04/06/2017, 23:39
Giải thích câu nói của nhà văn Macxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Ai cũng có một tuổi thơ gắn cùng bao kỉ niệm vui buồn cùng bao bạn bè. Nhà văn Macxim Gorki cũng vậy. Những kí ức về những năm tháng xa xôi ấy của ông không phải là những trò chơi, những ngọt ngào êm ấm. Khác mọi người bình thường, đó là những chuỗi ngày khốn khổ. Gorki vất vả tự nuôi thân sau hạnh ...
Ai cũng có một tuổi thơ gắn cùng bao kỉ niệm vui buồn cùng bao bạn bè. Nhà văn Macxim Gorki cũng vậy. Những kí ức về những năm tháng xa xôi ấy của ông không phải là những trò chơi, những ngọt ngào êm ấm. Khác mọi người bình thường, đó là những chuỗi ngày khốn khổ. Gorki vất vả tự nuôi thân sau hạnh phúc ngắn ngủi bên cạnh bà ngoại và đắm mình vào sách.
Đã là người, có ai sống mà không muốn có một sự nâng đỡ, an ủi, có bạn bè và ước mơ, phấn đấu, dù chỉ một lần trong đời. Và người bạn đáng yêu ấy là sách. Sách xứng đáng gọi là người bạn tốt vô ngần, sách tốt không bao giờ phản bội, sách cho mà không khi nào đòi nhận lại. Sách giúp con người khốn khổ những giây phút sung sướng thư thái. Nó vô tư vậy đó! Sách là kho tàng kiến thức mà loài người tổng hợp từ cổ chí kim: sách còn thế hiện những ước mơ cao đẹp vươn tới cái chân thiện Mỹ của con người nên những trang sách ẩn chứa một chân trời cao rộng kì diệu. Nơi đó, con người có thể tìm được chính mình và những người khác, nơi đó con người nhận ra cái sai cái đúng, nơi đó con người không chỉ đi tới bằng hai chân mà vươn lên bằng cả trái tim và tâm hồn, nơi đó “một cuộc sống khác” mở ra trước mắt, cuộc sống đẹp và đáng vươn tới hơn sự tầm thường vốn có của cuộc đời. Nơi đó, con người thực sự chiến thắng cái độc ác, giả dối để sống với chính mình. Ghéc-xa đã từng nói “Sách là di huấn về tinh thần của thế hệ này đối với thế hệ khác”. Nhìn rộng ra ta hiểu rằng: nếu không có sách - người bạn tinh thần thì cũng không có văn hào Macxim Gorki. Chính nhà văn đã viết: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Và con người sẽ có cảm giác hân hoan mỗi khi “Mở sách ra đọc và thấy một cuộc sống khác trước mắt mới thú vị làm sao”.
Không phải ngẫu nhiên Xmailôx đã nói rằng: “Sách là người hạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời là người chí dẫn tốt nhất của tuổi trẻ”. Vượt qua thời gian và không gian, sách đến mọi nơi cùng ánh sáng tinh thần soi khắp. Sách chính là sợi dây nối bền vững, chính xác giữa thế hệ sau và thế hệ trước. Trong cuộc sống, sách là món ăn tinh thần không thể thay thế được.
“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” (Gorki). Và có sự khao khát, sự thôi thúc khám phá những lí thú của đời nơi trang giấy, trong cuộc sống, khiến con người nhận thức rõ được ý nghĩa cuộc sống của mình và gắng vươn lên.
Con người sống với ước mơ và thực tại. Nhưng ước mơ và sự nuôi dưỡng nó nằm lặng lẽ nơi sách. Chính vì vậy “Đọc sách là cách học tốt nhất” (Puskin). Ở mỗi trang sách, ta có thể học được cái tốt cái hay nhưng quan trọng hơn cả là mỗi con người đều có thể học cách làm người một cách hoàn thiện hơn. Điều này không có nghĩa là sách nào cũng tuyệt, cũng đáng học hết. Có những kẻ do muốn kiếm lời đã cho xuất bản những loại sách xấu, kém văn hóa. Khi đọc, ta không những không tiếp thu được bất cứ điều bổ ích nào mà còn bị tiêm nhiễm nội dung xấu, thấp hèn. Những loại sách này thường viết về lối sống bản thân tầm thường hoặc bôi bác ý nghĩa cuộc sống, con người. Vì vậy lựa sách để đọc cũng là một điều rất quan trọng.
“Điều ta biết có giới hạn, đều ta chưa biết là vô hạn” (Laplace) và sách chân chính sẽ giúp chúng ta mở mang kiến thức, làm đẹp suy nghĩ con người. Chính trong quá trình vận động tư duy ấy, ta sẽ trưởng thành từng bước. Sách hay và bất diệt, bắt được nhịp thở bất tử đó, con người có thể vươn tới những gì cao đẹp nhất. Chưa có vĩ nhân hoặc người sống có mục đích, lí tưởng nào lại phủ nhận vai trò của sách trong đời mình. Nhưng những người càng uyên bác càng thích đọc sách, không phải chỉ thuần túy là “khám phá chân trời mới” mà trên trang giấy con người vẫn tìm thấy cái gì để tin yêu dù hiện thực còn có điều chua xót.
Câu viết về sách của văn hào Gorki trên đây luôn là chân lí không thể đổi dời. Riêng đối với bản thân em, sách có ý nghĩa đặc biệt. Nó là niềm vui của tuổi thơ và người chỉ dẫn cho em trong nhận thức. Sách mang lại nụ cười vui vẻ nhất là truyện cố tích, sách khiến em suy nghĩ về mình, mọi người xung quanh và nhân cách con người. Sách tập cho em biết khóc trước nỗi đau kẻ khác, biết cười trước hạnh phúc người không quen. Đọc sách tức là ngồi trên phi thuyền bay nhanh như ánh sáng, vượt qua khoảng dài về thời gian. Em hiểu được rằng đến với sách là càng đến gần với đồng loại và chính mình. Nếu sống mà không đọc sách thì giống như người lạc lõng trên hoang mạc tinh thần.
Không phải ngẫu nhiên Xmailôx đã nói rằng: “Sách là người hạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời là người chí dẫn tốt nhất của tuổi trẻ”. Vượt qua thời gian và không gian, sách đến mọi nơi cùng ánh sáng tinh thần soi khắp. Sách chính là sợi dây nối bền vững, chính xác giữa thế hệ sau và thế hệ trước. Trong cuộc sống, sách là món ăn tinh thần không thể thay thế được.
“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” (Gorki). Và có sự khao khát, sự thôi thúc khám phá những lí thú của đời nơi trang giấy, trong cuộc sống, khiến con người nhận thức rõ được ý nghĩa cuộc sống của mình và gắng vươn lên.
Con người sống với ước mơ và thực tại. Nhưng ước mơ và sự nuôi dưỡng nó nằm lặng lẽ nơi sách. Chính vì vậy “Đọc sách là cách học tốt nhất” (Puskin). Ở mỗi trang sách, ta có thể học được cái tốt cái hay nhưng quan trọng hơn cả là mỗi con người đều có thể học cách làm người một cách hoàn thiện hơn. Điều này không có nghĩa là sách nào cũng tuyệt, cũng đáng học hết. Có những kẻ do muốn kiếm lời đã cho xuất bản những loại sách xấu, kém văn hóa. Khi đọc, ta không những không tiếp thu được bất cứ điều bổ ích nào mà còn bị tiêm nhiễm nội dung xấu, thấp hèn. Những loại sách này thường viết về lối sống bản thân tầm thường hoặc bôi bác ý nghĩa cuộc sống, con người. Vì vậy lựa sách để đọc cũng là một điều rất quan trọng.
“Điều ta biết có giới hạn, đều ta chưa biết là vô hạn” (Laplace) và sách chân chính sẽ giúp chúng ta mở mang kiến thức, làm đẹp suy nghĩ con người. Chính trong quá trình vận động tư duy ấy, ta sẽ trưởng thành từng bước. Sách hay và bất diệt, bắt được nhịp thở bất tử đó, con người có thể vươn tới những gì cao đẹp nhất. Chưa có vĩ nhân hoặc người sống có mục đích, lí tưởng nào lại phủ nhận vai trò của sách trong đời mình. Nhưng những người càng uyên bác càng thích đọc sách, không phải chỉ thuần túy là “khám phá chân trời mới” mà trên trang giấy con người vẫn tìm thấy cái gì để tin yêu dù hiện thực còn có điều chua xót.
Câu viết về sách của văn hào Gorki trên đây luôn là chân lí không thể đổi dời. Riêng đối với bản thân em, sách có ý nghĩa đặc biệt. Nó là niềm vui của tuổi thơ và người chỉ dẫn cho em trong nhận thức. Sách mang lại nụ cười vui vẻ nhất là truyện cố tích, sách khiến em suy nghĩ về mình, mọi người xung quanh và nhân cách con người. Sách tập cho em biết khóc trước nỗi đau kẻ khác, biết cười trước hạnh phúc người không quen. Đọc sách tức là ngồi trên phi thuyền bay nhanh như ánh sáng, vượt qua khoảng dài về thời gian. Em hiểu được rằng đến với sách là càng đến gần với đồng loại và chính mình. Nếu sống mà không đọc sách thì giống như người lạc lõng trên hoang mạc tinh thần.