04/06/2017, 23:39
Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích. (Con dê)
Những con dê non thường nô đùa, “dọa dẫm” bạn bằng các động tác húc nhau, nhưng chúng không hề gây gổ và dùng sức mạnh. Khi cần tự vệ, chúng cúi đầu giơ sừng, giơ chân trước, hạ thấp nửa thân trước. Dê con còn hay “doạ nạt” bằng những điệu nhảy xung quanh và đâm bổ về phía bạn cùng chơi. Những ...
Những con dê non thường nô đùa, “dọa dẫm” bạn bằng các động tác húc nhau, nhưng chúng không hề gây gổ và dùng sức mạnh. Khi cần tự vệ, chúng cúi đầu giơ sừng, giơ chân trước, hạ thấp nửa thân trước. Dê con còn hay “doạ nạt” bằng những điệu nhảy xung quanh và đâm bổ về phía bạn cùng chơi.
Những bầy dê nuỏi thả trong rừng ưa chạy nhảy, thích đùa trên những vách đá cheo leo dựng đứng và những “cú” nhảy liều mạng đôi khi dẫn đến tai nạn cho những con dê đại dột. Người ta nhận thấy nhiều dê con không có một nguyên do nào mà cũng phóng như bay theo một đường tròn khá rộng, có khi theo một vòng cung, thường là chạy quanh một vật chuẩn nào đó. Rồi bỗng nhiên, nó dừng lại dột ngột và không hiểu vì sao, con vật lại chạy thật nhanh như tên bắn, nhảy theo một phía. Tất cả những vận động đó đều được dê thực hiện bằng kiểu “phi nước đại”, bằng những bước nhảy cóc đặc trưng cho loài, cũng có lúc nó nhảy chụm cả bốn vó bật đi rất xa.
Dê sống ở vùng núi thích chơi trò “leo núi cao”. Mỗi con dê đều cố leo lên cao hơn “địch thủ”. Chúng húc đầu, cụng trán và có khi dùng cả móng để doạ nhau. Một hiện tượng thú vị là nếu một con dê giành được thắng lợi, chiếm được chỗ cao nhất, thì các con khác liền bỏ trò chơi đó chuyển sang trò khác, hoặc khi không bảo vệ được ‘ngôi bá chủ” nữa, thì con “bá chủ” lại lao từ đỉnh cao thống trị xuống dưới và “chan hoà” với đám bạn bè.
Dê sống ở vùng núi khi vui đùa thường húc nhau bằng trán, đẩy bằng lưng hoặc vai, ôm nhau xoay tại chỗ, húc vào sườn, nhưng ít khi đá nhau bằng móng. Thông thường, một trong hai con dê đông vui đùa gác vào gáy hoặc cổ bạn và muốn bằng cách này quật ngã hoặc đè bạn xuống đất. Trong những trường hợp khác, một con luồn đầu và cổ, có khi cả nửa thân trước, vào dưới ngực của con kia, rồi “nhấc” bạn của mình lên, nhưng không bao giờ làm bạn bị thương.
Người ta đã nhìn thấy dê nghịch một đoạn thân cây sắn dây dài khoảng 0,5m dùng làm “dây thùng”, một con dê ngậm chặt dây sắn và vung vẩy trước mặt một con dê khác. Con dê này liền chạy lại và ngậm lấy một đầu của dây và sau đó bắt đầu cuộc “kéo co”.
Dê cũng biết nghịch ngợm như trẻ cơn. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Chú nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn. Nhưng nếu đánh oan, dê “bê” ầm ĩ để phản đối.
Dê sống ở vùng núi thích chơi trò “leo núi cao”. Mỗi con dê đều cố leo lên cao hơn “địch thủ”. Chúng húc đầu, cụng trán và có khi dùng cả móng để doạ nhau. Một hiện tượng thú vị là nếu một con dê giành được thắng lợi, chiếm được chỗ cao nhất, thì các con khác liền bỏ trò chơi đó chuyển sang trò khác, hoặc khi không bảo vệ được ‘ngôi bá chủ” nữa, thì con “bá chủ” lại lao từ đỉnh cao thống trị xuống dưới và “chan hoà” với đám bạn bè.
Dê sống ở vùng núi khi vui đùa thường húc nhau bằng trán, đẩy bằng lưng hoặc vai, ôm nhau xoay tại chỗ, húc vào sườn, nhưng ít khi đá nhau bằng móng. Thông thường, một trong hai con dê đông vui đùa gác vào gáy hoặc cổ bạn và muốn bằng cách này quật ngã hoặc đè bạn xuống đất. Trong những trường hợp khác, một con luồn đầu và cổ, có khi cả nửa thân trước, vào dưới ngực của con kia, rồi “nhấc” bạn của mình lên, nhưng không bao giờ làm bạn bị thương.
Người ta đã nhìn thấy dê nghịch một đoạn thân cây sắn dây dài khoảng 0,5m dùng làm “dây thùng”, một con dê ngậm chặt dây sắn và vung vẩy trước mặt một con dê khác. Con dê này liền chạy lại và ngậm lấy một đầu của dây và sau đó bắt đầu cuộc “kéo co”.
Dê cũng biết nghịch ngợm như trẻ cơn. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Chú nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn. Nhưng nếu đánh oan, dê “bê” ầm ĩ để phản đối.