Hệ thống tính toán và biểu diễn thông tin trong máy tính
Hệ đếm và số học nhị phân Hệ đếm Hệ đếm được hiểu như tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Ví dụ: Hệ đếm La mã và hệ đếm thập phân Các ...
Hệ đếm và số học nhị phân
Hệ đếm
Hệ đếm được hiểu như tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
Ví dụ: Hệ đếm La mã và hệ đếm thập phân
Các hệ đếm thông dụng
* Hệ đếm cơ số 10:
Dùng các số 0,1,2,...9 ( 10 công cụ )
tntn−1...t1t0¯,¯s1s2...s¯m size 12{ {overline {t rSub { size 8{n} } t rSub { size 8{n-1} } "." "." "." t rSub { size 8{1} } t rSub { size 8{0} } }} {overline {,}} {overline {s rSub { size 8{1} } s rSub { size 8{2} } "." "." "." s}} rSub { size 8{m} } } {}=tn.10n+ tn-1.10n-1+...+ t1.101+t0+ s1.10-1+ s2.10-2+...+ sm.10-m
Trong đó: ti,si ∈[0,1,2,3,4,5,6,7,8,9]
* Hệ đếm nhị phân, bát phân và thập lục phân:
Dùng a công cụ bắt đầu từ công cụ 0. ta có:
tntn−1...t1t0¯,¯s1s2...s¯m size 12{ {overline {t rSub { size 8{n} } t rSub { size 8{n-1} } "." "." "." t rSub { size 8{1} } t rSub { size 8{0} } }} {overline {,}} {overline {s rSub { size 8{1} } s rSub { size 8{2} } "." "." "." s}} rSub { size 8{m} } } {}= tn.an + tn-1.an-1 + ... + t1.a1 + t0 + s1.a-1 + s2.a-2 +...+ sm.a-m
a =2 (Hệ nhị phân) ta có hai công cụ: 0,1. Tức là ti,si∈[0,1]
a =8 (Hệ bát phân) ta có tám công cụ: 0,1...7 Tức là ti, si ∈ [0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7]
a =16 (Hệ thập lục phân) ta có 16 công cụ: 0,1...9,A,B,C,D,E,F
Tức là ti,si∈[0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F]. Các trị này tương ứng với các số từ 0 đến 15 của hệ thập phân.
* Chuyển dạng biểu diễn nhị phân sang hệ thập phân
an,an-1 ...a0
Muốn tìm dạng biểu diễn thập phân ta tính giá trị của đa thức sau:
an .2n +an-1.2n-1+ ...a0.20
Ví dụ: 100(2)=1.22+0.21+0=4(10)
* Chuyển dạng biểu diễn thập phân sang nhị phân
Ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1:
Chia liên tiếp số x cho 2 để được dãy
x0=x, x1, x2....xn=1 (1)
Bước 2: (chẵn lẻ)
Xét dãy (1)
Nếu xi là chẵn thì viết dưới xi với ai=0
Nếu xi là lẻ thì viết dưới xi với ai=1
ta được dãy:
a0, a1, a2.....an (2)
Bước 3:
Viết ngược dãy (2) ta thu được số nhị phân cần tìm là
a0, a1, a2......an
Ví dụ viết số 11 dưới dạng nhị phân ta tiên hành
- Chia liên tiếp cho 2 được : 11 ,5 , 2, 1
- Chẵn lẻ 1 1 0 1
- Viết ngược lại 1011
Chú ý : bằng cách tương tự ta có thể chuyển hệ 8 hoặc 16 sang hệ thập phân và ngược lại
* Chuyển dạng biểu diễn từ hệ nhị phân sang dạng thập lục phân và ngược lại
Để chuyển từ hệ nhị phân sang hệ 16 ta chỉ cần nhóm 4 số từ phải sang trái ứng với giá trị bộ 4 số nhị phân ta có số hệ 16 tương ứng.
Ví dụ
1111 1010 0001=FA1
Ngược lại để chuyên từ hệ 16 sang hệ 2 ta ta viết từng bộ 4 chữ số nhị phân tương ứng với từng chữ số hệ 16
* Bảng quan hệ giữa các số hệ nhị phân và thập lục phân
Số nhị phân | Số thập lục phân | Số nhị phân | Số thập lục phân | Số nhị phân | Số thập lục phân | Số nhị phân | Số thập lục phân |
0000 | 00 | 0100 | 04 | 1000 | 08 | 1100 | 0C |
0001 | 01 | 0101 | 05 | 1001 | 09 | 1101 | 0D |
0010 | 02 | 0110 | 06 | 1010 | 0A | 1110 | 0E |
0011 | 03 | 0111 | 07 | 1011 | 0B | 1111 | 0F |
Các phép toán cơ bản của số nhị phân
* Phép cộng
0+0=0 0+1=1
1+0=1 1+1=10
* Phép nhân
0×0=0 0×1=0
1×0=0 1×1=1
* Phép trừ
1-1=0 0-0=0
1-0=1 10-1=1