Hãy nêu cảm tưởng về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông
Đề bài: Hãy nêu cảm tưởng về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài làm Huế với núi Ngự sông Hương hữu tình là xứ sở của chùa chiền lăng tẩm, của những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Là thành phố du lịch nhưng ngày nay Huế vẫn giữ được vẻ thâm trầm thanh tịnh, mà không một ...
Đề bài: Hãy nêu cảm tưởng về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài làm Huế với núi Ngự sông Hương hữu tình là xứ sở của chùa chiền lăng tẩm, của những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Là thành phố du lịch nhưng ngày nay Huế vẫn giữ được vẻ thâm trầm thanh tịnh, mà không một thành phố nào ở nước ta có được. Một phần làm nên vẻ đẹp ấy chính là dòng sông Hương. Con sông đã đi vào thi ca với vẻ quyến rũ lạ kỳ: Cầu cong như chiếc lược ngà Sông dài mái tóc ...
Đề bài: ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bài làm
Huế với núi Ngự sông Hương hữu tình là xứ sở của chùa chiền lăng tẩm, của những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Là thành phố du lịch nhưng ngày nay Huế vẫn giữ được vẻ thâm trầm thanh tịnh, mà không một thành phố nào ở nước ta có được. Một phần làm nên vẻ đẹp ấy chính là dòng sông Hương. Con sông đã đi vào thi ca với vẻ quyến rũ lạ kỳ:
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ
Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sỹ và dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương đã trở thành một con người, một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hóa.
Cũng giống mạch vàn mà Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà, miêu tả con sông dọc theo dòng chảy của nó, nhưng với cá tính dịu dàng của người con xứ Huế, cách viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gợi cho người đọc một cảm giác khác, cảm giác của một cái gì đó dịu nhẹ cứ len lỏi miên man rồi từ từ thấm vào hồn người, làm trỗi dậy một cách trầm tĩnh cái tình yêu mê man, say đắm đối với dòng sông mang nét đẹp văn hóa xứ sở. Nếu dòng sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân mang vẻ hung bạo, dữ dội của những con thác nơi đại ngàn, dù nơi nước lăng vẫn mang đầy vẻ ban sơ, hoang dại "như một bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa" thì dòng sông Hương lại mang vẻ đẹp của người con gái tuy dữ dằn nơi rừng già nhưng khi vào lòng thành phố thì mềm mại, quý phái và quyến rũ như một cô gái quý tộc biết ý tứ, biết suy tư và luôn tràn đầy tình cảm với thành phố quê hương. Sông Hương đẹp bởi Huế và cũng mang đến cho Huế một vẻ đẹp riêng.
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách viết ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường nên để hiểu hết được vẻ đẹp của tác phẩm cần có một vốn hiểu biết nhất định về thể loại này. Ký là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học có sự đan xen khá đặc biệt của trữ tình và tự sự, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vốn tri thức phong phú và nguồn cảm xúc dạt dào, là kết quả của tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật. Khi phân chia các tác phẩm ký các nhà nghiên cứu chia thành hai loại: ký văn học và ký báo chí. Tất nhiên mọi danh giới trong nghệ thuật chỉ mang tính chất tương đối. Điểm khác biệt của ký văn học chính là tính đa nghĩa của văn bản, sự phong phú cả sắc thái giọng điệu trần thuật và những sáng tạo trong sử dụng từ ngữ của người viết. Ai đã đặt tên cho dòng sông? có đầy đủ phẩm chất của một tác phẩm ký văn học, một thể loại không chỉ đòi hỏi người viết phải có ngòi bút sang trọng mà người đọc cũng phải biết thưởng thức một cách sang trọng. Người viết ký giỏi là người có khả năng tổng hợp tri thức, có vốn sống phong phú, có khả năng quan sát và ró năng lực thẩm mỹ. Với những phẩm chất ấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thổi vào cái vẻ lững lờ, trầm tĩnh của sông Hương một sức sống, một tâm hồn mang đậm hồn xứ sở quê hương.
Việt Nam là đất nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mỗi người Việt Nam đều được sinh ra và lớn lên bên một dòng sông như lời bài hát: “Trong ta, ai cũng có một dòng sông” hay lời thơ của một nhà thơ trẻ:
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng
Tất cả trả lời bên một dòng sông
…Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông
Dù là một con ngòi, một con kênh nhỏ vô danh hay là dòng sông Hồng ngầu đỏ phù sa, dòng sông Lô gắn bó với những chiến công lịch sử của dân tộc đều đã là nguồn cảm hứng và ít nhất một lần đi vào tác phẩm thi ca của dân tộc. Nhưng có lẽ sông Hương là dòng sông được nhắc đến nhiều nhất, được các nghệ sĩ quan tâm nhiều nhất. Tiếp nối nguồn cảm hứng bất tận về Hương giang, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã một lần nữa khăng định một vẻ đẹp rất liêng rất độc đáo và rất nghệ thuật của sông Hương, xứ Huế kinh kì. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, là tác phẩm không chỉ có giá trị nghê thuật mà còn là một minh chứng thuyết phục cho tính hấp dẫn đặc biệt của thể kí, một thể loại văn học còn chưa được sự quan tâm thực sự của độc giả ngày nay. Theo nhà văn M. Gorki: “Kí là sự hợp nhất truyện và nghiên cứu” có thể nói đây là đặc trưng quan trọng nhất đồng thời là vẻ riêng của kí”. Trong thể loại này vừa có những yếu tố của truyện vừa, vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Những yếu tố của truyện tựu trung là “Những hình ảnh có hồn, những truyện sinh động, những nhân vật sống, những bức tranh có không khí.., hoặc những hình ảnh thổi hồn vào đối tượng được miêu tả”. Còn tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người (Hoàng Ngọc Hiến – Tập bài giảng nghiên cứu Văn học – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992)… Người viết kí vừa là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, vừa phải là nhà nghiên cứu với tư duy minh mẫn vốn kiến thức đa dạng, phong phú và chính xác về những ‘‘người thật, việc thật” nhiều khi phải tỉ mỉ đến từng chi tiết. Nói ngắn gọn là kí đòi hỏi chất nghệ sĩ trong nhà khoa học, một phẩm chất không dễ có được trong một con người. Người viết kí phải có khả năng tiếp cận đối tượng từ phương diện văn hóa thẩm mỹ. Trong Hoàng Phủ Ngọc Tường có đầy đủ những phẩm chất ấy của một ký giả và ông đã thể hiện xuất sắc trong Ai đã đặt tên cho dòng sòng?.