25/05/2018, 14:06

Hệ thống điều khiển Động cơ

Bảng phân chia địa chỉ ngõ vào / ngõ ra Hoạt động thuận nghịch Màn hình 1 Hoạt động tuần tự ...

Bảng phân chia địa chỉ ngõ vào / ngõ ra

Hoạt động thuận nghịch

Màn hình 1

Hoạt động tuần tự

Màn hình 2

Hoạt động của hệ thống

Hệ thống được thiết kế trên hai màn hình :

  • Màn hình chính động cơ hoạt động ở chế độ thuận nghịch.
  • Màn hình 2 dộng cơ hoạt động ở chế độ tuần tự.

Hoạt động thuận nghịch

  • Khi nhấn nút nhấn Start hệ thống sẽ thực hiện việc khởi động hệ thống, khi đó đèn Y0 sẽ sáng lên báo hệ thống bắt đầu hoạt động.
  • Khi nhấn nút nhấn X2 hệ thống sẽ chạy ở chế độ bình thường. Hệ thống sẽ quay thuận khi nút nhấn X4 được tác động. Hệ thống sẽ quay nghịch khi nút nhấn X5 được tác động.
  • Khi nhấn nút nhấn X2 hệ thống sẽ chạy ở chế độ tự động, ban đầu hệ thống sẽ quay thuận trong thời gian là 15s sau đó sẽ quay nghịch với thời gian la 15s và hệ thống sẽ lặp lại.
  • Khi nhấn nút nhấn Stop hệ thống sẽ dừng, Quá trình cứ diễn ra như vây.

Hoạt động tuần tự

  • Khi nhấn nút nhấn chuyển màn hình hệ thống sẽ chuyển sang màn hình điều khiển động cơ ở chế độ hoạt động tuần tự.
  • Khi nhấn nút nhấn X7 hệ thống sẽ chạy theo tuần tự, động cơ 1 chạy sau 5s động cơ 2 chạy và 5s tiếp theo động cơ 3 chạy.
  • Khi nhấn nút nhấn X7 hệ thống sẽ dừng tuần tự, động cơ 3 dừng trước sau 5s động cơ 2 dùng và sau 5s tiếp động cơ 1 dừng.Quá trính hoạt động sẽ lặp lại.

Tạo chương trình mới

Mở chương trình GT Designer, để tạo file mới ta vào file/new.

Trong hộp thoại hiện ra ta chọn loại GOT và PLC, ở bài tập này ta chọn:

  • GOT type: A97*/GT soft Got(640x480)
  • PLC : chọn Melsec – Fx

Tạo khung giới hạn màn hình GOT

  • Ta dùng các thanh công cụ (line) vẽ khung hình nền

Đặc tính của đường Line ta có thể điều chình được bằng cách double click vào line, khi đó sẽ xuất hiện bảng sau :

Line Style: chọn loại đường trơn hay đứt khúc…

Line Width: chọn độ rộng đường thẳng.

Line color: chọn màu cho đường thẳng.

Sau khi điều chỉnh các đặc tính ta có giao diện :

Tạo nút nhấn, đèn báo

Tạo nút nhấn

  • Đầu tiên ta tạo nút Stop(X0)

Nút nhấn có thể được tạo ra bằng cách click vào biểu tượng trên thanh menu sẽ hiện ra các loại công tắc sau:

Ta cũng có thể tạo ra nút nhấn bằng cách vào click vào library, khi đó sẽ hiện ra danh sách thư viện về nút nhấn, đèn…ta click vào nút nhấn muốn sử dụng và kéo thả vào màn Screen .

Sau khi double click vào đối tượng sẽ hiện ra bảng cài đặt thông số cho công tắc:

Dựa vào bảng này ta tiến hành cài đặt nút nhấn, đặt tên nút nhấn, kiểu tác động nút nhấn(chọn Set: nút nhấn sẽ ON khi bị tác động, Alternate: nút nhấn sẽ ON/OFF mỗi khi chạm vào, Momentary: nút nhấn lên ON chỉ khi bị tác động), thuộc tính của nút nhấn khi ở trạng thái ON hoặc OFF…

Ớ bài tập này ta đặt tên nút nhấn là X0, tác động theo kiểu Mometary.

Các nút nhấn còn lại được tạo tương tư.

Tạo đèn báo

Đèn được tạo ra bằng cách click vào biểu tượng biểu tượng Bit lamp trên thanh menu:

Tương tự như nút nhấn đèn cũng được tạo ra bằng cách vào click vào library, khi đó sẽ hiện ra danh sách thư viện về nút nhấn, đèn…ta click vào đèn muốn sử dụng và kéo thả vào màn hình Screen.

Sau khi double click vào đối tượng sẽ hiện ra bảng cài đặt thông số cho đèn:

Dựa vào bảng này ta tiến hành cài đặt đèn, đặt tên đèn, thuộc tính hiển thị của đèn khi ở trạng thái ON hoặc OFF…

Ớ bài tập này ta đặt đèn báo là Y0.

Các đèn còn lại được tạo tương tư.

Tạo chú thích trên giao diện

Sau khi đặt tất cả các nút nhấn, đèn báo, đồng hồ hiển thị để tiện cho việc theo giỏi và điều khiển ta đặt tên cho mỗi nút nhấn và đèn. Ta click vào biểu tượng chữ A trên thanh công cụ:

Khi đó sẽ xuất hiện bảng cho phép ta ghi chữ và định dạng phông chữ.

Sau khi nhấp OK ta được :

Các chú thích còn lại được tạo tương tự

Tạo liên kết giữa hai màn hình

Do ở bài tập này ta thiết kế hai màn hình điều khiển khác nhau nên để từ màn hình điều khiển này chuyển qua màn hình điều khiển khác ta tạo nút liên kết giữa hai màn hình.

Ta click vào biểu tượng Go to sreen switch trên thanh menu. Click vào vị trí mà ta muốn đặt nút nhấn chuyển màn hình.

Ta cũng có thể tạo ra nút nhấn chuyển mạch bằng cách vào click vào library, khi đó sẽ hiện ra danh sách thư viện về nút nhấn, click vào nút nhấn muốn sử dụng và kéo thả vào màn Screen. Tuy nhiên khi tạo nút nhấn chuyển mạch thay vì ta chọn kiểu tác động là Bit như trên thì ở đây ta chọn la Base, và trong ô Fixe ta chọn màn hình mà ta muốn chuyển.

Trong ví dụ này từ màn hình chính là màn hình điều khiển động cơ quay thuận nghịch. Khi ta nhấn nút chuyển màn hình, thì màn hình sẽ chuyển sang màn hình điều khiển động cơ chạy tuần tự và ngược lại.

Sau khi tao nút nhấn, đèn báo, đồng hồ hiển thị ta có màn hình GOT như sau:

Màn hình chính : điều khiển động cơ chạy thuận nghịch

Màn hình 2: Điều khiển động cơ chạy tuần tự

Trên cơ sở dựa vào nguyên lý hoạt động và cấu trúc phần cứng của hệ thống ta viết chương trình cho hệ thống sử dụng chương trình GX Developer.

Viết chương trình sử dụng dạng Lader.

Sử dụng các thanh công cụ trên Toolbar click vào project→chọn new project, khi đó xuất hiện bảng thông báo, ta chọn PLC và loại chương trình viết:

Sau khi chọn các loại PLC, ta tiến hành viết chương trình.

Chương trình PLC của hệ thống:

Do ta sử dung PLC ảo nên trước khi mở giao diện GOT, GT sẽ gọi chương trình mô phỏng PLC là GX Simulator ra. Chương trình này sẽ load Project mà ta đã tạo trong GX Developer ra PLC ảo, ta có hộp thoại điều khiển PLC ảo. Hộp thoại này có tên là Lader Logic Test Tool

Sau khi PLC ảo được tạo thì GOT ảo cũng được load ra màn hình. Lúc này thay vì tác động nút nhấn điều khiển như mô hình thật thì ta tác bằng cách nhấp chuột vào nút nhấn, khi đó ngõ ra sẽ tác động và sáng lên.

Trạng thái của ngõ ra và các vào ta có thể quan sát được từ Device Memory Monitor: Start→ Device Memory Monitor

Trạng thái ngõ ra ta còn có thể theo dõi vào bảng sau:

0