04/06/2017, 23:39
Hãy nêu nét đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở những câu thơ sau: "Ngày xuân con én đưa thoi ... Đẩu tường lửa lựu lập lòe đâm bông".
Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào của Việt Nam. Nhắc đến ông chúng ta nhắc đến kiệt tác Truyện Kiều mà một trong những nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm này là những đoạn miêu tả thiên nhiên rất hay và tài tình: Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh rợn ...
Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào của Việt Nam. Nhắc đến ông chúng ta nhắc đến kiệt tác Truyện Kiều mà một trong những nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm này là những đoạn miêu tả thiên nhiên rất hay và tài tình: Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh rợn chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Trong đoạn thơ có một bức tranh thiên nhiên mùa xuân sáng tươi và rất thơ mộng. Nguyễn Du đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ nhân hóa làm cho cảnh vật trở nên có hồn thơ. Mùa xuân được mở đầu bằng cánh én chao lượn trên không gian. Điểm nhìn của nhà thơ từ thấp nhìn lên cao nên có cảm tưởng như cánh én đang đưa thoi một cách nhịp nhàng, đều đặn. Nhưng có lẽ đặc sắc hơn cả là cách miêu tả cỏ xuân của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Trong thơ ca Việt Nam có rất nhiều câu thơ tả cỏ rất đặc sắc:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
(Bến đò xuân đầu trại - Nguyễn Trãi)
hay:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ.
(Chiều xuân - Anh Thơ,)
Cỏ trong câu thơ của Nguyễn Du mang một vẻ đẹp rất riêng, rất tạo hình. “Xanh rợn” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi ra trước mắt người đọc một màu xanh bao la trải dài mãi trong không gian. Nhà thơ đã lấy cái hữu hạn để làm nổi bật cái vô hạn.
Trong màu “xanh rợn” ấy ta cảm thấy có một vị ngọt của mưa xuân, mặc dù trong câu thơ Nguyễn Du không hề nhắc đến, đó là cái tài của nhà thơ. Trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân ta còn bắt gặp hình ảnh của những cành lê:
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Mùa xuân đã tạo nên màu trắng kì diệu của những bông hoa. Trước mắt chúng ta có những đốm trắng lấm tấm, lưa thưa, có cảm tưởng như có ai vô tình để quên những bông hoa ấy trên cánh lê. Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên mùa xuân, trong Truyện Kiều còn bắt gặp bức tranh thiên nhiên mùa hạ:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Thiên nhiên được cảm nhận trong khoảnh khắc đặc biệt của đêm trăng. Chim quyên được nhân hóa như một vị sứ giả cất tiếng gọi hè. Tiếng chim ấy vang lên trong đêm trăng có cái gì rạo rực, say mê. Mùa hè đến từ từ, chậm chạp làm không gian cùng có một sự thay đổi. Nguyễn Du miêu tả mùa hè bằng những tín hiệu đặc sắc và quen thuộc của nó. Bên cạnh những tiếng chim tu hú, ta còn bắt gặp hình ảnh của những bông lựu đỏ:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Bốn âm l đặt cạnh nhau làm cho câu thơ có âm điệu nhịp nhàng. Nhưng bông lựu đỏ dưới ánh sáng của trăng trở nên lấp lánh được so sánh như những đốm lửa hồng sáng tươi. Những đốm lửa cứ lập lòe trên cành cây, cảnh rất ảo, rất gợi cảm. Mùa hè đã đến, đã thắp lên trên không gian những đốm lửa nhỏ in bóng trên tường. Ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả của Nguyễn Du đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Trong thơ ca Việt Nam có rất nhiều câu thơ tả cỏ rất đặc sắc:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
(Bến đò xuân đầu trại - Nguyễn Trãi)
hay:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ.
(Chiều xuân - Anh Thơ,)
Trong màu “xanh rợn” ấy ta cảm thấy có một vị ngọt của mưa xuân, mặc dù trong câu thơ Nguyễn Du không hề nhắc đến, đó là cái tài của nhà thơ. Trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân ta còn bắt gặp hình ảnh của những cành lê:
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Mùa xuân đã tạo nên màu trắng kì diệu của những bông hoa. Trước mắt chúng ta có những đốm trắng lấm tấm, lưa thưa, có cảm tưởng như có ai vô tình để quên những bông hoa ấy trên cánh lê. Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên mùa xuân, trong Truyện Kiều còn bắt gặp bức tranh thiên nhiên mùa hạ:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Thiên nhiên được cảm nhận trong khoảnh khắc đặc biệt của đêm trăng. Chim quyên được nhân hóa như một vị sứ giả cất tiếng gọi hè. Tiếng chim ấy vang lên trong đêm trăng có cái gì rạo rực, say mê. Mùa hè đến từ từ, chậm chạp làm không gian cùng có một sự thay đổi. Nguyễn Du miêu tả mùa hè bằng những tín hiệu đặc sắc và quen thuộc của nó. Bên cạnh những tiếng chim tu hú, ta còn bắt gặp hình ảnh của những bông lựu đỏ:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Bốn âm l đặt cạnh nhau làm cho câu thơ có âm điệu nhịp nhàng. Nhưng bông lựu đỏ dưới ánh sáng của trăng trở nên lấp lánh được so sánh như những đốm lửa hồng sáng tươi. Những đốm lửa cứ lập lòe trên cành cây, cảnh rất ảo, rất gợi cảm. Mùa hè đã đến, đã thắp lên trên không gian những đốm lửa nhỏ in bóng trên tường. Ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả của Nguyễn Du đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.