt phẳng cắt trên hình chiếu và trên hình cắt, không cần ghi chú và ký hiệu (Hình 4.12, hình 4.13, hình 4.14).
+ Để phân biệt phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và phần vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt, quy ước vẽ phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt bằng nét liền mảnh theo ký hiệu vật liệu như TCVN 7 – 93 quy định (Mục 4.3.4).
+ Đường ranh giới giữa nửa hình chiếu và nửa hình cắt của hình cắt kết hợp là trục đối xứng, nửa hình chiếu đặt bên trái trục đối xứng, nửa hình cắt đặt bên phải trục đối xứng nếu trục đối xứng vuông góc với đường bằng bản vẽ (Hình 4.19).
+ Nếu có nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt tuỳ theo nét liền đậm thuộc hình biểu diễn nào (Hình 4.20a).
+ Nếu nét liền đậm vừa thuộc hình chiếu vừa thuộc hình cắt thì nét lượn sóng được vẽ như hình 4.20b
+ Trong trường hợp hình chiếu và hình cắt không có chung trục đối xứng thì có thể dùng đường phân cách là nét lượn sóng (Hình 4.21).
+ Trong trường hợp ghép hình chiếu với hình cắt, không vẽ các nét khuất trên phần hình chiếu, nếu các nét đó đã thể hiện trên phần hình cắt.
+ Nếu một bộ phận của vật thể là một khối tròn xoay và có đường ranh giới rõ rệt, có thể lập hình cắt ghép riêng cho bộ phận đó, đường phân cách giữa nửa hình chiếu và nửa hình cắt là trục đối xứng của bộ phận đó (Hình 4.22).
+ Khi cắt dọc trục các chi tiết như trục đặc, trục chính, các cánh mỏng như gân chịu lực (Hình 4.23) bu lông,đinh tán, nan hoa... (Hình 4.24) thì coi như chúng không bị cắt (không gạch mặt cắt); viên bi không bao giờ bị cắt.
Một số lưu ý khi vẽ hình cắt:
* Khi nào vẽ hình cắt?
Khi những vật thể có cấu tạo rỗng ở bên trong, trên các hình chiếu của chúng có nhiều nét đứt thì phải dùng hình cắt để diễn tả những phần khuất đó. Khi đó chọn mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của phần rỗng để làm rõ được bề dàycủa vật thể cũng như hình dáng của phần rỗng bên trong.
* Vẽ hình cắt ở chỗ nào?
Quan sát trên các hình chiếu, nếu thấy trên hình chiếu nào có nhiều nét đứt diễn tả cấu tạo bên trong của vật thể thì chọn hình chiếu đó để vẽ hình cắt. Không nên lạm dụng thể hiện nhiều hình cắt trên một bản vẽ nếu chúng không đưa thêm những thông tin gì mới so với hình cắt đầu tiên.
* Dùng hình cắt loại nào?
Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà chọn loại hình cắt thích hợp. Xin gợi ý một số cách chọn:
– Nếu vật thể có cấu tạo bên trong đơn giản nên cắt toàn phần bằng một mặt phẳng cắt.
– Nếu vật thể có nhiều phần rỗng ở các vị trí khác nhau, dùng hình cắt bậc.
– Nếu muốn thể hiện cả phần rỗng bên trong và hình dáng bên ngoài của vật thể, chọn hình cắt kết hợp.
– Khi chỉ muốn thể hiện riêng một phần khuất nào đó, chọn hình cắt riêng phần.
* Khi nào dùng nét chấm gạch đậm?
Theo TCVN 8 – 85, nét chấm gạch đậm dùng để biểu diễn phần bề mặt đã được gia công nhiệt hoặc biểu diễn phần vật thể nằm trước mặt phẳng cắt mà theo quy định chúng không được thể hiện trên hình cắt. Nếu phần vật thể đó rất quan trọng và không thể không thể hiện, dùng nét chấm gạch đậm để vẽ.
* Những sai sót thường gặp khi vẽ hình cắt:
– Vẽ kí hiệu vết cắt và ghi chú lúc thừa, lúc thiếu.Cần nhớ rằng không vẽ vết cắt và ghi chú bắng cặp chữ cái khi mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình cắt đó được đặt ngay trên một trong những hình chiếu cơ bản.
– Vẽ thiếu các nét sau mặt phẳng cắt.
Mặt cắt
Mặt cắt là hình phẳng nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này để cắt vật thể (Hình 4.25).
Mặt phẳng cắt được chọn sao cho vuông góc với chiều dài của vật thể. Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo của phần tử bị cắt mà trên hình chiếu chưa thể hiện.
Mặt cắt được chia làm hai loại: Mặt cắt rời và mặt cắt chập.
Là mặt cắt đặt ở ngoài hình chiếu biểu diễn tương ứng (Hình 4.25).
+ Đường bao mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời dùng để thể hiện phần tử có đường bao tương đối phức tạp.
+ Mặt cắt rời đối xứng thường đặt theo đường kéo dài của nét cắt, lúc này trục đối xứng của mặt cắt trùng với nét cắt (Hình 4.26) hoặc ở giữa phần cắt lìa của hình biểu diễn tương ứng (Hình 4.27).
Lúc này trên mặt cắt và hình biểu diễn tương ứng không cần ghi chú và ký hiệu.
+ Cho phép đặt mặt cắt rời ở vị trí tuỳ ý nhưng lúc đó trên hình biểu diễn tương ứng và mặt cắt phải có ghi chú và ký hiệu.
Mặt cắt chập là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng tại vị trí cắt (Hình 4.28). Đường bao mặt phẳng cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập dùng để hiện các phần tử có đường bao đơn giản.
Các qui định về mặt cắt
+ Cách ghi chú và ký hiệu trên mặt cắt nói chung giống như cách ghi chú chữ và ký hiệu trên hình cắt.
+ Đối với mặt cắt chập và mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần cặp chữ cái đặt tên cho mặt cắt (Hình 4.29).
+ Mặt cắt được đặt đúng hướng của mũi tên chỉ hướng chiếu và cho phép đặt ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay thì trên cặp chữ cái vẽ một mũi tên cong (Hình 4.30).
+ Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục các lỗ tròn xoay, phần lõm tròn xoay thì trên mặt các đường bao của mặt tròn xoay được vẽ đầy đủ như trong hình cắt (Hình 4.31).
+ Đối với một số mặt cắt của cùng một vật thể có hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về vị trí và góc độ cắt thì các mặt cắt đó có ký hiệu giống nhau và chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện (Hình 4.32)
+ Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong để cắt, khi đó mặt cắt được vẽ theo dạng trải và ghi chữ "đã trải" dưới giá ngang của cặp chữ cái. (Hình 4.33).
+ TCV0007 – 93 qui định ký hiệu vật liệu trên mặt cắt như ở mục 2.5 đã trình bày.
+ Cách vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt:
– Các đường gạch trên mặt cắt phải kẻ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường trục chính của hình cắt, đường bao của hình cắt hoặc đường bằng của bản vẽ. (Hình 4.34) Nếu đường gạch gạch hoặc song song với đường bao của hình cắt hoặc đường trục chính của hình cắt thì được phép kẻ đường gạch gạch nghiêng 300 hoặc 600 (Hình 4.35).
– Trên mỗi hình cắt, mặt cắt của một vật thể cùng thuộc một bản vẽ thì đường gạch kẻ giống nhau (cùng hướng và cùng khoảng cách). Khoảng cách giữa các đường gạch gạch lớn hơn hoặc bằng 2 lần nét cơ bản và không nhỏ hơn 0,7mm.
– Các hình cắt, mặt cắt của các chi tiết khác nhau đặt cạnh nhau thì đường gạch mặt cắt của mỗi chi tiết được gạch có hướng khác nhau hoặc khoảng cách giữa các đường gạch khác nhau (Hình 4.36).
– Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2 mm, nếu các mặt cắt hẹp sát nhau thì giữa các mặt cắt phải để một vạch t trắng nhỏ làm ranh giới. (Hình 4.37)
– Nếu bề mặt phải gạch lớn quá cho phép chỉ gạch phần sát biên (Hình 4.38).
– Không gạch qua chữ số kích thước (Hình 4.39).
Vẽ mặt cắt nghiêng của vật thể là vẽ hình thật của giao giữa mặt phẳng cắt với các mặt bên của vật thể.
Ví dụ: Vẽ mặt cắt nghiêng A–A của vật thể đã cho như hình 4.40.
Cách làm gồm các bước sau:
+ Phân tích vật thể:
Vật thể gồm hai khối: Đế là khối hộp chữ nhật.
Thân là khối trụ tròn xoay.
+ Dạng giao tuyến:
– Mặt A–A cắt trụ theo một hình elíp không đầy đủ có:
Hình chiếu đứng gồm các điểm: 31, 21, 11
Hình chiếu bằng gồm các điểm: 3'2 ,, 22 , 12 , 2'2, 3'2
– Mặt cắt A – A cắt đế theo hình chữ nhật có:
Hình chiếu đứng 31, 41
Hình chiếu bằng 32, 3'2, 42, 4'2.
+Vẽ hình thật của mặt cắt:
Thực chất là dùng phương pháp thay mặt phẳng hình chiếu để xác định độ lớn của một hình phẳng đã trình bày trong chương trình hình học hoạ hình. Thứ tự thực hiện như sau:
– Kẻ đường thẳng h song song với A–A
– Trên h lấy các điểm 10, 20, 30, 40 có:
10 20 = 11 21; 20 30 =21 31; 30 40 = 31 41
+ Qua 20, 30, 40 kẻ các đường thẳng vuông góc với h và đặt:
+ Nối các điểm: 4, 3, 3*, 2,10 , 2', 3', 3', 4', 40 , 4 ta có được đường bao hình thật của mặt cắt A–A phải xác định.
Hình trích
Định nghiã
Hình trích là hình biểu diễn bổ sung cho một bộ phận nào đó của vật thể khi cần làm rõ hình dáng và kích thước của bộ phận đó.Hình trích được vẽ theo tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ hình biểu diễn tương ứng trên cùng một bản vẽ.
Ký hiệu hình trích
Trên hình biểu diễn tương ứng, tại phần tử cần trích vẽ đường tròn bằng nét liền mảnh kèm theo chữ số La mã đặt tên cho hình trích. Số La mã được viết trên đoạn nằm ngang của đường dẫn vẽ từ vòng tròn giới hạn phần tử cần trích của vật thể (Hình 3. 41 a).+ Phía trên hình trích:– Số la mã viết trên giá nằm ngang. – Tỷ lệ của hình trích viết dưới giá nằm ngang (Hình 4.41b).+ Hình trích có thể là hình cắt hay hình chiếu mà không phụ thuộc vào cách biểu hiện của hình biểu diễn tương ứng.
Hình 3.42 là hình trích rãnh của hai đầu trục trong đó, hình trích là hình cắt, hình biểu diễn tương ứng là hình chiếu.
Vẽ hình chiếu và ghi kích thước của vật thể
Vẽ hình biểu diễn
– Mọi vật thể dù đơn giản hay phức tạp đều do một hay nhiều khối hình học cơ bản tạo thành.– Khi vẽ hình chiếu của vật thể ta phải chọn hướng chiếu chính sao cho hình biểu diễn chính phải thể hiện được nhiều nhất, rõ nhất hình dáng và kích thước của vật thể.– Số lượng hình biểu diễn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vật thể và luôn phải theo nguyên tắc: số lượng hình biểu diễn ít nhất nhưng phải thể hiện được đầy đủ hình dáng và kích thước của vật thể.Thông thường vật thể được biểu diễn bằng ba hình chiếu, có khi người ta chỉ vẽ hai hình chiếu, thậm chí 1 hình chiếu. Hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần được vẽ khi cấu tạo của vật thể phức tạp. Có thể phân quá trình xây dựng hình biểu diễn của vật thể thành các bước sau:* Bước 1– Phân tích vật thể thành các khối hình học đơn giản.Vì dụ: Hình 3.43 là vật thể cần biểu diễn. Ta có thể phân tích thành ba khối hình học đơn giản như trên hình 3.44.
1– Đế có dạng hình lăng trụ, đáy trên và đáy dưới hình thang cân, hai góc sau vê tròn 1/4 trên mặt trụ có hai lỗ trụ xuyên suốt.2– Giá đỡ là khối lăng trụ có mặt trước và mặt sau là hình thang cân, mặt dưới phẳng tiếp xúc với đế, mặt trên khoét rãnh hình trụ.3– ổ là một khối hình trụ nằm ngang có lỗ xuyên suốt, mặt dưới đặt vào rãnh hình trụ của giá đỡ.
* Bước 2: Chọn hướng chiếu chínhQua phân tích vật thể có thể nhận thấy chọn hướng chiếu A trên hình 3.43 làm hướng chiếu chính là hợp lý.* Bước 3 Vẽ các hình chiếuTuỳ theo cấu tạo của vật thể ta có thể vẽ các hình chiếu theo trình tự sau:
1– Hình chiếu đứng – hình chiếu bằng – hình chiếu cạnh.2– Hình chiếu đứng – hình chiếu cạnh – hình chiếu bằng.
* Thứ tự các bước thực hiện sau khi đã chọn một trong 2 trình tự trên:+ Vẽ các đường trục đối xứng của vật thể trên ba hình chiếu.+ Lần lượt vẽ hình chiếu của đế, giá đỡ và ổ theo thứ tự:– Vẽ đường tròn nhỏ trước đường tròn lớn sau, tiếp đến vẽ các đường bằng, đường đứng và đường xiên, tiếp theo là xác định giao giữa các mặt và cuối cùng là vẽ các đường bao khuất.– Cần chú ý rằng trong vẽ kỹ thuật không biểu diễn các trục hình chiếu (oxyz) như trong hình học hoạ hình do đó khi vẽ cần phải có những đường chuẩn để từ đó xác định vị trí tương đối của các phần tử cấu tạo nên vật thể. Thông thường người ta dùng các trục đối xứng của các hình chiếu hoặc các mặt bên của vật thể để làm chuẩn đo kích thước trên các hình chiếu. – Khi vẽ hình chiếu thứ 3 ta dựng đường nghiêng 45o làm đường phụ trợ để vẽ. Hình 3.45 là ba hình chiếu của vật thể cho ở hình 3.43.
Ghi kích thước
Trong chủ đề 1 đã trình bày những kiến thức chung về ghi kích thước. Nhưng trong thực tế các vật thể có cấu trúc phức tạp và không giống nhau, do đó tuỳ thuộc vào mỗi vật thể được biểu diễn, ta có cách ghi kích thước cho phù hợp để phản ánh đầy đủ, chính xác độ lớn của vật thể. Các kích thước phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong khi đọc bản vẽ hoặc phải tính toán lại trong gia công.
a) Phân loại kích thước Người ta chia kích thước thành ba loại. – Kích thước định hình là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cấu tạo nên vật thể. Ví dụ: Hình 3.45: các kích thước (22, (38 và 44 xác định độ lớn của ổ trục, kích thước 110, 55, 16 xác định độ lớn của đế. – Kích thước định vị: Là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các phần tử cấu tạo nên vật thể. Ví dụ: Kích thước 82 và (16 xác định vị trí tương đối giữa 2 lỗ trụ và mặt dưới đế 1; kích thước 58 xác định tương đối giữa ổ 3 và gối đỡ 2. Kích thước định vị lấy theo ba chiều không gian, mỗi chiều không gian phải chọn một mặt nào đó để làm chuẩn kích thước.Ví dụ (Hình 3.46): Để xác định chiều rộng của vật thể có thể chọn mặt phẳng đối xứng của vật thể làm mặt chuẩn (chuẩn I).Để xác định chiều dày của vật thể chọn mặt sau của đế và giá đỡ làm mặt chuẩn (chuẩn II). Để xác định chiều cao chọn mặt dưới của đế làm mặt chuẩn (chuẩn III).– Kích thước định khối: Là kích thước lớn nhất theo ba chiều không gian của vật thể. Kích thước định khối còn gọi là kích thước choán chỗ.Ví dụ: Các kích thước 110, 58 và (38, 55 và 10 kích thước định khối của vật thể được biểu diễn trên hình 3.45.b) Phân bố kích thước Để kích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng, dễ đọc, tránh nhầm lẫn cần chú ý một số vấn đề sau:– Mỗi kích thước chỉ ghi một lần, không ghi lặp, ghi thừa.– Các kích thước định hình của phần tử nào ghi ở hình chiếu thể hiện rõ nhất đặc trưng hình dáng của phần tử đó.– Những kích thước có liên quan đến việc biểu diễn một bộ phận của vật thể nên để gần nhau. Mỗi kích thước được ghi ở một vị trí rõ ràng của bản vẽ, nên ghi ở ngoài hình biểu diễn và ghi tập trung ở một số hình biểu diễn, nhất là hình biểu diễn chính.
Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ 3 từ 2 hình chiếu đã cho
Đọc bản vẽ
Đọc bản vẽ là nghiên cứu các hình biểu diễn đã cho để hiểu được hình dáng, kết cấu của vật thể. Trình tự đọc bản vẽ có thể thực hiện như sau:– Phải xác định hướng chiếu cho từng hình chiếu, theo các hướng từ trước, từ trên (hoặc từ trái) để hình dung ra mặt trước, mặt trên (hoặc mặt trái) của vật thể.– Phân tích ý nghĩa các đường nét trên từng hình chiếu, mối quan hệ giữa các đường nét trên các hình chiếu để hình dung được từng bộ phận cấu thành vật thể.– Cuối cùng là tổng hợp những điều đã phân tích trên, hình dung ra hình dạng của vật thể được biểu diễn.
Mối quan hệ giữa các hình chiếu
Trên hình 3.47 biểu diễn ba hình chiếu của điểm A. Ta nhận thấy:– Hình chiếu đứng A1 được xác định bởi OAx và OAz - Hình chiếu bằng A2 được xác định bởi OAx và OAy– Hình chiếu cạnh A3 được xác định bởi OAy và OAzNhư vậy:
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng có chung kích thước song song với trục Oz – Độ xa cạnh của điểm.+ Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có chung kích thước song song với trục Oy – Độ xa của đểm.+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có chung kích thước song song với trục Ox– Độ cao của điểm.
Từ đó, khi biết hai hình chiếu của vật thể ta có thể vẽ được hình chiếu thứ ba của nó.
Cần chú ý trong bản vẽ kỹ thuật không vẽ các trục chiếu cũng như các đường dóng hình chiếu cho nên khi vẽ hình chiếu thức ba ta thường vẽ theo chuẩn kích thước.
Hình 3.47
Ví dụ
Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể đã cho như hình 3.48. Trình tự thực hiện như sau:a) Đọc bản vẽ Qua phân tích đường nét của hai hình chiếu ta thấy vật thể có thể chia thành ba phần: (Hình 3.49)+ Thân (1) có dạng hộp chữ nhật.Kích thước của thân là 38 x 26 x 15, phía dưới thân xẻ rãnh 28 x 26 x 4; mặt trên hai phía trước và sau có khoét hai rãnh nửa trụ R7, rộng 5 – lỗ (10 được khoan suốt từ trên xuống dưới + Hai quai (2) là hai nửa mặt trụ bán kính ngoài R10, bán kính trong R7 rộng 5.+ Hai tai (3): đầu của hai tai là các nửa mặt trụ R8, lỗ xuyên suốt (6 b) Vẽ hình chiếu cạnh. Nguyên tắc chung là vẽ các phần thấy trước, phần khuất sau, bộ phận chủ yếu trước, thứ yếu sau. Thứ tự thực hiện như sau (Hình 3.50)
Vẽ vật thể có lỗ xuyên
Vật thể xuyên là các vật thể có dạng hình học cơ bản và có các lỗ xuyên qua. Vẽ vật thể xuyên là vẽ giao giữa các mặt hình học đã học trong chương trình hình học họa hình. Ví dụ: Cho hình chiếu đứng của một vật thể xuyên và hình chiếu bằng chưa đầy đủ của nó (Hình 3.52). Hãy vẽ đầy đủ hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh và áp dụng hình cắt hợp lý trên các hình chiếu. Giải: Bước 1: Vẽ đầy đủ hình chiếu bằng của lỗ lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác cân xuyên qua trụ tròn xoay.Bước 2: Vẽ hình chiếu cạnh:Thực chất là vẽ giao giữa mặt trụ tròn xoay và lăng trụ chiếu bằng đáy hình vuông với lăng trụ chiếu đứng tam giác cân.+ Lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác nên hình chiếu đứng của giao trùng với hình chiếu đứng của lăng trụ.+ Trụ tròn xoay và lăng trụ có đáy hình vuông đều là các mặt chiếu bằng do đó hình chiếu bằng của giao trùng với hình chiếu bằng của trụ và lăng trụ đáy hình vuông.+ Tìm hình chiếu cạnh của giao:
– Vì mặt trên của lăng trụ là mặt phẳng bằng do đó trên hình chiếu cạnh sẽ suy biến thành đoạn thẳng nằm ngang. – Hai mặt bên của lăng trụ là các mặt phẳng chiếu đứng cắt trụ theo các cung elíp nên trên hình chiếu cạnh các cung A3 B3 C3 D3 cũng là các cung e líp.– Lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác cắt lăng trụ chiếu bằng đáy hình vuông tại các điểm E và K.Hình 3.53 giới thiệu cách tìm một nửa giao của lăng trụ đáy tam giác với trụ tròn xoay, giao của lăng trụ đáy tam giác với trụ có đáy là hình vuông.Nửa đối xứng còn lại cách vẽ cũng tương tự.Hình 3.54 là 3 hình chiếu vuông góc sau khi đã vẽ hoàn chỉnh và hình chiếu trục đo đã được cắt bỏ một phần tư để nhìn rõ cấu trúc bên trong của vật thể.