Luật hành chính
Hoạt động chấp hành và điều hành hay là hoạt động quản lý nhà nước là một loại hoạt động cơ bản, chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước. Trong bộ máy nhà nước thì các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ ...
Hoạt động chấp hành và điều hành hay là hoạt động quản lý nhà nước là một loại hoạt động cơ bản, chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước. Trong bộ máy nhà nước thì các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành, tiến hành những hoạt động quản lý trên các lĩnh vực. Do vậy trong chương 5 chúng tôi đưa ra những quy định về Việt Nam như khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của như là những căn cứ nhằm phân biệt với các ngành luật khác.
Trong các quy định của luật hành chính thì chế định về cơ quan quản lý hành chính đã được trình bày một cách chi tiết như khái niệm, đặc điểm, hệ thống các cơ quan ở TW và địa phương. Các cơ quan hành chính được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống, có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ. Trong các cơ quan hành chính thì hạt nhân cơ bản là cán bộ công chức nhà nước, những người trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Khái niệm cán bộ công chức được trình bày một cách chi tiết theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức trong đó nêu rõ ai là công chức? ai không phải là công chức? các quy định của pháp luật như quyền và nghĩa vụ, chế độ khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng cán bộ công chức để tạo nên địa vị pháp lý cho họ.
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật diễn ra mang tính phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội. Nội dung của chương 5 đề cập đến những vấn đề nhằm nhận diện vi phạm hành chính với các dạng vi phạm pháp luật khác bằng khái niệm, đặc điểm và đặc biệt là các dấu hiệu. Quy định việc chủ thể vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý đó là trách nhiệm hành chính mà cụ thể là phải chịu các biện pháp xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Khái niệm
là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nướchoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Khái niệm “hoạt chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính - nhà nước hoặc “hoạt động quản lý nhà nước ". Do đó, từ nhận xét chung nhất chúng ta có thể kết luận rằng luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
- Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh
khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành sử dụng phươngphápmệnhlệnhphụctùng. Bởi vì bản thân hoạt động quản lý nhà nước mang bản chất là tính quyền uy do các bên tham gia quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.
Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt luật hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏathuận, như trong trường hợp ban hành các quyết định liên tịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng hành chính. Quan hệ giữa các bên tham gia ký kết là quan hệ bình đẳng, trong quá trình thỏa thuận với nhau để đi đến ký kết không ai có quyền ra lệnh, ép buộc ai.
Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước
Khái niệm
Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là những bộ phận hợp thành của bộ máy quản lý được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp).
Đặc điểm
- Tập hợp những con người có tính độc lập tương đối về cơ cấu-tổ chức.
- Chịu sự giám sát lãnh đạo của các cơ quan quyền lực tương ứng.
- Thực hiện các hoạt động mang tính dưới luật - hoạt động tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật.
- Thẩm quyền chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành.
- Tất cả các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ (trực thuộc trên - dưới, ngang - trái) có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.
Hệ thống
+ Ở Trung ương:
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ.
+ Ở địa phương:
- UBND các cấp, Chủ tịch UBND.
- Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở,phòng…).
- Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Phân loại
Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập
Các cơ quan hành chính bao gồm:
- Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó được hiến pháp quy định (cơ quan hiến định):
+ Chính phủ.
+ Uỷ ban nhân dân các địa phương.
- Các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạo luật các văn bản dưới luật:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế giáo dục quốc phòng trật tự trị an…
Căn cứ vào địa giới hoạt động
Có thể phân thành:
- Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc.
- Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:
- Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
Căn cứ theo chế độ lãnh đạo
Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:
- Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể.
- Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trưởng.
Khái niệm, các loại cán bộ công chức
Khái niệm cán bộ, công chức
Hoạt động quản lý nhà nước xét đến cùng được thực hiện bởi hành vi của các cá nhân cụ thể, được Nhà nước trao cho việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ đó mà hình thành phạm trù công chức nhà nước, một chủ thể đặc biệt và quan trọng của luật hành chính.
Công chức nhà nước là những người làm việc trong cơ quan nhà nước do tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm, giữ một nghĩa vụ nhất định hoặc tiến hành những hoạt động cụ thể đó để phục vụ việc thực hiện một chức vụ nhất định do Nhà nước trả lương theo chức vụ hoặc loại hoạt động đó.
Công chức nhà nước có những đặc trưng cơ bản là:
+ Công chức nhà nước bao giờ cũng là người thực hiện một công vụ nào đó của Nhà nước. Họ phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước và do vậy họ cũng được trao những quyền hạn nhất định để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong quá trình thực hiện công cụ của mình, công chức chỉ được hành động trong phạm vi quyền hạn được giao.
+ Hoạt động thi hành công vụ của công chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Nó là những hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nươc nói chung.
+ Công chức được hưởng lương do ngân sách nhà nước trả.
Như vậy cũng có thể nói, công chức là những người có quan hệ lao động với nhà nước. Trong quan hệ này luôn tồn tại hai yếu tố: yếu tố tự nguyện của người lao động và yếu tố ý chí của nhà nước. Sự đồng ý của người lao động là yếu tố cần thiết, là điều kiện bước đầu để quan hệ này hình thành. Song, ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới là yếu tố quyết định hình thành quan hệ pháp luật giữa hai bên.
Người lao động không có quyền buộc Nhà nước phải trao cho mình một chức vụ hoặc những hoạt động nhất định. Khi đã trở thành công chức nhà nước, họ không có quyền từ chối những công việc được giao. Nhà nước có quyền thay đổi, điều động công tác, thậm chí chấm dứt quan hệ đó, trong các trường hợp nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
Các loại công chức nhà nước
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2003: Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế, bao gồm:
a. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố Trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
b. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp Tỉnh, cấp huyện;
d. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ. Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;
e. Người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
g. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);
h. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân
Những nội dung chủ yếu của chế độ pháp lý về cán bộ công chức:
Nghĩa vụ, quyền lợi
a. N g hĩa vụ:
Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:
- Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hài nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không
được quan liêu, hách dịch, lạm quyền, tham nhũng;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức;
- Giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b. Cán bộ công chức có các quyền sau đây :
- Được nghỉ hàng năm, nghỉ các ngày lễ theo quy định và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật lao động;
- Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức;
- Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất theo quy định của Bộ luật lao động;
- Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định.
- Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại Bộ luật lao động ;
- Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định.
- Cán bộ công chức được hưởng tiền lương tương xứng với công vụ được giao, chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc.
- Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định.
- Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ.
- Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh..
c. Những v i ệc cán bộ, c ông c h ức không được làm
- Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
- Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
- Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
- Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định này.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
Khen thưởng danh hiệu, huy hiệu (như: nhà giáo tú, thầy thuốc ưu tú, nhân dân), giấy khen, bằng khen huy chương, huân chương; cán bộ, công chức hy sinh khi làm nhiệm vụ được công nhận là liệt sĩ, bị thương khi là nhiệm vụ được công nhận là thương binh.
Cán bộ công chức khi vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật với các hình thức (tùy theo mức độ vi phạm) Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.
Việc tuyển dụng viên chức vào các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới 3 hình thức: bầu, bổ nhiệm, thi cử.
Vi phạm hành chính
Khái niệm
Vi phạm hành chính là những hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Các dấu hiệu
- Vi phạm hành chính trước hết là hành vi, nó chỉ được thực hiện bằng hành vi và là hành vi trái pháp luật. Nghĩa là hành vi được thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật, có thể là hành động bị pháp luật hành chính cấm hoặc không thực hiện hành động mà pháp luật hành chính buộc phải thực hiện.
Ví dụ:Điều khiển xe phân khối lớn mà không có bằng lái
- Hành vi trái pháp luật hành chính là nguy hiểm cho xã hội nhưng ít nguy hiểm hơn so với vi phạm hình sự (dựa vào tính chất của khách thể bị xâm hại).
- Trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, không nhất thiết phải có dấu hiệu hậu quả có hại của hành vi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nói cách khác chỉ cần tồn tại dấu hiệu “hình thức” (hành động hay không hành động trái pháp luật).
- Xâm hại tới những quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ như trật tự nhà nước, quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự quản lý.
Vídụ:Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
- Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
+ Cá nhân: phải là người có năng lực hành vi.
+ Tổ chức: khi bị xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành xác định lỗi của những người trực tiếp gây ra vi phạm để truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất.
+ Người nước ngoài, người không có quốc tịch, tổ chức nước ngoai đang sinh sống làm việc trên lãnh thổ Việt Nam khi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như đối với công dân hoặc tổ chức theo pháp luật Việt Nam. Nếu thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ thì giải quyết bằng con đường ngoại giao.
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi được thực hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý.
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Trong luật hành chính hiện hành, xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
* Xử phạt vi phạm hành chính:
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các hình thức xử phạt chính (cảnh cáo; phạt tiền) và các hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đẻ vi phạm hành chính; trục xuất).
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm chỉ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính. Tùy theo tính chất,mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung.
+ Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
+ Phạt tiền được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tối thiểu là 5.000 đồng và tối đa là 500.000.000 đồng. Tiền xử phạt vi phạm hành chính được đưa vào ngân sách nhà nước.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được dùng để vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định biện pháp tịch thu để sung vào công quỹ nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền bạc... dùng để thực hiện vi phạm hành chính hoặc do vi phạm kèm theo hình thức mà có.
+ Trục xuất được áp dụng với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trục xuất có thể áp dụng như một biện pháp xử phạt chính hoặc như một biện pháp xử phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác.
Đi kèm theo các hình thức xử phạt hành chính, đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính còn có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trangj ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm.
- Buộc thiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và văn hóa phẩm độc hại.
- Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
* Các biện pháp xử lý hành chính