25/05/2018, 14:05

Đảng Cần lao Nhân vị

là một chính đảng tồn tại và hoạt động tại Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 đến tháng 11 năm 1963 do hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thành lập vào cuối năm 1954 tại Sài Gòn dựa trên chủ thuyết chính trị Nhân vị (Le Personalisme) của triết gia ...

là một chính đảng tồn tại và hoạt động tại Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 đến tháng 11 năm 1963 do hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thành lập vào cuối năm 1954 tại Sài Gòn dựa trên chủ thuyết chính trị Nhân vị (Le Personalisme) của triết gia người Pháp Emmanuel Mounier.

theo dẫn giải của ông Ngô Đình Nhu đã được đề ra để làm ý thức hệ trung dung giữa tập thể chủ nghĩa của cộng sản và cá nhân chủ nghĩa của tư bản. Theo chủ nghĩa nhân vị đó thì mục đích là đạt đến "Tam Nhân", gồm:

* tương quan cá nhân và nội tại,

* cá nhân và cộng đồng, cùng

* cá nhân và siêu nhiên.

Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt "Chân, Thiện, Mỹ".

Để đạt mục đích "Tam Nhân" thì cần "Tam Giác" gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, và cảnh giác về trí tuệ.

Từ "Tam Giác", phương thức thì dùng "Tam Túc". "Tam Túc" gồm có tự túc về tư tưởng để suy luận tìm chính nghĩa, tự túc về kỹ thuật để khai thác khả năng, và tực túc về tổ chức để phát huy sáng kiến. Có chính nghĩa thì mới thu dụng được khả năng; có khả năng thì mới đóng góp sáng kiến để xây dựng và tổ chức.

Phương trình là lấy "Tam Giác" làm nền, "Tam Túc" làm cứu cánh hầu thực hiện "Tam Nhân". Vì lấy con người làm gốc nên chủ nghĩa này có tên là "Nhân vị".

Chủ thuyết của Đảng này chi phối nhiều chính sách và các đạo luật ban hành trong thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.

Từ 1950 Ngô Đình Nhu đã cho tập hợp một số nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia, lập ra nhóm Tinh thần để bàn luận về chính sự. Trong số những thành viên phải kể Trần Quốc Bửu, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Thành Nguyên. Nhóm này còn cho xuất bản tờ Xã hội, mỗi tuần một số. Thành viên cũng tổ chức những buổi họp ở Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, Hà Nội, và Hải Phòng.

Năm 1953 nhóm Tinh thần chính thức gia nhập chính trường, lấy tên là Công nông Chánh Đảng. Cùng tham gia là Ngô Đình Cẩn, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, và Nguyễn Đình Thuần. Sang đầu năm 1954 thì danh xưng Cần lao Nhân vị Cách mạng ra đời. Đảng cũng được sự ủng hộ của một số tổ chức như Phong trào Dân chúng Liên hiệp và Hội Cựu chiến binh Cứu quốc.

Đảng chính thức ra mắt ngày 8 Tháng Tám năm 1954 khi đảng viên ra tranh cử với tôn chỉ "Nhân vị + cộng đồng = đồng tiến".

Đây là một đảng có danh nghĩa công khai nhưng lại có tổ chức gần như bí mật. Các đảng viên nắm các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan chính quyền, đặc biệt là các cơ quan an ninh và quân đội trong thời kỳ Ngô Đình Diệm nắm giữ chức vụ tổng thống.

Cùng với đảng Cần lao Nhân vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn. Tính đến năm 1955 thì Đảng Cần lao có 10.000 đảng viên. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000. Nhận xét của một số chuyên gia là dùng chung một mẫu với Đảng Cộng sản Việt Nam và Phong trào Cách mạng Quốc gia được tổ chức như mặt trận Việt Minh (hoặc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau năm 1954) để củng cố địa vị của đảng.

Sau cuộc đảo chính do lực lượng tướng lĩnh thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến hành, lật đổ chính quyền Đệ nhất Cộng hòa và giết chết hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vào tháng 11 năm 1963, đảng này đã tan rã.

0