25/05/2018, 09:35

Cấu tạo của thân

Câu hỏi : 1. Thế nào là sự chuyên hoá hướng tâm và sự chuyên hoá ly tâm? 2. Bao màu trắng bên ngoài của "rau nhút" hình thành từ đâu? Cấu tạo sơ cấp Thân Song tử diệp Thân có ...

Câu hỏi: 1. Thế nào là sự chuyên hoá hướng tâm và sự chuyên hoá ly tâm?

2. Bao màu trắng bên ngoài của "rau nhút" hình thành từ đâu?

Cấu tạo sơ cấp

Thân Song tử diệp

Thân có đối xứng qua một trục và chia làm hai miền: miền vỏ mỏng, miền trụ trung tâm dày và quan trọng hơn.

Chi tiết cấu tạo sơ cấp thân Prunus ở giai đoạn cuối sự sinh trưởng sơ cấp

*Miền vỏ từ ngoài vào trong gồm:

- Biểu bì là lớp tế bào bên ngoài cả bao phủ khắp thân, vách ngoài của tế bào biểu bì được bao phủ bởi lớp cutin. Tế bào biểu bì không chứa lục lạp và trên biểu bì có chứa nhiều khí khẩu.

- Giao mô góc (hạ bì) làm thành một tầng tế bào và bao quanh thân, nếu thân có cạnh và rãnh thì giao mô làm thành đám rời rạc quanh thân.

- Nhu mô vỏ gồm vài lớp tế bào nhu mô vỏ có thể xếp chừa đạo, khuyết hay bọng tùy môi trường mà thân sống. Trong nhu mô vỏ, tế bào có thể chứa lục lạp, hoặc đôi khi có tế bào tiết.

- Tầng sinh bột là lớp tế bào giới hạn bên trong cùng của miền vỏ, trong tế bào chứa nhiều hạt tinh bột, đôi khi tế bào cũng có khung Caspary. Tầng sinh bột ở thân tương đương với nội bì ở rễ.

* Miền trụ trung tâm / trung trục

- Chu luân hay vỏ trụ hay trụ bì gồm một hay vài lớp tế bào nhu mô nằm bên dưới và xếp xen kẽ với tầng sinh bột. Khi thân hơi già, các tế bào chu luân có vách tẩm mộc tố (chu luân hóa cương mô).

Nguồn gốc và bản chất của vỏ trụ có thể rất khác nhau. Về chức năng, vỏ trụ được xem như một loại mô phân sinh có khả năng tăng số lượng các tế bào của nó. Vỏ trụ cũng có thể tạo nên những lớp trong của chu bì và cũng có khả năng hình thành các ống tiết. Trong rễ, vỏ trụ là nơi hình thành các rễ bên.

- Mô dẫn truyền gồm các bó libe và bó gỗ xếp chồng chất lên nhau trên một vòng tròn với bó gỗ nằm bên trong và bó libe nằm bên ngoài. Bó gỗ chuyên hóa ly tâm: mạch tiền mộc nhỏ xuất hiện trước ở trong, mạch hậu mộc to xuất hiện sau nằm bên ngoài; được gọi là nội cổ. Giữa libe và gỗ là tượng tầng mạch chưa chuyên hóa.

- Nhu mô tủy ở thân lớn hơn nhu mô tủy ở rễ, thường là nhu mô đạo. Vách tế bào nhu mô tủy cũng có thể tẩm mộc tố. Tủy một số cây có thể có ống tiết, một số cây có phần tủy bị phá hủy trong quá trình phát triển nên thường trở nên rỗng.

Thân đơn tử diệp

* Giống với thân song tử diệp do những đặc tính chung của thân như sau:

- Có sự đối xứng qua một trục.

- Miền vỏ mỏng ít quan trọng hơn miền trụ trung tâm (trung trục)

- Các bó libe và bó gỗ xếp chồng chất lên nhau.

* Tuy nhiên, thân đơn tử diệp khác với thân song tử diệp ở những điểm:

- Không có giao mô nằm bên dưới lớp biểu bì.

- Miền vỏ và miền trụ trung tâm không có giới hạn rõ rệt bằng tầng sinh bột, từ vòng sợi cương mô trở vào trong được xem là trung trụ.

- Có nhiều vòng bó libe gỗ đồng tâm trừ ở họ Khoai ngọt (Dioscoreaceae); càng đi vào trong trên mỗi vòng có số bó libe gỗ càng giảm với kích thước các bó càng lớn. Không bao giờ có tượng tầng libe gỗ giữa libe và gỗ. Bó gỗ có hình chữ V bao lấy bó libe bên trong, sự chuyên hóa ly tâm đặc biệt nầy gọi là sự chuyên hóa chu vi. Mỗi bó mạch có thể được bao quanh bằng những tế bào bao (bundle sheath).

- Nhu mô tủy chia làm hai phần: nhu mô phía ngoài có vách tẩm mộc tố, nhu mô phía trong tủy có vách còn celuloz.

Lát cắt ngang bó mạch của thân cỏ đơn tử diệp (Asparagus)

Sự biến thiên trong các cấu tạo của thân

Ở Khuyết thực vật, cơ cấu biến đổi tùy theo nhóm

Thân của Quyển bá Selaginella

Quyển bá là những cỏ nhỏ gặp ở rừng, vườn ẩm dưới bóng cây khác. Thân có phần vỏ quan trọng giống như ở rễ, bên trong có một hay nhiều trung trục; nội bì bao chung quanh mỗi trung trục gồm những tế bào rất to cũng có khung Caspary như ở rễ; chu luân với nhiều tầng tế bào; thường chỉ có hai bó libe và hai bó gỗ xếp xen kẽ, bó gỗ chuyên hóa hướng tâm vào trục và thường hòa với nhau làm thành một bó.

Thân của Thạch tùng Lycopodium

Miền vỏ dày hơn miền trụ trung tâm và chỉ có một trung trục, nội bì bình thường; bó gỗ và bó libe xếp xen kẽ nhưng lại có nhiều cực gỗ chuyên hóa hướng tâm xéo hay tiếp tuyến và giáp nhau làm thành một khối gỗ phức tạp.

Ngoài ra trong thân còn nhiều bó mạch khác là các bó lá hay bó của rễ.

Thân của Mộc tặc Equisetum

Mộc tặc là những cây cỏ nhỏ, lá teo thành vảy và mọc thành luân sinh trên thân. Thân của mộc tặc giống như một nhánh phi lao (dương) nhỏ và cũng dễ gảy thành đốt.

Thân có nhiều cạnh dọc xen kẽ với rãnh. Lát cắt ngang thân có nhiều đạo hay bộng trong đó có bộng trung tâm ở giữa thân to, bộng dưới rãnh nhỏ nằm trong nhu mô vỏ, giáp với mô dẫn truyền là bộng dưới cạnh nhỏ hơn cả. Trong nhu mô vỏ, dưới cạnh dọc là khối giao mô, dưới rãnh là lục mô hình hàng rào chứa lục lạp. Nội bì rất rõ. Trong trung trục có nhều bó mạch gỗ, mỗi bó libe gỗ xếp chồng chất, gỗ chuyên hóa ly tâm và chu vi. Ở cực gỗ nơi mạch tiền mộc, tế bào tan đi và bộng dưới cạnh được thành lập.

0