28/05/2017, 19:39

Phân tích sự Sáng tạo trong văn học – Văn lớp 12

Đề bài: Phân tích sự Sáng tạo trong văn học – Văn lớp 12. Nhà văn Nam Cao đã từng thể hiện quan điểm sáng tác của mình rằng: “Văn chương không dung nạp những người thợ khéo tay làm theo vài kiểu mầu cho sẵn. Văn chương chỉ dung nạp những những người biết đào sâu, biết tìm tòi. Khơi ...

Đề bài: Phân tích sự Sáng tạo trong văn học – Văn lớp 12. Nhà văn Nam Cao đã từng thể hiện quan điểm sáng tác của mình rằng: “Văn chương không dung nạp những người thợ khéo tay làm theo vài kiểu mầu cho sẵn. Văn chương chỉ dung nạp những những người biết đào sâu, biết tìm tòi. Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao thể hiện rõ sự sáng tạo trong văn chương là vô cùng cần thiết. Văn chương cần sáng ...

Đề bài: Phân tích sự Sáng tạo trong văn học – Văn lớp 12.


Nhà văn Nam Cao đã từng thể hiện quan điểm sáng tác của mình rằng: “Văn chương không dung nạp những người thợ khéo tay làm theo vài kiểu mầu cho sẵn. Văn chương chỉ dung nạp những những người biết đào sâu, biết tìm tòi. Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao thể hiện rõ sự sáng tạo trong văn chương là vô cùng cần thiết.


Văn chương cần sáng tạo những mặt nào? Có thể nói để sáng tạo được văn chương thì trước tiên những nhà văn nhà thơ phải thật sự là những người tài năng. Bởi nếu không có tài năng thì làm sao có thể sáng tạo được. Nếu chỉ làm theo mẫu của những người đi trước thì văn chương của chúng ta không bao giờ phát triển, xã hội luôn thay đổi và phát triển cho nên văn chương cũng cần phải thay đổi để phù hợp điều kiện lịch sử xã hội mới. Không thể viết văn thơ chữ Hán cho người hiện đại đọc được. Cũng không thể viết những vấn đề quá xa vời với thực tại đời sống. Chính vì thế sáng tạo để tạo ra cái mới để làm nên những tác phẩm văn chương phù hợp với xã hội mới là một việc làm cần thiết. Nó góp phần làm nên một nền văn học phát triển và đa dạng phong phú hơn.


Trước hết, người sáng tác phải sáng tạo về mặt nội dung. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng nội dung là những hiện thực khách quan của đời sống xã hội, ở ngoài có như thế nào thì phản ánh như thế. Tuy nhiên, cùng với một sự vật hiện tượng này thì ở trước đó cũng có người viết về nó rồi. Khi quyết định viết về một đề tài mà đề tài đó đã được một nhà văn nổi tiếng trong quá khứ viết thành một tác phẩm quá xuất sắc, giá trị của nó đến nay vẫn còn nguyên và vẫn được độc giả đón nhân rất nhiều thì ta phải sáng tạo cái mới. Nếu như cùng một đề tài thì phải tìm cách triển khai khác, hình thức khác, cách viết khác thì mới mong có thể được độc giả đón nhận.

Không thể cùng viết về một đề tài và chọn cách dẫn truyện và kết thúc giống nhau thì nó là khuôn mẫu. Để vượt qua một tác phẩm được coi là xuất sắc là điều không hề dễ. Ví dụ như cùng viết về đề tài cuộc đời và số phận của người nông dân nhưng Nam Cao có một cách viết khác, Ngô Tất Tố khai thác khía cạnh khác và Kim Lân cũng có cách kết thúc khác. Chí Phèo của Nam Cao thì chọn cái chết để chấm dứt cuộc đời tha hóa của mình, chị Dậu của Ngô Tất Tố cũng rơi vào hoàn cảnh bế tắc hết bán chó lại bán con còn đến với Kim Lân nhân vật Tràng thấp thoáng nghĩ đến hình ảnh của những người cướp xe thóc Nhật. Đó là con đường đi tới cách mạng.


Không chỉ sáng tạo về mặt nội dung mà tác phẩm văn học còn phải sáng tạp về mặt nghệ thuật. Nếu trước đó viết thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm làm thơ theo những thể thơ cố định luật vần như thất ngôn bát cú đường luật, song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyết…thì bây giờ phải sáng tạo thay đổi nghệ thuật đó để phù hợp với xã hội. Về thơ ca, thể thơ tự do và nhiều thể thơ khác đã được các nhà thơ hiện đại sử dụng triệt để, hình ảnh được nhà thơ chọn lọc một cách kĩ càng, các biểu tượng thơ mang tính khái quát và giàu ý nghĩa.

Về truyện ngắn, người kể chuyện, miêu tả tâm lý nhân vật, độc thoại, đối thoại… đều được sáng tạo để phù hợp với từng văn bản khác nhau. Trên thực tế, thơ ca nổi bật với phong trào Thơ mới đã sáng tạo rất nhiều trong nghệ thuật làm thơ. Tiêu biểu Xuân Diệu là người tiếp thu những nét đặc sắc về thi pháp của phương Tây để áp dụng trong thơ của mình. Những từ ngữ như “hơn một”, “dăm bảy” đều là cách nói học từ nước ngoài.

su sang tao trong van hoc


Như vậy có thể thấy, nghệ thuật cũng cần phải sáng tạo để không bị cũ, không bị lạc hậu. Sáng tạo văn chương là sứ mệnh của các nhà văn, có sáng tạo thì mới có giá trị chứ chỉ làm theo những gì người đi trước làm thì nền văn chương ấy không bao giờ phát triển được.

 

0