Hiệu quả của quy hoạch
Khi quy hoạch đến năm 2010, một số cơ cấu cây trồng sẽ được thay thế bằng các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Để đánh giá hiệu quả nuôi tôm quảng canh cải tiến so với các mô hình khác, kết quả điều tra cho thấy nếu nuôi ...
Khi quy hoạch đến năm 2010, một số cơ cấu cây trồng sẽ được thay thế bằng các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Để đánh giá hiệu quả nuôi tôm quảng canh cải tiến so với các mô hình khác, kết quả điều tra cho thấy nếu nuôi tôm quảng canh cải tiến thì đầu tư cao khoảng 44 triệu/ha, tuy nhiên cho lợi nhuận khá cao 50 triệu/ha so với các mô hình khác. Nếu trồng lúa chỉ lợi khoảng 2 triệu đồng/ha; cây ăn trái khoảng; màu hay dây thuốc cá khoảng 24 triệu đồng/ha; trong khi đó trồng mía hiện nay chỉ lợi khảng 13 triệu đồng/ha (số liệu điều tra thực tế năm 2002). Chi tiết các tính tóan trình bày trong Bảng 6.9.
Kiểu sử dụng | Vật tư | Tổng thu | Thuê lao động | Lao động gia đình | Lợi nhuận có lao động gia đình/ha | Lợi nhuận Không lao động gia đình/ha |
Lúa | 1.919.864 | 4.620.034 | 601.868 | 972.835 | 1.125.467 | 2.098.302 |
Thuốc Cá | 6.448.187 | 33.518.135 | 2.309.326 | 1.527.461 | 23.233.161 | 24.760.622 |
Cây ăn trái | 3.248.031 | 28.196.135 | 305.450 | 1.107.731 | 23.534.923 | 24.642.654 |
Màu | 5.943.279 | 33.894.982 | 3.203.405 | 3.711.111 | 21.037.187 | 24.748298 |
Mía | 7.708.258 | 32.259.851 | 10.849789 | 2.150833 | 11.550.972 | 13.701.804 |
Tôm QCCT | 44.135.974 | 94.764.316 | 373.977 | 1.847.348 | 48.407.017 | 50.254.365 |
Ngoài ra trong năm 2003, Phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện Cù Lao Dung đã tiến hành một nghiên cứu các mô hình hiệu quả trong toàn huyện và đã đưa ra một số mô hình đang được người dân áp dụng. Hầu hết các mô hình có hiệu quả hiện nay trong hệ thống canh tác của nông hộ là chăn nuôi heo (quy mô khoảng 10-20 con/hộ), bò (10 con/hộ; chỉ khảo sát 1 hộ) và các cây trồng cạn như: Khoai lang, Bắp-dưa hấu, Bắp-bí đỏ, Bắp lai, Bắp lai-đậu xanh, và các loại cây ăn trái như: Bưởi, đu đủ, quít. Kết quả cho thấy các mô hình này thường được áp dụng ở quy mô nhỏ, trung bình khoảng 0,5 đến 1 ha, tuy nhiên có một số hộ đã tăng diện tích khoảng hơn 1ha. Chi tiết các mô hình và hiệu quả kinh tế được trình bày trong Bảng 3.10.
Bảng 6.10 cho thấy các mô hình trồng cây ăn trái đặc biệt là cây có múi như Bưởi, quít cho lợi nhuận và thu nhập rất cao khoảng 50 triệu đồng/ha. Trong khi đó thì rau màu như Bắp lai trồng xen dưa hấu, Bí, Khoai lang thì cho thu nhập bình quân khoảng 20 triệu - 30 triệu đồng/ha. Nếu trồng chuyên Bắp lai không thì thu nhập không cao lắm. Về chăn nuôi thì chủ yếu là heo và lợi nhuận trung bình thu nhập khoảng 6 triệu/năm/hộ. Đây là nguồn thu nhập thêm và tiết kiệm của gia đình.
Mô hình | Qui mô | Tổng thu | Tổng chi phí | Lãi ròng | Thu nhập |
Bắp lai | 1ha | 13.283 | 4.558 | 8.725 | 9.510 |
Khoai lang | 1ha | 30.000 | 10.500 | 19.500 | 21.250 |
Bắp - Dưa hấu | 1ha | 43.000 | 20.000 | 23.000 | 24.750 |
Bắp - Bí đỏ | 1ha | 43.350 | 15.000 | 28.350 | 30.500 |
Bắp lai + Đậu xanh | 1ha | 15.000 | 6.000 | 9.000 | 11.000 |
Đu đủ | 1ha | 50.000 | 16.000 | 34.000 | 38.000 |
Bưởi | 1ha | 76.500 | 22.000 | 45.500 | 57.000 |
Bưởi + Quít | 1ha | 64.286 | 14.286 | 50.000 | 54.286 |
Cá ao | 750 m2 | 23.333 | 13.333 | 10.000 | 10.000 |
Heo | 13 con | 14.527 | 7.927 | 6.479 | 6.664 |
Bò | 10 con | 11.000 | 6.000 | 5.000 | 5.500 |
Nguồn: Phòng NN-ĐC huyện Cù Lao Dung, 2003.
Trên cơ sở các diện tích quy hoạch phát triển nông – ngư nghiệp (khu vực I) cho thấy vùng Cù Lao Dung có tiềm năng phát triển Nông –Ngư nghiệp là ngành sản xuất chính ít nhất từ nay đến năm 2010, theo thống kê đất nông nghiệp năm 2002 là 13.295,1 ha chiếm 52,16% đất tự nhiên và khu vực I đóng góp khoảng 55% giá trị sản xuất với tổng giá trị nông lâm ngư (giá CĐ 94) là 280.722 triệu đồng năm 2000 , dự kiến sẽ đạt 476.314 triệu đồng năm 2010, với tốc độ tăng bình quân 106,05%. Trong đó giá trị Thủy sản sẽ tăng hơn so với giá trị của trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy với phương án I và II, ta chỉ tập trung mô hình cây Mía, cây ăn trái và rau màu, trong khi đó với phương án III thì hiệu quả sản xuất thuỷ sản sẽ cao hơn, đồng thời cũng duy trì được hiệu quả của cây ăn trái. Cơ cấu giá trị sản xuất tăng 202,71%. Chi tiết xem Bảng 6.10.
HẠNG MỤC | ĐVT | ||||||
Năm | Tốc độ phát triển bq (%) | ||||||
2000 | 2005 | 2010 | 01-05 | 06-10 | 01-10 | ||
I. Giá trị sản xuất nông lâm ngư (giá CĐ 94) | Tr. đồng | 280722 | 258140 | 476314 | 97,90 | 113,05 | 106,05 |
* Nông nghiệp | ‘’ | 253.189 | 191.436 | 235.297 | 93,25 | 104,20 | 99,25 |
- Trồng trọt | ‘’ | 244.778 | 157.014 | 178.798 | 89,50 | 102,65 | 96,60 |
- Chăn nuôi | ‘’ | 8.411 | 34.422 | 56.499 | 142,25 | 110,40 | 123,55 |
* Thuỷ sản | ‘’ | 14.706 | 53.428 | 209.148 | 138,05 | 131,40 | 134,30 |
* Lâm nghiệp | ‘’ | 12.827 | 13.276 | 31.869 | 100,85 | 119,15 | 110,65 |
II, Giá trị sản xuất nông lâm ngư (giá thực tế) | ‘’ | 340.672 | 348.449 | 690.593 | 100,55 | 114,65 | 108,15 |
* Nông nghiệp | ‘’ | 305.612 | 258.394 | 341.119 | 95,90 | 105,75 | 101,25 |
- Trồng trọt | ‘’ | 289.029 | 211.966 | 259.258 | 92,55 | 104,10 | 98,80 |
- Chăn nuôi | ‘’ | 16.583 | 46.428 | 81.861 | 129,35 | 112,00 | 119,40 |
* Thuỷ sản | ‘’ | 18.726 | 72.130 | 303.265 | 140,10 | 113,30 | 230,00 |
* Lâm nghiệp | ‘’ | 16.334 | 17.925 | 46.209 | 102,35 | 120,85 | 112,25 |
III, Cơ cấu giá trị sản xuất | % | 100,00 | 102,28 | 202,71 | - | - | - |
* Nông nghiệp | ‘’ | 89,71 | 75,85 | 100,13 | - | - | - |
- Trồng trọt | ‘’ | 94,57 | 69,36 | 84,83 | - | - | - |
- Chăn nuôi | ‘’ | 5,43 | 15,19 | 26,79 | - | - | - |
* Thuỷ sản | ‘’ | 5,50 | 21,17 | 89,02 | - | - | - |
* Lâm nghiệp | ‘’ | 4,79 | 5,26 | 13,56 | - | - | - |
- Việc chuyển dịch cơ cấu từ độc canh cây lúa trong mùa mưa, sang mô hình trồng 1 màu và cây ăn trái sẽ tạo thêm thu nhập để nâng cao mức sống gia đình, đặc biệt khi kết hợp kinh tế vườn cây ăn trái với du lịch sinh thái vườn sẽ tạo thêm nhiều dịch vụ phục vụ du lịch ngoài nông nghiệp sẽ tăng thêm việc làm cho người dân trong vùng..
- Sự chuyển đổi những vùng canh tác cây trồng rau màu và các loại cây khác sang 1vụ màu hay cá trong mùa mưa và nuôi tôm trong mùa khô trong vùng ảnh hưởng mặn trong mùa nắng sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập trên 1 ha diện tích canh tác, góp phần xóa đói, giãm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho đại bộ phận nhân dân, chuyên canh màu góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của một huyện vừa phát triển.
Đồng thời phát huy được thể mạnh của nguồn tài nguyên nước mặn cho các vùng ven biển, quy hoạch chuyển cơ cấu sang chuyên canh nuôi tôm kết hợp với các loại thủy sản khác sẽ là nguồn thu nhập lớn cho huyện giúp huyện có điều kiện tăng cường và cải thiện đời sống xã hội nhân dân trong huyện ngày càng cao.
Khi chuyển đổi một diện tích lớn từ môi trường ngọt sang môi trường mặn lợ để nuôi trồng thủy sản sẽ có không ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường đất và nước trong quá trình nuôi tôm. Do đó khi thực hiện quy hoạch sẽ có một số dự báo sau đây về mặt môi trường: - Tài nguyên thiên nhiên sẽ có sự thay đổi lòai sinh vật thủy sản từ môi trường ngọt sang lợ mặn khi gia tăng diện tích nuôi tôm các vùng phía dưới của huyện thuộc các xã An Thạnh III, An Thạnh Nam, An Thạnh Đông, Đại Ân I. Thay đổi phương cách quản lý nước và thay đổi cơ cấu cây trồng kèm theo thay đổi các loại thực vật nước ngọt. - Khi chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp thì về lâu dài chất lượng đất sẽ chuyển dần sang đất bị mặn hóa và bị sodic hóa làm đất khó canh tác được các cây trồng khác. - Nếu quá trình chuyển đổi sang nuôi tôm trên một diện tích lớn từ 618 ha lên 5.000 đến 6.000 ha năm 2010, nếu không có chính sách và quy định cụ thể sẽ gây hiện tượng ô nhiễm môi trường chất lượng nước và đem lại hậu quả là tôm sẽ bị bịnh chết với điều kiện môi trường này gây thiệt hai môi trường và vật chất cho người dân. Đặc biệt là khi tiến hành nuôi tôm thâm canh. - Các vùng đào vuông tôm khi bên dưới có chứa phèn tiềm tàng hay họat động thì khi lên vuông tôm sẽ đưa đất phèn tiềm tàng lên mặt đê bao và đất sẽ bị oxi hóa tạo ra các muối phèn và khi mưa đến sẽ rữa các muối phèn làm ô nhiễm kinh mương hay xuống các ao nuôi làm môi trường nước trong vuông sẽ bị xấu đi. - Quá trình nuôi tôm trên diện rộng nếu không có các giải pháp về quản lý nước và mùa vụ sẽ là nơi có môi trường cho các dịch bịnh tồn tại và phát triển liên tục trong mùa sau. - Các trại tôm giống không được quan tâm và kiểm sóat đúng mức sẽ là điểm khởi đầu cho dịch bịnh tôm trong vùng. - Sự gia tăng dân số, đô thị quá trong thời gian tới sẽ làm gia tăng lượng rác và nước thải sẽ có ảnh hưởng đến tòan môi trường nước của huyện Cù Lao Dung - Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ môi trường phòng chống dịch bịnh cho tôm và các loài thủy sản khác được coi là quan trọng và cấp bách trước khi phát triển trên diện rộng.