09/06/2018, 18:34

Hiện tượng bóng đè - Câu hỏi hay

Em năm nay 23 tuổi, khi ngủ em hay bị bóng đè, lúc ấy em có cảm giác không thể thở được, chân tay rất mệt mỏi, nhất là khi em ngủ trưa. Bên cạnh đó, bản thân em lại có tật ngáy khi ngủ. Em rất lo lắng sau khi lập gia đình ...

Em năm nay 23 tuổi, khi ngủ em hay bị bóng đè, lúc ấy em có cảm giác không thể thở được, chân tay rất mệt mỏi, nhất là khi em ngủ trưa.

Bên cạnh đó, bản thân em lại có tật ngáy khi ngủ. Em rất lo lắng sau khi lập gia đình mà tật xấu này vẫn chưa được khắc phục thì em rất xấu hổ.

Mong anh chị giúp em có thể có các biện pháp khắc phục cả hai vấn đề trên được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

 

hiện tượng khi ngủ bị bóng đè theo các tài liệu và các phim khoa học mà mình coi là do khi ngủ não của bạn không nhận đủ oxy, nói cách khác là lượng máu lên não thấp hơn so với bình thường nên cơ thể sinh ra hiện tượng bóng đè. Thường thì những người ngáy khi ngủ có nguy cơ bị bóng đè cao hơn, do đó muốn tránh bị hiện tượng này mình lưu ý bạn rằng bạn có thể nằm nghiêng khi ngủ, ngủ ở chỗ thoáng nhiều không khí lưu thông! chúc bạn khỏe - (nguyenson1521991)

Để thoát khỏi "con ma" khi bị bóng đè, bạn đừng cố vùng vẫy gì hết (cái này 100% ai bị cũng từng cố:))), lúc đó cơ thể chưa được unlock, nên có cố gắng thế nào cũng chỉ nằm yên 1 chỗ thôi. Nhắm mắt lại, thả lỏng, điều chỉnh nhịp thở, chỉ chú ý đến nhịp thở, khoảng 1-2 phút khi bắt đầu có cảm giác cơ thể thì thử đưa tay hay xoay mình, nếu được, thì có thể dậy được rồi, đừng có nằm thêm nữa, nếu chưa được tiếp tục bài "hít vào thở ra". Mình cũng đã từng bị hồi còn học cấp 3, nhưng khi thực hiện như cách trên thì lần nào cũng thắng cái "bóng" cả. Thêm nữa bạn cũng đừng làm việc quá sức, nên ăn ngủ đúng giờ giấc, tự động mọi thứ sẽ bình thường trở lại. Còn cái bệnh ngáy thì chịu :)). - (tuanteocdt)

Mình cũng hay gặp phải tình trạng này. Khi cơ thể mệt mỏi vì làm việc quá sức (16h/ngày) thì 100% khi nằm ngủ là mình bị ngay. mình có 1 KN của bản thân đó là: nếu bị bóng đè thì đặt 1 vật bằng kim loại ngay dưới gối ngủ (có thể là 1 con dao) thì ngủ sẽ không bị -> còn về lâu dài thì nên giảm khối lượng công việc cũng như những áp lực trong cuộc sống-> đầu óc thư giãn mình nghĩ là sẽ hết. Hi vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn chút it :D - (Vũ Thành Dô)

Tôi đã bị hồi nhỏ suốt mấy năm trời về bệnh này. Nhưng thật may mắn là gia đình tôi quá nghèo, nên phải tham gia làm việc cực nhọc, và chính vì những lao động khổ cực này từ nhỏ, và đầu óc đam mê và suy nghĩ làm sao học hành cho tốt và ngoài giờ học, thì tích cực đi đá banh, chạy bộ cho ra thật nhiều mồ hôi, cũng với tích cực suy nghĩ làm sao cho các hoạt động từ thiện của mình dày hơn.. Và tôi lao vào làm việc một cách say sưa ngoài giờ học phụ giúp gia đình, rồi đi làm thêm. - (www)

Bóng đè là hiện tượng bị rơi vào giấc ngủ trong đó có xảy ra 2 vấn đề cần điều trị ngay là hiện tượng tim đập chậm lại , có lúc dừng ngắn gây hiện tượng thiếu oxy cho não, nguyên nhân do rối loạn thần kinh tim, hiện tượng co cứng cơ nhưng ý thức vẫn hoạt động logic khi bị bóng đè gọi là liệt cứng ngoại biên,nếu lúc đó bạn dùng ý chí yêu cầu mình thở nhanh lên thì sẽ cựa quậy được chân tay, sẽ thoát ra khỏi tình trạng này, nhưng ngủ tiếp sẽ bị lặp lại hiện tượng đó. Lời khuyên tốt nhất là hãy uống trà gừng hay làm 1 ngụm bia , rượu nhỏ rồi ngủ lại , khi đó tim đập nhanh lên sẽ khiến bạn ngủ bt. Cách thứ 2 là bật đèn sáng và để tv bật khi ngủ, bạn cứ việc hẹn giờ cho nó tắt, cách này cũng ok, nhưng về lâu dài bạn phải kiểm xem nguyên nhân là do quá mệt mỏi - giảm công việc, ngủ sớm. Còn do tim :đi viện chữa, hay dùng thuốc đông y... - (bskhang.drikunghanoi)

Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, điển hình nhất là ngưng thở khi ngủ, cơ thể thiếu Oxy nên sẽ mệt thậm chí đầu óc lơ lửng, nhức đầu khi thức dậy.Để khắc phục thì có lẽ khi ngủ bạn nên nằm nghiên người sẽ hạn chế tình trạng này, nếu vẫn khó thở thì bạn có thể mở miện khi ngủ để thở bằng miệng sẽ giúp bạn dễ thở hơn.Thường nằm nghiên cũng hạn chế một phần việc ngáy ngủ và mua dụng cụ nha khoa chống ngáy ngủ mà sử dụng. Nếu bạn đang bị thừa cân thì nên giảm cân. - (thienanfurniture.nguyentran)

Chào bạn ! - Tôi cũng từng bị bóng đè giống như bạn. Hiện tượng này rất thường xuất hiện vào lúc ngủ trưa, và đặc biệt khi nó xảy ra bạn cảm thấy như cơ thể bị tê liệt, khó thở,... Có lúc bị hiện tượng này tôi vẫn cảm nhận được mờ ảo xung quanh nhưng cơ thể thì không thể vận động gì được. Bây giờ (khoảng hơn 3 năm nay) tôi chưa từng bị lại. Sau những lần đó tôi rút ra được một số vấn đề chia sẻ cùng bạn : Bạn nên giữ sức khỏe hợp lý (tham gia thể dục thể thao, chạy bộ, cầu lông,...), tránh suy nghĩ nhiều, stress, căng thẳng mệt mỏi, ăn uống dinh dưỡng đều đặn. Một mách nhỏ mà tôi không thể lý giải là nếu bạn nghỉ trưa (ngủ) cùng với một vài đồng nghiệp thì hiện tượng này rất ít xảy ra.- Tật ngáy khi ngủ : Có lẽ Y học rất hiện đại có thể đưa ra nhiều cách phục. Tôi không bị tật này nhưng gia đình tôi thì có, nhìn chung đa số những người có tật ngáy có sức khỏe cường tráng. Tôi hoàn toàn không tin vào việc chữa mẹo gì đó, nhưng tôi chỉ thấy rằng bây người thân của tôi đã không còn tật ngáy ngủ này. Khi hỏi tôi chỉ được trả lời là do chữa mẹo, còn chữa như thế nào thì anh ấy không chia sẻ !!!Chúc bạn luôn vui khỏe ! - (lantran031210)

Mình cũng bị như bạn, lúc đó không thể cử động, hay hét lên được. Lúc đó mà cố vùng dậy hay hét đều vô ích, lúc đó mình bình tĩnh lại, nằm yên, thở thật đầu, tay chân thả lỏng ra. Như vậy sẽ hết sau khoảng 10s - (D21119hv)

Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, điển hình nhất là ngưng thở khi ngủ, cơ thể thiếu Oxy nên sẽ mệt thậm chí đầu óc lơ lửng, nhức đầu khi thức dậy.Để khắc phục thì có lẽ khi ngủ bạn nên nằm nghiên người sẽ hạn chế tình trạng này, nếu vẫn khó thở thì bạn có thể mở miện khi ngủ để thở bằng miệng sẽ giúp bạn dễ thở hơn.Thường nằm nghiên cũng hạn chế một phần việc ngáy ngủ và mua dụng cụ nha khoa chống ngáy ngủ mà sử dụng. Nếu bạn đang bị thừa cân thì nên giảm cân. - (thienanfurniture.nguyentran)

Trước đây tôi cũng thường bị bóng đè khi đang ngủ, khi cố vùng vẫy bật tỉnh dậy thì thấy mình vẫn nằm im và hai tay đang để trên ngực. Tôi nghiệm ra rằng do lúc ngủ mình để tay trên ngực nên có một sức nặng (dù chỉ là hai tay của mình) đè lên ngực nên gây mệt cho tim, gây ra tình trang bóng đè. Còn ngáy khi ngủ thì một nguyên nhân chính là do cơ thể bị mệt mỏi quá, khắc phục bằng cách nghỉ ngơi dưỡng sức, tập thể dục, ăn uống sinh hoạt điều độ - (duongvchien2006)

Trước đây tôi cũng hay bị bóng đè, nhưng từ khi chơi thể thao không còn hiện tượng này nữa. - (hnnsoft)

Ngủ nằm nghiêng sang bên phải là xong! Thử đi bạn sẽ thấy khác biệt! - (bacsyhaisung)

- về tật ngủ ngáy: bạn nên tập thể dục đều đặn vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, mỗi ngày chỉ cần dành ra 15 phút cho cả sáng và tối. Đặc biệt bạn nên tập hít vào thở ra, làm cho phổi và khí quản thông suốt. Cứ làm như vậy đều đặn một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả.- về hiện tượng bóng đè: xảy ra với rất nhiều người và ở mỗi thời gian khác nhau (có người bị buổi trưa, có người bị về đêm). Không có nguyên nhân nào khác là do: đầu óc quá căng thẳng, những người hay suy nghĩ quá nhiều về những chuyện ma quỷ hoặc bị ám ảnh bởi phim, truyện có yếu tố ma quỷ. Do đó khi đi ngủ bạn nên gạt bỏ tất cả những căng thẳng của cuộc sống để giúp cho đầu óc và cơ thể có được cảm giác thoải mái nhất. Nếu bạn là ngưòi yêu thích nhạc, bạn có thể mở những bài hát mà mình thích để có thể dễ ngủ và để đầu óc bạn thực sự sảng khoái, thoải mái. Bạn cũng nên hạn chế xem và đọc những bộ phim và truyện rùng rợn vì nó sẽ dễ làm những người yếu bóng vía bị ám ảnh.Chúc bạn sớm chữa được 2 tật trên nhé. - (hotuanhai)

Tôi cũng hay bị như vậy, mỗi lúc ngủ, tôi kèm bên người cái headphone, bạn thử xem như thế nào nhé! - (dauten)

Bạn có thể thay đổi hướng nằm ngủ, đôi khi nó cũng có tác dụng :D - (Tam)

Trước kia tôi cũng hay bị giống bạn, kinh nghiệm của tôi là khi ngủ để phòng thoáng khí, và nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông, đi bộ hoặc bơi là giải pháp tốt, không cần tập gì quá nặng. Chúc bạn mau chóng khắc phục! - (anhkhoa)

ban nen tap the duc , chay bo . thuong xuyen thi se het bi bong de . - (mr.kimluan)

:) do em suy nghĩ nhiều,anh cũng tưng bị rất nhiều,em nên tập thể dục thuờng xuyên và vận động truớc khi đi ngủ xíu, :) - (manhhung_th1)

bạn nên nằm nghiêng qua bên phải . ko nên mặc áo ngực khi ngủ , bạn sẽ thấy khác ngay . tránh nằm nơi có nhiều ánh sáng như cửa sổ hoăc dưới ánh đèn đỏ hoặc vàng . chúc bạn ngon giấc nhé. - (domanhhiep98)

chào bạn gái thân mến!ngáy là hiện tượng thở ra và hít vào từ miệng vì thế bạn chỉ cần không thở bằng đường này thì hết ngáy.Hiện tượng bóng đè là do một vài nguyên nhân như tim mạch yếu,người có tâm trạng không tốt,người sống với nội tâm nhiều, và khu vục bạn ngủ không có nhiều dương khí ( có nghĩa là k có nhiều không khí trong lành) để khắc phục tật này bạn chỉ cần tập thể dục vào buổi sáng (nhớ là tập nhẹ nhàng thôi) buổi tối bạn cần dc vui vẻ và trước khi ngủ uống một lu nước.bạn có thể làm như thế khoảng 1t tôi đảm bảo bạn không còn cảm thấy hiện tượng bóng đè lữa.Chúc bạn sống khỏe vui vẻ!... - (ngô tất tố)

Mình thì cứ nghe headphone vào tai khi ngủ là chẳng bao giờ bị bóng đè, còn bình thường thi thoảng cũng bị.Có hôm bị xong dậy đeo phone vào nghe nhạc thế là hết. - (duchn)

Nếu bị bóng đè bạn hãy bình tĩnh và chú ý đếm hơi thở ra, hơi thở vào. ví dụ bạn hít vào thì đếm một, thở ra bạn đếm hai cứ vậy thả lỏng và tập trung vào hơi thở bạn sẽ khỏi. chúc bạn ngủ ngon. - (tranvan74)

DI TAM......TRUOC KHI DI NGU.....THI SE CO 1 GIAC...NGU NGON - (quoc.tran99)

Mình khuyên bạn nên thay đổi vị trí ngủ hay hướng nằm ngủ. Còn chuyện ngáy thì bó tay nhưng không sau đâu người yêu bạn sẽ thông cảm. - (Lưu Minh Hướng)

bạn có thể xem lại tư thế nằm ngủ, không nên để tay lên ngực hoặc lên bụng hoặc không để vật gì đó đè lên người. - (nguyen tuan)

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng Bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng Bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời[1].Triệu ChứngKhi bị Bóng đè, não bộ vẫn hoạt động bình thường (trạng thái tỉnh) nhưng cơ thể không thể cử động được. Người bị Bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cách cử động chân tay hay nói nhưng không thể được mặc dù não đã phát đi tín hiệu điều khiển thần kinh vận động. Nhiều người mô tả rằng cơ thể họ như có vật gì rất nặng đè lên ngực mà họ không thể nào đẩy ra được. Khi bị bóng đè khoảng 5% bệnh nhân có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, khó thở, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Một vài người thì lại thấy mình bị đẩy xuống giường, hoặc bị xô ngã. Bóng đè có thể diễn ra trong vài giây nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. Sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè họ sẽ cảm thấy rất mệt và toàn thân ra mồ hôi. Cũng có khi họ sẽ ngủ thiếp đi và không nhớ họ đã gặp hiện tượng bóng đè hôm qua.Thực tế có người ghi nhận lại hiện tượng bóng đè đã khẳng định bóng đè chỉ là một giấc mơ. Theo đó giấc mơ bóng đè tái hiện với những gì con người ghi nhận được trước khi chìm vào giấc ngủ như là nơi nằm ngủ, những vật xung quanh, những người bên cạnh, thời gian ngủ (đêm/ngày - ánh sáng môi trường),... Trong giấc mơ con người tin rằng mình đã thức, mắt đã mở và có thể nhìn thấy xung quanh (ít ghi nhận trường hợp nghe thấy), tin rằng mình đã thức nên cơ thể phải bắt đầu chuyển mình để ngồi dậy nhưng thấy bại, bộ não không hề gửi tín hiệu điều khiển vận động và lúc này cơn ác mộng bắt đầu, tương tác tiếp theo là cố vận động tay chân trong giấc mơ, tất nhiên hành động này vẫn thất bại, những người có mặt hoặc ở gần trước khi ngủ sẽ được đưa vào giấc mơ để cầu cứu, cảnh tiếp theo sẽ là thấy người bên cạnh và cố gắng gọi nhưng không thể phát ra tiếng, tiếp tục cố gắng ra dấu cho người đó bằng cách cố gây ra tiếng động như là đập mạnh tay chân xuống giường (điều này được giấc mơ hợp thức hóa vì cho rằng cơ thể không cử động được là do bị vật nặng đè phía trên nhưng vẫn có thể nâng tay chân lên một đoạn nhỏ). Khi tất cả hành động đều không được đáp ứng thì trạng thái nguy hiểm được khởi động, như bao cơn ác mộng khác, tim sẽ đập nhanh hơn, mồ hôi toát ra. Và tất nhiên, ác mộng sẽ được kết thúc, thường là thức giấc, vì không phân được được ranh giới giữa mơ và thật nên nhiều người đã đồng hóa giấc mơ với hiện thực mới dẫn đến hiểu nhầm lúc đó mình đã thức rồi.Nguyên NhânCó rất nhiều nguyên nhân khiến bóng đè xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc, do đảo lộn chu trình của giấc ngủ, những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị bóng đè. Cà phê và rượu cũng là tác nhân gây nên bóng đè. Cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.Không thể không kể đến một số người cho rằng bóng đè có liên quan đến ma ám (ngay chữ "bóng đè" đã nói lên ý này). Có người cho rằng bóng đè là do "con mộc" (khi con chim bị thương đậu lên một cái cây, máu của con chim đó chảy lên cái cây đó, sau này người ta đốn cây này về xẻ gỗ làm giường thì chiếc giường đó có "con mộc"), nói như vậy thì chỉ khi ngủ giường gỗ hay vạc giường bằng gỗ mới bị bóng đè nhưng thực tế thì vẫn ghi nhận trường hợp bóng đè khi ngủ trên giường sắt, nệm, nền gạch,...Cách Điều Trị Và Phòng ChốngHiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để với bệnh này cho nên cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao. Tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ phải có tư thế nằm ngủ thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc[2].Trong dân gian Việt Nam có lưu truyền cách trị bóng đè như sau: lấy con dao hay cái rựa để gần đầu giường (để dưới chiếu), những người bị bóng đè liên tiếp nhiều ngày sau khi thực hiện cách này đã không bị bóng đè nữa, về mặt khoa học thì đây là liều thuốc tâm lý, nó tạo cảm giác an tâm hơn cho con người vì vậy sẽ có được giấc ngủ sâu hơn và không bị bóng đè nữa. Nếu thực hiện cách này thì nên báo với người thân/người ngủ chung biết để tránh hiểu lầm và chỉ cần sử dụng một con dao cùn (không có khả năng sát thương) cỡ nhỏ. - (Hoang Linh)

Bạn bị dạng yếu điện tim ,khi khỏe và sau khi kết hôn sẽ giảm dần ,hiện tai khi ngủ chọn tư thế nằm thoải mái và chớ để tay đè lên ngực hoặc nằm ngiêng mà đè ngực lên gối - (hoangminhthuan)

mình chẳng bị bóng đè bao giờ cả.hì hì - (tranthuyhang1987)

Cái này ngày xưa mình xem trên tivi, họ nói ko phải là do bóng đè, mà là do bạn đang mơ một giất mơ nào đó trong khi đang ngủ, cơ thể bạn sẽ bị khoá, khóa để bạn khỏi di chuyển mà người ta thường gọi là mộng du. Lúc bạn đang tĩnh dậy trong tình trạng mơ mang, di chuyển ko được, là do cơ thể bạn đang bị khoá chứ không phải bống đè gì đâu nhé :) - (Center VN)

Hiện tượng bóng đè nhìn chung nguyên nhânlà do thể trạng và tinh thần kém, mọi người ở trên đã HD nhiều. C òn vấn đề ngủ ngáy mình chia sẻ cho bạn như sau: sau khi tăng cân tầm >60kg thì mình mắc tật ngủ ngáy, do mô mỡ nhiều khiến thanh quản hẹp. Các mẹo, cách nằm nghiêng khi ngủ chi là tức thời, không chữa được tận gốc. Bạn có 2 lựa chọn sau: 1. Giảm cân, 2.cắt Amidan, sau khi cắt mình đã chấm dứt hoàn toàn chứng ngủ ngáy. Bạn có thể tìm người tư vấn vấn đề này. - (hoangty)

mấy bạn hay bị bóng đè lúc ngủ muốn thoát ra nhanh hiện tượng đó thì đừng cố gắng động tay động chân, không được đâu.Nếu muốn thoát ra nhanh ngay khi biết bị bóng đề thì các bạn cố gắng hết sức mở mắt ra là hết bóng đè ngay lập tức.Mình cũng trải qua vài lần rồi,mình thấy cách đó nhanh và hiệu quả nhất - (dung)

0