13/09/2017, 08:39
Hê-minh-uê và tác phẩm: Ông già và biển cả (Trích)
Ernest Hemingway (Ơ-nít Hê-minh-uê) sinh ngày 21 - 7 - 1899 tại Oak Park, I-li-noi. Cha ống là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Ông là con thứ hai trong số sáu chị em. Thuở nhỏ, Hê-minh-uê có năng khiếu âm nhạc nhưng lòng yêu thiên nhiên và tính hiếu động đã khiến ông gần gũi với những chuyến săn ...
Ernest Hemingway (Ơ-nít Hê-minh-uê) sinh ngày 21 - 7 - 1899 tại Oak Park, I-li-noi. Cha ống là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Ông là con thứ hai trong số sáu chị em. Thuở nhỏ, Hê-minh-uê có năng khiếu âm nhạc nhưng lòng yêu thiên nhiên và tính hiếu động đã khiến ông gần gũi với những chuyến săn bắn, câu cá, đấm bốc...
I. TÁC GIẢ
1. Tiểu sử
18 tuổi, ông rời ghế nhà trường sau khi tốt nghiệp trung học và đi làm phóng viên. 19 tuổi ông gia nhập đội Hồng thập tự sang lái xe bên chiến trường I-ta-li-a trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. 20 tuổi, Hê-minh-uê quay lại Hoa Kì với đôi nạng gỗ và tấm huân chương do bị thương trên đất I-ta-li-a.
Ông lấy vợ năm 22 tuổi rồi sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cũng trong năm này, ông cho ra mắt truyện ngắn đầu tay Trên miệt Mi-chi-gân (1921).
Hê-minh-uê trải qua bốn cuộc hôn nhân. Ông có ba con trai. Và dẫu là nhà văn Hoa Kì nhưng hầu hết khoảng thời gian trong đời ông lại sống ở nước ngoài. Ông đi nhiều và được xem là thành viên của “Chủ nghĩa xê dịch”. Anh, Pháp, châu Phi, Trung Quốc... đều có dấu chân ông. Ông đặc biệt yêu quý Cu Ba và ủng hộ Phi-đen Cát-xtơ-rô. Cu Ba như là quê hương thứ hai của ông. Tình cảm đó đã được ông gửi qua lời ông lão Xan-ti-a-gô - một người sống ở Ha-ba-na - khi cho lão phát biểu trong Ông già và biển cả: “Mình đang sống trong một thành phố nghĩa tình”.
Tuy luôn sống xa Tổ quốc nhưng nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của ông đa số là người Hoa Kì. Điều này phần nào đã cho thấy bóng dáng thực hay nét hư cấu nguyên mẫu tác giả Hê-minh-uê trong sáng tác của ông.
Hê-minh-uê mất năm 1961 tại Két-chum, Ai-đa-hô, tự sát như nhiều thành viên khác của gia đình.
2. Văn nghiệp
Năm 1923, cuốn sách đầu tiên của ông - Ba câu chuyện và mười bài thơ - mới được xuất bản. Tính đến cuối đời, tổng số truyện ngắn của Hê-minh-uê là khoảng 100 truyện. Nhiều truyện của ông trở thành khuôn mẫu cho thể loại này. Ta có thể kể tên một vài trong số đó: Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Phran-xít Ma-côm-hơ, Tuyết trên đỉnh Ki-li-man-gia-rô, Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa, Người hất khả hại, Những kẻ giết người...
Năm 1926, khi tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời, Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn.
Ba năm sau, Giã từ vũ khí xuất hiện. Cuốn sách kể về mối tình thơ mộng nhưng cực kì bi đát của chàng trung úy Hen-ry và cô y tá Ca-tơ-rin.
Năm 1937, Có và không ra đời, đánh dấu sự quan tâm của Hê-minh-uê đến vấn đề bức thiết của thời đại: cuộc đại khủng hoảng ở Hoa Kì.
Vào những năm 1930, Hê-minh-uê thường đến Tây Ban Nha. Năm 1939, sau nhiều năm theo dõi và đến tham dự cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hoà của nhân dân Tây Ban Nha, Hê-minh-uê đã viết nên Chuông nguyện hồn ai.
Nhưng Qua sông vào rừng (1950) lại là một thất bại nữa của Hê-minh-uê. Nhiều nhà phê bình xem ông đã hết thời. Không nản lòng, năm 1952 Ông già và biển cả ra đời. Năm 1953 ông nhận giải Pu-lít-dơ, giải thưởng văn chương cao quý nhất nước Hoa Kì, và năm 1954 là Nô-ben văn chương.
Sau khi ông qua đời, bà Ma-ry vợ ông đã biên tập và cho ra mắt hai cuốn tiểu thuyết: Đảo giữa dòng (1970) và Vườn Ê-đen (1986).
Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, Hê-minh-uê còn sáng tác tập thơ 88 bài và các tác phẩm hồi kí, ghi chép... thuộc thể loại không hư cấu (nonfiction): Những thác nước mùa xuân (1926), Chết trong chiều tà (1932), Những ngọn dồi xanh châu Phi (1935), Lễ hội không ngừng (1964) và Mùa hè nguy hiểm (1985).
3. Phong cách
Ơ-nít Hê-minh-uê được xem là một trong những người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giảm văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc... Chuyên được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của nhân vật. Các chi tiết, tình tiết phát triển theo nội tại khách quan của nhân vật. Nhà văn không còn là người hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách tâm lí, hành động của đối tượng được miêu tả để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ đích đã định trước...
Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hê-minh-uê rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì hầu như chỉ độc mỗi nói (say) hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân vật thì gần như chỉ là nghĩ (think).
II. TÁC PHẨM: Ông già và biển cả
1. Tóm tắt
Suốt tám mươi tư ngày liền, ông lão San-ti-a-gô không bắt được một mông cá nào. Mọi người dân làng chài ấy xem như lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi.
Vào ngày thứ tám mươi lăm, San-ti-a-gô chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này, lão đi thật xa.
Khoảng trưa, con cá kiếm cắn câu. Nhưng thay vì trồi lên thì nó lại điềm tĩnh kéo cả ông lão lẫn con thuyền về hướng tây bắc.
Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Thoạt trông thấy, San-ti-a-gô biết là lão đã câu được con cá kiếm khổng lồ mà trước đây lão chưa bao giờ nhìn thấy. Xan- ti-a-gô dè xẻn uống từng hóp nước một từ cái chai lão mang theo.
Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Gần như đã kiệt sức, song rốt cuộc lão cũng kìm được nó bên thuyền và phóng lao vào tim nó. Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão chừng bốn tấc. Nó sẽ mang lại vận may cho mình, lão nghĩ, trong lúc giương buồm, xác định hướng quay về đất liền.
Nhưng máu con cá kiếm đã loang trong dại dương. Và chỉ một tiếng đồng hồ sau, lão nhìn thấy con cá mập đầu tiên. Đấy là con Ma-kô hung tợn. Nó phóng nhanh đến, cắm ngập răng vào con cá kiếm đã chết. San-ti-a-gô vung ngọn lao đâm thẳng vào nó. Vào lúc hoàng hôn, cả đàn cá mập kéo đến. Lão vung chày nghênh chiến nhưng rồi bị một con ngoạm lấy lôi đi. Sau đó, lão quật chúng bằng bánh lái với đôi tay rách nát và thân xác rã rời. Đàn cá mập kéo đến đông hơn. Lão đã đi quá xa và đàn cá mập đã đánh bại lão. Lão biết chúng chẳng để lại cho lão chút gì ngoại trừ bộ xương đồ sộ của con cá kiếm khổng lồ.
Sáng hôm ấy, cậu bé Ma-nô-lin tìm đến và thấy San-ti-a-gô đang ngủ. Trong lúc đó, dân làng chài tụ tập quanh chiếc thuyền ông lão, mọi người đo và biết con cá kiếm ấy dài đến gần sáu mét. Khi San-ti-a-gô tỉnh dậy, hai người bàn chuyện rèn lại mũi lao.
2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Cảm giác
Là bậc thầy xây dựng hình tượng ẩn dụ, đa nghĩa,... Hê-minh-uê còn là người khai thác rất thành công cảm giác của nhân vật. Bằng cách này, ông khiến cho thế giới nhân vật của mình hiện lên vừa cụ thể sống động nhưng lại vẫn có phần bí hiểm và đầy chiều sâu. Đặc biệt là với ông lão San-ti-a-gô. Khi sức khoẻ suy kiệt, San-ti-a-gô chiến đấu với con cá kiếm bằng kinh nghiệm và sức mạnh tinh thần. Kinh nghiệm chủ yếu được thể hiện bằng cảm giác. Điều kì lạ là chỉ bằng cảm giác mà ông lão có thể xử lí hoàn hảo trước mọi động thái của con cá. Điều này cho thấy tay nghề câu cá của ông lão đã vượt qua cả ngưỡng siêu việt.
Cảm giác đóng vai trò rất quan trọng trong kĩ thuật tự sự của Hê-minh-uê. Nổi bật trong đoạn trích là hai cảm giác cơ bản của San-ti-a-gô: về sức khoẻ và về việc khuất phục con cá. Văn bản xuất hiện hàng loạt câu đề cập đến các cảm giác này. Người kể sử dụng hai thủ pháp ngôn từ để khắc hoạ. Một là bằng chính ngôn ngữ của mình để miêu tả (“Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng”, “Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ”,...). Hai là sử dụng ngôn ngữ của nhân vật (“Lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”).
Với cách kể này, câu chuyện của Hê-minh-uê đan cài nhiều tầng “không khí”. Thường thì độ nặng của truyện được đặt ngay trong hành động trực tiếp của nhân vật, nhưng với Hê-minh-uê thì trọng tâm truyện bao giờ cũng nằm ngoài câu chuyện, nằm ở cái phần “trống”, phần không nói hết của người kể.
b. Diễn biến
Cuộc chiến của San-ti-a-gô với cá kiếm diễn ra vô cùng gay cấn. Để giành chiến thắng ta thấy San-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
- Thu dây để khiến con cá quay vòng.
- Cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó: “Đừng nhảy, cá”. Lão nói. “Đừng nhảy”.
- Cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.
Phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên”.
- Di chuyển được con cá: “Ta đã di chuyển được nó”.
- Động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à”.
- Tập trung sức lực: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá”.
- Phóng lao giết chết con cá.
Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
- Khi con cá bắt đầu lượn vòng, lão hãy còn đủ sức để kéo: “Lão chí cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi. Nhưng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bất đầu liên tục kéo nhẹ nhàng”.
- Nhưng rồi cứ phải ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng, sức lực lão suy kiệt nhanh chóng: “hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương”, “ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mất lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”,...
- Tiếp đó ông lão “lại cảm thấy choáng váng”, “toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác”, “lão lại thấy xây xẩm mặt mày”, “miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai”.
- Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Ông lão bước vào trạng thái chênh chao giữa sống và chết khi “lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi”.
- Tại thời khắc đó, ông lão đã biết tự động viên kịp thời: “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”, lão nghĩ. Rồi lão kêu gọi: “Đầu ơi, hãy tinh táo”. Bằng cách đó, từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
Dõi theo mạch trần thuật trên, ta thấy, diễn biến của trận đánh rất gay cấn, được tính theo từng vòng lượn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi còn lại, dần hao mòn của ông lão: “Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai. Lần này mình phải keo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức”.
Có lúc người đọc ngỡ như ông lão để mất con cá hoặc gục chết trước nó. Thế nhưng, lần nào cũng vậy, lão biết cách xốc lại tinh thần kịp thời: “Lần này mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khoẻ, lão tự nhủ. Mày luôn khoẻ”. Cuối cùng ông lão đã chiến thắng. Một chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay chuyển.
Trong đoạn trích, cuộc chiến tập trung vào hai dối thủ đã rã rời thân xác. Cả hai đã đấu sức với nhau ròng rã hai ngày đêm. Bây giờ, kẻ nào không trụ vững, kẻ đó không tồn tại. Do vậy ta thấy độ căng của diễn biến được tăng dần theo sự kiệt sức lực của hai đối thủ. Trong lúc con cá dần ngoi lên (dấu hiệu của sự thúc thủ) thì ông lão nhiều lần suýt ngất. Nhưng ông lão vẫn gượng dậy. Cuối cùng con cá là kẻ bại trận.
c. “Mày đang giết tao, cá à”
Trong văn bản được chọn dạy, người đọc chỉ tiếp xúc với hai nhân vật, ông lão và cá kiếm. Cá kiếm là đối tượng ông lão cần chinh phục để duy trì sự sống vật chất (lão từng nhẩm tính số lượng thịt của cá kiếm có thể nuôi sống một người trong cả mùa đông), đồng thời cũng để khẳng định giá trị tinh thần, vì với lão và với dân làng chài ấy, một khi ngư dân không bắt được cá nữa thì người ấy được xem đã chết. Cái chết về phương diện tinh thần.
Trong cuộc chinh phục cá kiếm, ông lão cảm nhận được vẻ oai hùng, sòng phẳng, cao thượng,... của con cá nên cảm phục nó, xem nó là bạn, gọi nó là “người anh em”: “Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”. Khoảng cách của người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã được rút đến điểm không. Mối quan hệ giữa ông lão và cá kiếm lúc này không đơn thuần là quan hệ triệt tiêu một chiều mà là mối quan hệ đa diện phức tạp.
Ngợi ca con cá và hành dộng trung thực, sòng phẳng của nó trong cuộc đối đầu với mình, San-ti-a-gô gợi cho người đọc ẩn ý thầm kín mà tác giả gửi gắm rằng trên đất liền ông lão không còn ai tri âm tri kỉ nữa, cuộc sống loài người đã bị đảo điên ghê gớm các chân giá trị. San-ti-a-gô không thể và không còn thuộc về thế giới ấy. Sự thẳng thắn, cao thượng của ông lão chỉ có thể tìm được sự tri âm ở chốn biển khơi. Con cá là bạn lão, cũng như đại dương bao la mới đích thực là ngôi nhà thân thiết của con người cô độc San-ti-a-gô. Giống như mọi nhân vật mã khác của mình, Hê-minh-uê kiến tạo một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho nhân vật. Chỉ quay về với thiên nhiên, nhân vật Hê-minh-uê mới tìm được sự lắng dịu tâm hồn, sự đồng cảm. Mối quan hệ giữa ông lão và cá kiếm thể hiện rõ điều này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng suôn sẻ như nhan đề chỉ ra (Ông già và biển cả) mà thường xuyên là phức tạp. Mục tiêu của ông lão là giết chết con cá để tìm nguồn sống, nhưng ngay tức khắc ông lão ý thức được rằng con cá là hiện thân của cái đẹp. Lão giết nó đồng nghĩa với việc giết chết cái đẹp. Nhưng lão không thể không giết chết nó. Đây chính là bi kịch muôn thuở của con người.
d. “Con cá là vận may của ta”
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến việc con cá là giá trị vật chất và tinh thần của ông lão. Bên cạnh đó, nó còn là vận may của San-ti-a-gô. Điều này được chính ông lão thừa nhận. Thì ra ngoài nỗ lực của bản thân, thành quả chiến thắng của ông lão còn nhờ vào sự rủi may của số mệnh.
Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá trong suốt 84 lần ra khơi là do vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng sẽ bắt được cá lớn. Cuối cùng lão toại nguyện khi câu được con cá khổng lồ. Nhưng con cá kéo lão ra khơi xa. Lão trở thành “con mồi” của con cá. Một sự hoán vị lạ lùng. Ông lão lại trở nên bị động trước con cá. Xem ra khát vọng càng lớn, con người càng bị nô lệ vào đó và rất dễ đánh mất đi sự tự do, tự chủ của chính bản thân mình. Trong trường hợp này, vận may lại trở thành vận rủi. Khi giết được con cá, vận may lại trở về với ông lão. Chỉ có điều, chẳng bao lâu vận may ấy lại chuyển sang vận rủi.
Cơ sự cũng bắt đầu bằng một hành động trái khoáy. Khi San-ti-a-gô đâm chết con cá, nghỉ ngơi lại sức và tự nhủ: “Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt và tròng một chiếc thòng lụng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền”. Rồi lão gọi: “Đến đây, cá. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào dó, lúc này nó nằm ườn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó”. Một lần nữa, ông lão lại mất thế chủ dộng trước con cá, ngay cả khi nó đã chết. Điều này lại báo hiệu vận rủi và không lâu sau đàn cá mập đánh hơi được mùi máu cá đã xông tới tấn công. Cuối cùng khi đưa được thuyền về bến, San-ti-a-gô chỉ còn lại bộ xương cá khổng lồ.
Có thể nói hành trình câu cá của ông lão là ẩn dụ cho hành trình rủi may của kiếp người. Trong đời rủi may luôn cận kề, không dễ gì nắm bắt và có thể hiểu hết. Hê-minh-uê khắc hoạ hình tượng nhân vật đầy ý chí, nghị lực, tài năng để vượt qua những rủi may ấy. Hành trình sống của họ hết đi từ điều may rủi này sang điều may rủi khác. Mọi phấn đấu của họ rốt cuộc sẽ cũng không thoát khỏi cái vòng rủi may kia. Và cuối cùng là cái chết - hư vô. Dẫu thế, nhân vật của Hê-minh-uê không bao giờ chịu khuất phục. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc tả tơi nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng (chịu đựng như một con người), biết chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất phục” trước mọi thế lực bạo tàn.
1. Tiểu sử
18 tuổi, ông rời ghế nhà trường sau khi tốt nghiệp trung học và đi làm phóng viên. 19 tuổi ông gia nhập đội Hồng thập tự sang lái xe bên chiến trường I-ta-li-a trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. 20 tuổi, Hê-minh-uê quay lại Hoa Kì với đôi nạng gỗ và tấm huân chương do bị thương trên đất I-ta-li-a.
Ông lấy vợ năm 22 tuổi rồi sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Cũng trong năm này, ông cho ra mắt truyện ngắn đầu tay Trên miệt Mi-chi-gân (1921).
Hê-minh-uê trải qua bốn cuộc hôn nhân. Ông có ba con trai. Và dẫu là nhà văn Hoa Kì nhưng hầu hết khoảng thời gian trong đời ông lại sống ở nước ngoài. Ông đi nhiều và được xem là thành viên của “Chủ nghĩa xê dịch”. Anh, Pháp, châu Phi, Trung Quốc... đều có dấu chân ông. Ông đặc biệt yêu quý Cu Ba và ủng hộ Phi-đen Cát-xtơ-rô. Cu Ba như là quê hương thứ hai của ông. Tình cảm đó đã được ông gửi qua lời ông lão Xan-ti-a-gô - một người sống ở Ha-ba-na - khi cho lão phát biểu trong Ông già và biển cả: “Mình đang sống trong một thành phố nghĩa tình”.
Tuy luôn sống xa Tổ quốc nhưng nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của ông đa số là người Hoa Kì. Điều này phần nào đã cho thấy bóng dáng thực hay nét hư cấu nguyên mẫu tác giả Hê-minh-uê trong sáng tác của ông.
Hê-minh-uê mất năm 1961 tại Két-chum, Ai-đa-hô, tự sát như nhiều thành viên khác của gia đình.
2. Văn nghiệp
Năm 1923, cuốn sách đầu tiên của ông - Ba câu chuyện và mười bài thơ - mới được xuất bản. Tính đến cuối đời, tổng số truyện ngắn của Hê-minh-uê là khoảng 100 truyện. Nhiều truyện của ông trở thành khuôn mẫu cho thể loại này. Ta có thể kể tên một vài trong số đó: Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Phran-xít Ma-côm-hơ, Tuyết trên đỉnh Ki-li-man-gia-rô, Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa, Người hất khả hại, Những kẻ giết người...
Năm 1926, khi tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời, Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn.
Ba năm sau, Giã từ vũ khí xuất hiện. Cuốn sách kể về mối tình thơ mộng nhưng cực kì bi đát của chàng trung úy Hen-ry và cô y tá Ca-tơ-rin.
Năm 1937, Có và không ra đời, đánh dấu sự quan tâm của Hê-minh-uê đến vấn đề bức thiết của thời đại: cuộc đại khủng hoảng ở Hoa Kì.
Vào những năm 1930, Hê-minh-uê thường đến Tây Ban Nha. Năm 1939, sau nhiều năm theo dõi và đến tham dự cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hoà của nhân dân Tây Ban Nha, Hê-minh-uê đã viết nên Chuông nguyện hồn ai.
Nhưng Qua sông vào rừng (1950) lại là một thất bại nữa của Hê-minh-uê. Nhiều nhà phê bình xem ông đã hết thời. Không nản lòng, năm 1952 Ông già và biển cả ra đời. Năm 1953 ông nhận giải Pu-lít-dơ, giải thưởng văn chương cao quý nhất nước Hoa Kì, và năm 1954 là Nô-ben văn chương.
Sau khi ông qua đời, bà Ma-ry vợ ông đã biên tập và cho ra mắt hai cuốn tiểu thuyết: Đảo giữa dòng (1970) và Vườn Ê-đen (1986).
Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, Hê-minh-uê còn sáng tác tập thơ 88 bài và các tác phẩm hồi kí, ghi chép... thuộc thể loại không hư cấu (nonfiction): Những thác nước mùa xuân (1926), Chết trong chiều tà (1932), Những ngọn dồi xanh châu Phi (1935), Lễ hội không ngừng (1964) và Mùa hè nguy hiểm (1985).
3. Phong cách
Ơ-nít Hê-minh-uê được xem là một trong những người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giảm văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc... Chuyên được phản ánh trong tác phẩm là chuyện của nhân vật. Các chi tiết, tình tiết phát triển theo nội tại khách quan của nhân vật. Nhà văn không còn là người hiểu biết tường tận mọi ngóc ngách tâm lí, hành động của đối tượng được miêu tả để chi phối, dẫn dắt họ theo chủ đích đã định trước...
Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hê-minh-uê rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì hầu như chỉ độc mỗi nói (say) hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân vật thì gần như chỉ là nghĩ (think).
II. TÁC PHẨM: Ông già và biển cả
1. Tóm tắt
Suốt tám mươi tư ngày liền, ông lão San-ti-a-gô không bắt được một mông cá nào. Mọi người dân làng chài ấy xem như lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi.
Vào ngày thứ tám mươi lăm, San-ti-a-gô chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này, lão đi thật xa.
Khoảng trưa, con cá kiếm cắn câu. Nhưng thay vì trồi lên thì nó lại điềm tĩnh kéo cả ông lão lẫn con thuyền về hướng tây bắc.
Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Thoạt trông thấy, San-ti-a-gô biết là lão đã câu được con cá kiếm khổng lồ mà trước đây lão chưa bao giờ nhìn thấy. Xan- ti-a-gô dè xẻn uống từng hóp nước một từ cái chai lão mang theo.
Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Gần như đã kiệt sức, song rốt cuộc lão cũng kìm được nó bên thuyền và phóng lao vào tim nó. Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão chừng bốn tấc. Nó sẽ mang lại vận may cho mình, lão nghĩ, trong lúc giương buồm, xác định hướng quay về đất liền.
Nhưng máu con cá kiếm đã loang trong dại dương. Và chỉ một tiếng đồng hồ sau, lão nhìn thấy con cá mập đầu tiên. Đấy là con Ma-kô hung tợn. Nó phóng nhanh đến, cắm ngập răng vào con cá kiếm đã chết. San-ti-a-gô vung ngọn lao đâm thẳng vào nó. Vào lúc hoàng hôn, cả đàn cá mập kéo đến. Lão vung chày nghênh chiến nhưng rồi bị một con ngoạm lấy lôi đi. Sau đó, lão quật chúng bằng bánh lái với đôi tay rách nát và thân xác rã rời. Đàn cá mập kéo đến đông hơn. Lão đã đi quá xa và đàn cá mập đã đánh bại lão. Lão biết chúng chẳng để lại cho lão chút gì ngoại trừ bộ xương đồ sộ của con cá kiếm khổng lồ.
Sáng hôm ấy, cậu bé Ma-nô-lin tìm đến và thấy San-ti-a-gô đang ngủ. Trong lúc đó, dân làng chài tụ tập quanh chiếc thuyền ông lão, mọi người đo và biết con cá kiếm ấy dài đến gần sáu mét. Khi San-ti-a-gô tỉnh dậy, hai người bàn chuyện rèn lại mũi lao.
2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Cảm giác
Là bậc thầy xây dựng hình tượng ẩn dụ, đa nghĩa,... Hê-minh-uê còn là người khai thác rất thành công cảm giác của nhân vật. Bằng cách này, ông khiến cho thế giới nhân vật của mình hiện lên vừa cụ thể sống động nhưng lại vẫn có phần bí hiểm và đầy chiều sâu. Đặc biệt là với ông lão San-ti-a-gô. Khi sức khoẻ suy kiệt, San-ti-a-gô chiến đấu với con cá kiếm bằng kinh nghiệm và sức mạnh tinh thần. Kinh nghiệm chủ yếu được thể hiện bằng cảm giác. Điều kì lạ là chỉ bằng cảm giác mà ông lão có thể xử lí hoàn hảo trước mọi động thái của con cá. Điều này cho thấy tay nghề câu cá của ông lão đã vượt qua cả ngưỡng siêu việt.
Cảm giác đóng vai trò rất quan trọng trong kĩ thuật tự sự của Hê-minh-uê. Nổi bật trong đoạn trích là hai cảm giác cơ bản của San-ti-a-gô: về sức khoẻ và về việc khuất phục con cá. Văn bản xuất hiện hàng loạt câu đề cập đến các cảm giác này. Người kể sử dụng hai thủ pháp ngôn từ để khắc hoạ. Một là bằng chính ngôn ngữ của mình để miêu tả (“Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng”, “Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ”,...). Hai là sử dụng ngôn ngữ của nhân vật (“Lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”).
Với cách kể này, câu chuyện của Hê-minh-uê đan cài nhiều tầng “không khí”. Thường thì độ nặng của truyện được đặt ngay trong hành động trực tiếp của nhân vật, nhưng với Hê-minh-uê thì trọng tâm truyện bao giờ cũng nằm ngoài câu chuyện, nằm ở cái phần “trống”, phần không nói hết của người kể.
b. Diễn biến
Cuộc chiến của San-ti-a-gô với cá kiếm diễn ra vô cùng gay cấn. Để giành chiến thắng ta thấy San-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
- Thu dây để khiến con cá quay vòng.
- Cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó: “Đừng nhảy, cá”. Lão nói. “Đừng nhảy”.
- Cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.
Phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên”.
- Di chuyển được con cá: “Ta đã di chuyển được nó”.
- Động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à”.
- Tập trung sức lực: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá”.
- Phóng lao giết chết con cá.
Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
- Khi con cá bắt đầu lượn vòng, lão hãy còn đủ sức để kéo: “Lão chí cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi. Nhưng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bất đầu liên tục kéo nhẹ nhàng”.
- Nhưng rồi cứ phải ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng, sức lực lão suy kiệt nhanh chóng: “hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương”, “ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mất lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”,...
- Tiếp đó ông lão “lại cảm thấy choáng váng”, “toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác”, “lão lại thấy xây xẩm mặt mày”, “miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai”.
- Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Ông lão bước vào trạng thái chênh chao giữa sống và chết khi “lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi”.
- Tại thời khắc đó, ông lão đã biết tự động viên kịp thời: “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”, lão nghĩ. Rồi lão kêu gọi: “Đầu ơi, hãy tinh táo”. Bằng cách đó, từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
Dõi theo mạch trần thuật trên, ta thấy, diễn biến của trận đánh rất gay cấn, được tính theo từng vòng lượn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi còn lại, dần hao mòn của ông lão: “Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai. Lần này mình phải keo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức”.
Có lúc người đọc ngỡ như ông lão để mất con cá hoặc gục chết trước nó. Thế nhưng, lần nào cũng vậy, lão biết cách xốc lại tinh thần kịp thời: “Lần này mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khoẻ, lão tự nhủ. Mày luôn khoẻ”. Cuối cùng ông lão đã chiến thắng. Một chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay chuyển.
Trong đoạn trích, cuộc chiến tập trung vào hai dối thủ đã rã rời thân xác. Cả hai đã đấu sức với nhau ròng rã hai ngày đêm. Bây giờ, kẻ nào không trụ vững, kẻ đó không tồn tại. Do vậy ta thấy độ căng của diễn biến được tăng dần theo sự kiệt sức lực của hai đối thủ. Trong lúc con cá dần ngoi lên (dấu hiệu của sự thúc thủ) thì ông lão nhiều lần suýt ngất. Nhưng ông lão vẫn gượng dậy. Cuối cùng con cá là kẻ bại trận.
c. “Mày đang giết tao, cá à”
Trong văn bản được chọn dạy, người đọc chỉ tiếp xúc với hai nhân vật, ông lão và cá kiếm. Cá kiếm là đối tượng ông lão cần chinh phục để duy trì sự sống vật chất (lão từng nhẩm tính số lượng thịt của cá kiếm có thể nuôi sống một người trong cả mùa đông), đồng thời cũng để khẳng định giá trị tinh thần, vì với lão và với dân làng chài ấy, một khi ngư dân không bắt được cá nữa thì người ấy được xem đã chết. Cái chết về phương diện tinh thần.
Trong cuộc chinh phục cá kiếm, ông lão cảm nhận được vẻ oai hùng, sòng phẳng, cao thượng,... của con cá nên cảm phục nó, xem nó là bạn, gọi nó là “người anh em”: “Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”. Khoảng cách của người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã được rút đến điểm không. Mối quan hệ giữa ông lão và cá kiếm lúc này không đơn thuần là quan hệ triệt tiêu một chiều mà là mối quan hệ đa diện phức tạp.
Ngợi ca con cá và hành dộng trung thực, sòng phẳng của nó trong cuộc đối đầu với mình, San-ti-a-gô gợi cho người đọc ẩn ý thầm kín mà tác giả gửi gắm rằng trên đất liền ông lão không còn ai tri âm tri kỉ nữa, cuộc sống loài người đã bị đảo điên ghê gớm các chân giá trị. San-ti-a-gô không thể và không còn thuộc về thế giới ấy. Sự thẳng thắn, cao thượng của ông lão chỉ có thể tìm được sự tri âm ở chốn biển khơi. Con cá là bạn lão, cũng như đại dương bao la mới đích thực là ngôi nhà thân thiết của con người cô độc San-ti-a-gô. Giống như mọi nhân vật mã khác của mình, Hê-minh-uê kiến tạo một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho nhân vật. Chỉ quay về với thiên nhiên, nhân vật Hê-minh-uê mới tìm được sự lắng dịu tâm hồn, sự đồng cảm. Mối quan hệ giữa ông lão và cá kiếm thể hiện rõ điều này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng suôn sẻ như nhan đề chỉ ra (Ông già và biển cả) mà thường xuyên là phức tạp. Mục tiêu của ông lão là giết chết con cá để tìm nguồn sống, nhưng ngay tức khắc ông lão ý thức được rằng con cá là hiện thân của cái đẹp. Lão giết nó đồng nghĩa với việc giết chết cái đẹp. Nhưng lão không thể không giết chết nó. Đây chính là bi kịch muôn thuở của con người.
d. “Con cá là vận may của ta”
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến việc con cá là giá trị vật chất và tinh thần của ông lão. Bên cạnh đó, nó còn là vận may của San-ti-a-gô. Điều này được chính ông lão thừa nhận. Thì ra ngoài nỗ lực của bản thân, thành quả chiến thắng của ông lão còn nhờ vào sự rủi may của số mệnh.
Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá trong suốt 84 lần ra khơi là do vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng sẽ bắt được cá lớn. Cuối cùng lão toại nguyện khi câu được con cá khổng lồ. Nhưng con cá kéo lão ra khơi xa. Lão trở thành “con mồi” của con cá. Một sự hoán vị lạ lùng. Ông lão lại trở nên bị động trước con cá. Xem ra khát vọng càng lớn, con người càng bị nô lệ vào đó và rất dễ đánh mất đi sự tự do, tự chủ của chính bản thân mình. Trong trường hợp này, vận may lại trở thành vận rủi. Khi giết được con cá, vận may lại trở về với ông lão. Chỉ có điều, chẳng bao lâu vận may ấy lại chuyển sang vận rủi.
Cơ sự cũng bắt đầu bằng một hành động trái khoáy. Khi San-ti-a-gô đâm chết con cá, nghỉ ngơi lại sức và tự nhủ: “Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt và tròng một chiếc thòng lụng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền”. Rồi lão gọi: “Đến đây, cá. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào dó, lúc này nó nằm ườn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó”. Một lần nữa, ông lão lại mất thế chủ dộng trước con cá, ngay cả khi nó đã chết. Điều này lại báo hiệu vận rủi và không lâu sau đàn cá mập đánh hơi được mùi máu cá đã xông tới tấn công. Cuối cùng khi đưa được thuyền về bến, San-ti-a-gô chỉ còn lại bộ xương cá khổng lồ.
Có thể nói hành trình câu cá của ông lão là ẩn dụ cho hành trình rủi may của kiếp người. Trong đời rủi may luôn cận kề, không dễ gì nắm bắt và có thể hiểu hết. Hê-minh-uê khắc hoạ hình tượng nhân vật đầy ý chí, nghị lực, tài năng để vượt qua những rủi may ấy. Hành trình sống của họ hết đi từ điều may rủi này sang điều may rủi khác. Mọi phấn đấu của họ rốt cuộc sẽ cũng không thoát khỏi cái vòng rủi may kia. Và cuối cùng là cái chết - hư vô. Dẫu thế, nhân vật của Hê-minh-uê không bao giờ chịu khuất phục. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc tả tơi nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng (chịu đựng như một con người), biết chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất phục” trước mọi thế lực bạo tàn.