Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài tập làm văn số 3 lớp 10
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 1 2 Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 2 Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 1 Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn ...
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 1 2 Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 2 Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 1 Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi. Cũng như những cây Lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hi vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau – lắng tai nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại. Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ? Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng: – Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng nào dám có ý nghĩ lang chạ với ai. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách dưới ánh đèn hiu hắt "Cha Đản về kìa!" mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan. Trước khi chết,tôi xin có một lời nguyền : “Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ. Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại khóc nức nở: – Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa sạch nỗi oan này thôi con à. Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mõm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng: – Trường Sinh, thiếp có lỗi với chàng, với con trai chúng ta Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn. Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông. Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói "Cha Đản về kìa". Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ đoan chính nết na. Một buổi chiều tối kia, theo lời vợ báo mộng Trường Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông. Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc,tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang. Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 2 Họ nhà lau tía chúng tôi đã sống trên bờ Hoàng Giang cả triệu năm rồi. Gia tộc tôi đã trải qua bao nhiêu thế hệ tôi cũng không thể nhớ. Nhưng gia đình tôi thường có thói quen truyền kể cho nhau nghe những "chuyện đời" xảy ra ở trên sông mà các thế hệ cha ông của chúng tôi từng chứng kiến. Bao nhiêu năm đã trôi qua và cũng đã quá già để nhớ về mọi chuyện, thế nhưng tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày bi kịch đến với người thiếu phụ Vũ Nương. Tôi nhớ ngày ấy tôi vẫn còn trẻ lắm. Tôi thường có thói quen thức rất khuya để khỏa mình trong nước dưới những đêm trăng. Nước sông Hoàng Giang ban đêm rất lặng và dịu mát. Trăng sáng, lại được đùa giỡn với mấy chị cá mương thì thật là thỏa thích. Hôm ấy, đang uốn mình trong nước, tôi bỗng giật mình khi chợt nghe có tiếng ai đang nức nở. Tôi nín lặng, tiếng khóc ngày một rõ hơn. Không nghi ngờ gì nữa (tôi nghĩ), chắc có ai đó đang gặp một chuyện gì đó rất đau thương. Tôi quên ngay anh nước và mấy chị cá mương khi bắt đầu nghe giọng một người đàn bà than thở: – Con lạy trời lạy đất, lạy hà bá dưới lòng sông! Sao thân con khổ quá. Những mong ngày chồng chinh chiến xa về là ngày gia đình đoàn viên sum họp. Vậy mà cái mong ước ấy giờ tan như mây như khói. Bao năm qua con đã phải chịu muôn ngàn cay đắng. Chồng đi chiến trận nơi xa, một mình con tần tảo chăm mẹ già nuôi con nhỏ. Rồi đến khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất hẳn một nguồn động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đã phải tự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng. Tất cả mọi điều tốt đẹp, con đã dành cho bé Đản thương yêu. Bao hy vọng được mẹ con con nuôi lớn từng ngày, vậy mà giờ đây ông trời lại hay chơi ác, lại gây cảnh trớ trêu mà cướp đi của con tất cả. Con còn sống để làm chi. Tôi nghe những lời than thở mà đau xót cho người phụ nữ. Sống ở bên sông, tôi đã chứng kiến bao điều nhưng chưa bao giờ thấy chuyện nào đau lòng như vậy. Đằng sau những câu nói sầu não đến nát lòng kia hẳn phải là một bi kịch lớn. Tôi băn khoăn lắm nhưng chưa kịp suy đoán điều gì thì người đàn bà kia lại khóc: – Bé Đản, con yêu! Mẹ thật có lỗi với con khi mẹ bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ đâu có thể chọn được một con đường nào khác. Bố đã nghi ngờ sự thủy chung của mẹ con ta. Vậy là bao công lao của con và mẹ bố đều đổ đi tất cả. Mẹ không thể sống trong sự ngờ vực của cha con. Mẹ không thể có lỗi với bà và chấp nhận những gì xấu xa mà mình không có. Mẹ có danh dự của sự thủy chung và trinh tiết. Mẹ phải giữ được tâm hồn mẹ trong ánh mắt của những người hàng xóm. Mẹ không thể sống. Mẹ sẽ chết để thức tỉnh sự ghen tuông mù quáng của cha con. Đản thương yêu! Mẹ xin lỗi con vì tất cả. Sau câu nói ấy, mặt nước bắt đầu khua động mạnh. Tôi giật mình và bàng hoàng nhận ra người đàn bà đang dấn thân về phía lòng sông. Yêu thương và oán giận. Nhưng chỉ là một cây lau nhỏ bé, tôi không thể làm được gì hơn. Nước bắt đầu dâng lên đến ngang người rồi đến gần hết cánh tay người phụ nữ. Người đàn bà đau khổ đã quyết trầm mình để giải những oan khiên. Bờ sông Hoàng Giang vẫn lặng. Gió vẫn thổi mát rượi nhưng trăng đã khuất. Không gian tĩnh mịch đến ghê người khiến tôi vẫn nghe và nghe rất rõ những lời trăng trối cuối cùng của người phụ nữ chịu khổ kia. – Trương Sinh chàng hỡi! Chàng đã phụ công của thiếp. Như một đứa trẻ thơ nghịch một trò chơi mà không cần suy nghĩ, chàng đã coi thường sự thủy chung của thiếp. Nay tình chồng nghĩa vợ đã chẳng thể dài lâu, thiếp chỉ mong sau cái chết này chàng có thể thấy nỗi đau mà thức tỉnh. Chàng hãy chăm sóc cho con, hãy nuôi dạy để cho nó được nên người. Con xin lạy ông hà bá. Con là Vũ Nương. Nay vì bị oan mà phải chọn tìm cái chết để giải mối oan tình. Thân này đã nguyện dâng cho hà bá. Nhưng con chỉ mong nếu thực lòng thủy chung son sắt thì xin cho được giải mối oan tình những mong Trương Sinh thức tỉnh. Nhược bằng con đây có chút tư tình thì xin hà bá cứ đầy ải mãi mãi dưới tầng địa ngục. Mặt sông Hoàng Giang đã lặng thinh. Tôi không còn nghe bất cứ một lời nói hay một âm thanh nào nữa. Vậy là hà bá đã đón người phụ nữ kia đi nhẹ nhàng nhưng chắc chắn không thanh thản. Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Thế nhưng cho đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu được con người thật vĩ đại và cao cả biết bao nhưng tại sao vẫn có những lúc họ ích kỷ và nhỏ nhen làm vậy? Từ khóa tìm kiếm:bài viết số 3 lớp 10bai van so 3 lop 10cay lau chung kien van 10tập làm văn số 3 lớp 10 đề 4Trac nghiem Tap lam van so 3 lop 10viết bài làm văn số 3 lớp 10 kì 1 Bài viết liên quanHóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm – Bài tập làm văn số 3 lớp 10Hóa thân thành gà chọi Oanh Liệt kể lại cuộc đời mình bị bỏ rơi – Bài tập làm văn số 3 lớp 10Sáng tác một truyện ngắn có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay – Bài tập làm văn số 3 lớp 10Kể lại một chuyến dã ngoại mà em ấn tượng nhất – Bài tập làm văn số 3 lớp 10Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến (phần 4)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La-tinh (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) (phần 3)Đề luyện thi đại học môn Hóa học số 11Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Điện từ trường
Xem nhanh nội dung
Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 1
Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi. Cũng như những cây Lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hi vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau – lắng tai nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại.
Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ?
Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng:
– Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng nào dám có ý nghĩ lang chạ với ai. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách dưới ánh đèn hiu hắt "Cha Đản về kìa!" mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan.
Trước khi chết,tôi xin có một lời nguyền : “Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ. Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại khóc nức nở:
– Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa sạch nỗi oan này thôi con à.
Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mõm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng:
– Trường Sinh, thiếp có lỗi với chàng, với con trai chúng ta
Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn. Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông.
Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói "Cha Đản về kìa". Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ đoan chính nết na.
Một buổi chiều tối kia, theo lời vợ báo mộng Trường Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông. Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc,tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang.
Hãy làm cây lau chứng kiến cảnh Vũ Nương chết – Bài làm 2
Họ nhà lau tía chúng tôi đã sống trên bờ Hoàng Giang cả triệu năm rồi. Gia tộc tôi đã trải qua bao nhiêu thế hệ tôi cũng không thể nhớ. Nhưng gia đình tôi thường có thói quen truyền kể cho nhau nghe những "chuyện đời" xảy ra ở trên sông mà các thế hệ cha ông của chúng tôi từng chứng kiến. Bao nhiêu năm đã trôi qua và cũng đã quá già để nhớ về mọi chuyện, thế nhưng tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày bi kịch đến với người thiếu phụ Vũ Nương.
Tôi nhớ ngày ấy tôi vẫn còn trẻ lắm. Tôi thường có thói quen thức rất khuya để khỏa mình trong nước dưới những đêm trăng. Nước sông Hoàng Giang ban đêm rất lặng và dịu mát. Trăng sáng, lại được đùa giỡn với mấy chị cá mương thì thật là thỏa thích.
Hôm ấy, đang uốn mình trong nước, tôi bỗng giật mình khi chợt nghe có tiếng ai đang nức nở. Tôi nín lặng, tiếng khóc ngày một rõ hơn. Không nghi ngờ gì nữa (tôi nghĩ), chắc có ai đó đang gặp một chuyện gì đó rất đau thương. Tôi quên ngay anh nước và mấy chị cá mương khi bắt đầu nghe giọng một người đàn bà than thở:
– Con lạy trời lạy đất, lạy hà bá dưới lòng sông! Sao thân con khổ quá. Những mong ngày chồng chinh chiến xa về là ngày gia đình đoàn viên sum họp. Vậy mà cái mong ước ấy giờ tan như mây như khói. Bao năm qua con đã phải chịu muôn ngàn cay đắng. Chồng đi chiến trận nơi xa, một mình con tần tảo chăm mẹ già nuôi con nhỏ. Rồi đến khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất hẳn một nguồn động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đã phải tự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng. Tất cả mọi điều tốt đẹp, con đã dành cho bé Đản thương yêu. Bao hy vọng được mẹ con con nuôi lớn từng ngày, vậy mà giờ đây ông trời lại hay chơi ác, lại gây cảnh trớ trêu mà cướp đi của con tất cả. Con còn sống để làm chi.
Tôi nghe những lời than thở mà đau xót cho người phụ nữ. Sống ở bên sông, tôi đã chứng kiến bao điều nhưng chưa bao giờ thấy chuyện nào đau lòng như vậy. Đằng sau những câu nói sầu não đến nát lòng kia hẳn phải là một bi kịch lớn. Tôi băn khoăn lắm nhưng chưa kịp suy đoán điều gì thì người đàn bà kia lại khóc:
– Bé Đản, con yêu! Mẹ thật có lỗi với con khi mẹ bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ đâu có thể chọn được một con đường nào khác. Bố đã nghi ngờ sự thủy chung của mẹ con ta. Vậy là bao công lao của con và mẹ bố đều đổ đi tất cả. Mẹ không thể sống trong sự ngờ vực của cha con. Mẹ không thể có lỗi với bà và chấp nhận những gì xấu xa mà mình không có. Mẹ có danh dự của sự thủy chung và trinh tiết. Mẹ phải giữ được tâm hồn mẹ trong ánh mắt của những người hàng xóm. Mẹ không thể sống. Mẹ sẽ chết để thức tỉnh sự ghen tuông mù quáng của cha con. Đản thương yêu! Mẹ xin lỗi con vì tất cả.
Sau câu nói ấy, mặt nước bắt đầu khua động mạnh. Tôi giật mình và bàng hoàng nhận ra người đàn bà đang dấn thân về phía lòng sông. Yêu thương và oán giận. Nhưng chỉ là một cây lau nhỏ bé, tôi không thể làm được gì hơn. Nước bắt đầu dâng lên đến ngang người rồi đến gần hết cánh tay người phụ nữ. Người đàn bà đau khổ đã quyết trầm mình để giải những oan khiên.
Bờ sông Hoàng Giang vẫn lặng. Gió vẫn thổi mát rượi nhưng trăng đã khuất. Không gian tĩnh mịch đến ghê người khiến tôi vẫn nghe và nghe rất rõ những lời trăng trối cuối cùng của người phụ nữ chịu khổ kia.
– Trương Sinh chàng hỡi! Chàng đã phụ công của thiếp. Như một đứa trẻ thơ nghịch một trò chơi mà không cần suy nghĩ, chàng đã coi thường sự thủy chung của thiếp. Nay tình chồng nghĩa vợ đã chẳng thể dài lâu, thiếp chỉ mong sau cái chết này chàng có thể thấy nỗi đau mà thức tỉnh. Chàng hãy chăm sóc cho con, hãy nuôi dạy để cho nó được nên người.
Con xin lạy ông hà bá. Con là Vũ Nương. Nay vì bị oan mà phải chọn tìm cái chết để giải mối oan tình. Thân này đã nguyện dâng cho hà bá. Nhưng con chỉ mong nếu thực lòng thủy chung son sắt thì xin cho được giải mối oan tình những mong Trương Sinh thức tỉnh. Nhược bằng con đây có chút tư tình thì xin hà bá cứ đầy ải mãi mãi dưới tầng địa ngục.
Mặt sông Hoàng Giang đã lặng thinh. Tôi không còn nghe bất cứ một lời nói hay một âm thanh nào nữa. Vậy là hà bá đã đón người phụ nữ kia đi nhẹ nhàng nhưng chắc chắn không thanh thản.
Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Thế nhưng cho đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu được con người thật vĩ đại và cao cả biết bao nhưng tại sao vẫn có những lúc họ ích kỷ và nhỏ nhen làm vậy?