Hiểu và cảm một tác phẩm văn chương – Văn học lớp 12
Đề bài: Hiểu và cảm một tác phẩm văn chương – Văn học lớp 12. Tầm đón đợi của độc giả cũng là một yếu tố quyết định đến giá trị của một tác phẩm. Nếu một tác phẩm quá dễ để người đọc hiểu và cảm nhận thì nó không có giá trị là mấy, còn một tác phẩm quá khó thì lại nằm ngoài những kiến thức và ...
Đề bài: Hiểu và cảm một tác phẩm văn chương – Văn học lớp 12. Tầm đón đợi của độc giả cũng là một yếu tố quyết định đến giá trị của một tác phẩm. Nếu một tác phẩm quá dễ để người đọc hiểu và cảm nhận thì nó không có giá trị là mấy, còn một tác phẩm quá khó thì lại nằm ngoài những kiến thức và hiểu biết của người đọc. Điều đó làm cho tác phẩm không được tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói hiểu và cảm một tác phẩm văn chương là một yếu tố quan trọng. Hiểu ...
Đề bài: Hiểu và cảm một tác phẩm văn chương – Văn học lớp 12.
Tầm đón đợi của độc giả cũng là một yếu tố quyết định đến giá trị của một tác phẩm. Nếu một tác phẩm quá dễ để người đọc hiểu và cảm nhận thì nó không có giá trị là mấy, còn một tác phẩm quá khó thì lại nằm ngoài những kiến thức và hiểu biết của người đọc. Điều đó làm cho tác phẩm không được tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói hiểu và cảm một tác phẩm văn chương là một yếu tố quan trọng. Hiểu và cảm là hai bước tiếp nhận văn chương.
Hiểu là bước tiếp nhận đầu tiên mà độc giả tiếp xúc với một tác phẩm văn chương. Ban đầu khi mới đọc một văn bản thì điều đầu tiên là ta phải hiểu nội dung của văn bản ấy muốn nói về cái gì. Đây có thể coi là bước cơ bản đầu tiên và hiểu đúng thì mới có thể cảm nhận được hết những giá trị ý nghĩa của tác phẩm đó được. Vậy làm sao để có thể hiểu một tác phẩm?. Để hiểu một tác phẩm thì ta cần phải đọc một cách cẩn thận, đọc một lần không hiểu thì phải đọc lại nhiều lần. Giống làm một bài toán khó vậy, giải một lần chưa được thì phải giải nhiều lần. Sau đó ta có thể nắm được những ý chính về nội dung mà văn đó muốn truyền đạt. Cụ thể ví dụ khi ta tiếp nhận truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thì ta phải đọc cẩn thận văn bản. Sau đó ta có thể tóm tắt lại câu chuyện bằng ý hiểu của mình. Khi tóm tắt được có nghĩa là ta đã hiểu nội dung của truyện.
Nội dung của truyện ngắn Chí Phèo là kể về cuộc đời của một người nông dân tiêu biểu, đại diện cho lớp người sống dưới đáy của xã hội thực dân phong kiến. Vốn dĩ người nông dân ấy là một thanh niên hiền lành chất phác nhưng xã hội thối nát đã đẩy anh trở thành một nên lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ. Bị đi tù khi trở về làng thì bị coi là tên quỷ dữ. Những tưởng tình yêu của cô nàng xấu xí trong làng có thể cảm hóa được con người Chí và đưa Chí trở về sống một cuộc đời lương thiện. Nhưng định kiến xã hội, thế lựa xã hội tàn ác ấy đã nhẫn tâm chặn con đường quay trở lại làm người của Chí. Cuối cùng Chí Phèo giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Hay ta có thể hiểu được nội dung bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là tình yêu đôi lứa với nỗi nhớ và ước nguyện được yêu của nhân vật trữ tình.
Bước thứ hai là cảm nhận, đây là một bước quan trọng để có thể hiểu hết những giá trị của một tác phẩm văn chương. Sau khi hiểu được nội dung của một tác phẩm thì ta phải hóa thân vào nhân vật để cảm nhận được hết những câu chuyện của họ. Ví dụ như ta hóa thân vào nhân vật Chí Phèo, ta say cùng Chí, khóc cùng Chí, cười cùng Chí, ước mơ cùng Chí. Chỉ có hóa thân vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật thì ta mới có thể cảm nhận được hết những nét tâm trạng của một người muốn trở về làm người lương thiện. Chưa bao giờ con đường trở lại làm người lương thiện lại khó khăn như thế. Có cảm nhận được hết ta mới thấy xã hội thực dân phong kiến tàn ác và xấu xa đến mức nào, có cảm nhận được thì mới thương xót cho số phận của người nông dân. Cũng vì cảm nhận được thì mới có thể thấy ước mở giản dị của Chí Phèo giản dị đấy nhưng cao đẹp và hạnh phúc êm đềm nhường nào. Hay ta cảm nhận bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu cũng thế, khi đặt mình đứng trước muôn vàn hình ảnh đẹp của cuộc sống ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của nó, mới thấy yêu thiên nhiên cuộc sống, ham sống biết nhường nào.
Tóm lại hiểu và cảm là hai bước quan trọng để tiếp nhận một tác phẩm văn học. Có hiểu được thì mới cảm được. Để hiểu thì cần phải đọc kĩ càng, phân tích tác phẩm. Khi đã hiểu thì hãy cảm nhận, đặt mình vào vị thế của người sáng tác, của nhân vật để thấu hiểu cảm xúc của họ.