13/09/2017, 08:38
Nguyễn Khải và tác phẩm: Một người Hà Nội (Trích)
Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Quê bố ở thành phố Nam Định nhưng thuở nhỏ ông sống ở quê ngoại (xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tính Hưng Yên). Nguyễn Khải là cây bút đa tài, văn phong ông thâm trầm, tinh tế, giàu chất triết lí. I. TÁC GIẢ 1. Tiểu sử Nguyễn Khải ...
Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Quê bố ở thành phố Nam Định nhưng thuở nhỏ ông sống ở quê ngoại (xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tính Hưng Yên). Nguyễn Khải là cây bút đa tài, văn phong ông thâm trầm, tinh tế, giàu chất triết lí.
I. TÁC GIẢ
1. Tiểu sử
Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Quê bố ở thành phố Nam Định nhưng thuở nhỏ ông sống ở quê ngoại (xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tính Hưng Yên).
Năm 1947, ông gia nhập đội Tự vệ thị xã Hưng Yên, đến năm 1950 thì vào bộ đội. Ông được rèn luyện, trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp văn chương trong quân ngũ.
Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ở phòng Chính trị Quân khu III. Năm 1952 làm thư kí toà soạn báo Chiến sĩ của Quân khu III. Từ năm 1956 ông công tác tại toà soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá 2, 3 và là Phó tổng thư kí khoá 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khoá VII.
Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 01 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.
2. Văn nghiệp
Tên tuổi Nguyễn Khải được bạn đọc chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần 1 - 1959). Từ đó đến nay, ông đã có hàng chục tác phẩm được dư luận đánh giá cao như: Mùa lạc (truyện, 1960), Tầm nhìn xa (truyện, 1963), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (tiểu thuyết, 1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972), Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973), Cha và con và... (tiểu thuyết, 1979), Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982), Thời gian của người (truyện, 1985), Một người Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (truyện ngắn 1993), Hà Nội trong mắt tôi (truyện, 1995), Sống ở đời (truyện ngắn, 2001)... Cống hiến của ông được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
3. Phong cách
Nguyễn Khải là cây bút đa tài, văn phong ông thâm trầm, tinh tế, giàu chất triết lí.
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mĩ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, sức mạnh của lí trí tỉnh táo.
II. TÁC PHẨM: Một người Hà Nội
1. Tóm tắt
Phần trích trong bài học có 6 đoạn:
- Giới thiệu về nhân vật Hiền, một người Hà Nội có phong cách sống của người Hà Nội.
- Sau hoà bình lập lại, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống chung quanh.
- Thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, cô Hiền dạy con biết sống đúng với bản chất người Hà Nội.
- Đất nước được thống nhất, Dũng, người con trai đầu của cô Hiền trở về trong niềm vui chiến thắng. Câu chuyện cảm động về Tuất, người đồng đội của Dũng đã hi sinh và về mẹ Tuất, một người mẹ Hà Nội có con hi sinh trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
- Xã hội trong thời kì đổi mới với biết bao biến động, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội”.
2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Nhân vật Hiền
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là cô Hiền, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện. Cô xinh đẹp, thông minh. Thời trẻ, cô giao du với giới “thượng lưu”, văn nhân nghệ sĩ. Nhân vật “tôi” xếp cô “đích thị là tư sản rồi” nhưng khi chọn bạn trăm năm, cô chọn “một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ”.
Hiền sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với những hiện tượng chung quanh.
Cuộc đời của Hiền gắn liền với những chặng đường, những biến động lớn lao của đất nước, của dân lộc. Là một công dân, Hiền luôn có ý thức gắn trách nhiệm cá nhân của mình đối với quê hương. Trong những giai đoạn khó khăn nhất, cô tìm việc làm phù họp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, cô khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua sóng gió. Cô mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và cương quyết không thuê người vì cô ý thức rất rõ việc thực hiện chủ trương của Nhà nước và muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Hiền rất ý thức trong việc dạy bảo con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất giá trị của người Hà Nội.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuy rất thương con, lo lắng cho con nhưng cô vẫn sẩn sàng cho con ra trận như bao người thanh niên khác. Tuy cũng có những trăn trở của một tấm lòng người mẹ thương con nhưng ba năm sau cô cũng đồng ý cho người con thứ hai lên đường tòng quân. Suy nghĩ và nỗi lòng của cô Hiền cũng giống như bất kì những người mẹ Việt Nam, yêu con và yêu nước tha thiết.
Tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội là một dụng ý nghệ thuật sâu sắc. Bởi lẽ, hạt bụi là là một vật rất nhỏ bé, ít ai nhận thấy nhưng nhiều hạt bụi vàng nếu hợp lại với nhau sẽ tạo thành ánh vàng chói ngời. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, nhưng cuộc đời của cô chuyên chở những tinh hoa, bản chất của người Hà Nội. Ánh vàng trong cô là phẩm giá, cốt cách, truyền thống của con người và mảnh đất nghìn năm văn vật.
b. Các nhân vật khác
Dũng và Tuất là hai trong hàng vạn thanh niên Hà Nội lên đường theo tiếng gọi chiến đấu để thống nhất đất nước.
Dũng đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của một người Hà Nội. Vừa rời ghế nhà trường, Dũng tình nguyện đăng kí lên đường tòng quân. Hơn mười năm, ngày đất nước được giải phóng, anh may mắn được trở về nguyên vẹn. Bởi trong số 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường cùng Dũng giờ chỉ còn trên dưới bốn chục. Nỗi nhớ đồng đội luôn ám ảnh anh, đặc biệt là Tuất, người bạn thân đã anh dũng hi sinh, người bạn mà trong buổi tòng quân chỉ được nghe tiếng mẹ trên loa phát thanh mà không thể xuống ga từ biệt mẹ.
Cảm động nhất là hình ảnh người mẹ của Tuất, đó là một trong biết bao bà mẹ Hà Nội khác, vô cùng thương con nhưng các mẹ đã nén nỗi đau mất con để tiếp tục sống. Khi gặp Dũng, người mẹ run bần bật nhưng mẹ không khóc. Trái lại mẹ còn an ủi Dũng: “Nín đi con, nín đi Dũng, cô biết cả rồi...”.
Đó chỉ là số ít trong muôn vàn người đã góp phần tô thắm thêm cốt cách, phẩm chất cao đẹp của người Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những con người có phẩm chất cao đẹp, Hà Nội vẫn còn không ít những con người không giữ dược cốt cách lịch lãm, thanh tao của mảnh đất Hà thành, cuộc sống luôn có mặt trái, còn có nhiều việc phải làm để giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.
1. Tiểu sử
Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Quê bố ở thành phố Nam Định nhưng thuở nhỏ ông sống ở quê ngoại (xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tính Hưng Yên).
Năm 1947, ông gia nhập đội Tự vệ thị xã Hưng Yên, đến năm 1950 thì vào bộ đội. Ông được rèn luyện, trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp văn chương trong quân ngũ.
Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ở phòng Chính trị Quân khu III. Năm 1952 làm thư kí toà soạn báo Chiến sĩ của Quân khu III. Từ năm 1956 ông công tác tại toà soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá 2, 3 và là Phó tổng thư kí khoá 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khoá VII.
Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 01 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.
2. Văn nghiệp
Tên tuổi Nguyễn Khải được bạn đọc chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần 1 - 1959). Từ đó đến nay, ông đã có hàng chục tác phẩm được dư luận đánh giá cao như: Mùa lạc (truyện, 1960), Tầm nhìn xa (truyện, 1963), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (tiểu thuyết, 1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972), Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973), Cha và con và... (tiểu thuyết, 1979), Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982), Thời gian của người (truyện, 1985), Một người Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (truyện ngắn 1993), Hà Nội trong mắt tôi (truyện, 1995), Sống ở đời (truyện ngắn, 2001)... Cống hiến của ông được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
3. Phong cách
Nguyễn Khải là cây bút đa tài, văn phong ông thâm trầm, tinh tế, giàu chất triết lí.
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mĩ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, sức mạnh của lí trí tỉnh táo.
II. TÁC PHẨM: Một người Hà Nội
1. Tóm tắt
Phần trích trong bài học có 6 đoạn:
- Giới thiệu về nhân vật Hiền, một người Hà Nội có phong cách sống của người Hà Nội.
- Sau hoà bình lập lại, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống chung quanh.
- Thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, cô Hiền dạy con biết sống đúng với bản chất người Hà Nội.
- Đất nước được thống nhất, Dũng, người con trai đầu của cô Hiền trở về trong niềm vui chiến thắng. Câu chuyện cảm động về Tuất, người đồng đội của Dũng đã hi sinh và về mẹ Tuất, một người mẹ Hà Nội có con hi sinh trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
- Xã hội trong thời kì đổi mới với biết bao biến động, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội”.
2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Nhân vật Hiền
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là cô Hiền, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện. Cô xinh đẹp, thông minh. Thời trẻ, cô giao du với giới “thượng lưu”, văn nhân nghệ sĩ. Nhân vật “tôi” xếp cô “đích thị là tư sản rồi” nhưng khi chọn bạn trăm năm, cô chọn “một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ”.
Hiền sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với những hiện tượng chung quanh.
Cuộc đời của Hiền gắn liền với những chặng đường, những biến động lớn lao của đất nước, của dân lộc. Là một công dân, Hiền luôn có ý thức gắn trách nhiệm cá nhân của mình đối với quê hương. Trong những giai đoạn khó khăn nhất, cô tìm việc làm phù họp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, cô khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua sóng gió. Cô mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và cương quyết không thuê người vì cô ý thức rất rõ việc thực hiện chủ trương của Nhà nước và muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Hiền rất ý thức trong việc dạy bảo con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất giá trị của người Hà Nội.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuy rất thương con, lo lắng cho con nhưng cô vẫn sẩn sàng cho con ra trận như bao người thanh niên khác. Tuy cũng có những trăn trở của một tấm lòng người mẹ thương con nhưng ba năm sau cô cũng đồng ý cho người con thứ hai lên đường tòng quân. Suy nghĩ và nỗi lòng của cô Hiền cũng giống như bất kì những người mẹ Việt Nam, yêu con và yêu nước tha thiết.
Tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội là một dụng ý nghệ thuật sâu sắc. Bởi lẽ, hạt bụi là là một vật rất nhỏ bé, ít ai nhận thấy nhưng nhiều hạt bụi vàng nếu hợp lại với nhau sẽ tạo thành ánh vàng chói ngời. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, nhưng cuộc đời của cô chuyên chở những tinh hoa, bản chất của người Hà Nội. Ánh vàng trong cô là phẩm giá, cốt cách, truyền thống của con người và mảnh đất nghìn năm văn vật.
b. Các nhân vật khác
Dũng và Tuất là hai trong hàng vạn thanh niên Hà Nội lên đường theo tiếng gọi chiến đấu để thống nhất đất nước.
Dũng đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của một người Hà Nội. Vừa rời ghế nhà trường, Dũng tình nguyện đăng kí lên đường tòng quân. Hơn mười năm, ngày đất nước được giải phóng, anh may mắn được trở về nguyên vẹn. Bởi trong số 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường cùng Dũng giờ chỉ còn trên dưới bốn chục. Nỗi nhớ đồng đội luôn ám ảnh anh, đặc biệt là Tuất, người bạn thân đã anh dũng hi sinh, người bạn mà trong buổi tòng quân chỉ được nghe tiếng mẹ trên loa phát thanh mà không thể xuống ga từ biệt mẹ.
Cảm động nhất là hình ảnh người mẹ của Tuất, đó là một trong biết bao bà mẹ Hà Nội khác, vô cùng thương con nhưng các mẹ đã nén nỗi đau mất con để tiếp tục sống. Khi gặp Dũng, người mẹ run bần bật nhưng mẹ không khóc. Trái lại mẹ còn an ủi Dũng: “Nín đi con, nín đi Dũng, cô biết cả rồi...”.
Đó chỉ là số ít trong muôn vàn người đã góp phần tô thắm thêm cốt cách, phẩm chất cao đẹp của người Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những con người có phẩm chất cao đẹp, Hà Nội vẫn còn không ít những con người không giữ dược cốt cách lịch lãm, thanh tao của mảnh đất Hà thành, cuộc sống luôn có mặt trái, còn có nhiều việc phải làm để giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.