31/05/2017, 13:12

Hãy kể một câu chuyện về chốn quê

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện về chốn quê (Bà tôi với câu chuyện về cây đa và những chiếc quạt thủ công) Bà tôi với câu chuyện về c â y đa và những chiếc quạt thủ công Điện đã về làng hơn ba năm nay. Chợ đã được lợp mái tôn. Đường thôn, đường liên xã đã dược lát xi măng, đi ...

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện về chốn quê (Bà tôi với câu chuyện về cây đa và những chiếc quạt thủ công)

Bà tôi với câu chuyện về cây đa và những chiếc quạt thủ công

Điện đã về làng hơn ba năm nay. Chợ đã được lợp mái tôn. Đường thôn, đường liên xã đã dược lát xi măng, đi lại khá thuận tiện. Cuộc sống của bà con xóm dưới thôn trên đã có nhiều đổi thay. Trẻ em đi học đã có áo quần đẹp, áo quần ấm, có giày vải, dép lê, không còn cảnh chân trần, áo quần phong phanh trong ba tháng mùa đông nữa.

An cơm mới, nói chuyện cũ, bà nội tôi hay nhắc lại chuyên mấy chục năm về trước. Năm nay, nội đã 81 tuổi, nội không biết chữ, nhưng sao nội lại nhớ nhiều chuyện thế? Chuyện vui, chuyện buồn, chuyện tích cực, chuyện tiêu cực,... có hết; chuyện nào cũng có tên người, ở xóm dưới, thôn trên, rất cụ thể, rõ ràng.

Bà tôi hay nhắc lại cây đa với lòng thương tiếc vô hạn: “Cây đa trước cửa đình Thượng. Cây đã mấy chục đời, đã ba, bốn trăm tuổi. Gốc đa to phải chín, mười người ôm mới xuể. Bóng đa che rợp một vùng bao la, mát lắm. Thời chống Mỹ, thằng Nghị, thằng Tao, thằng Thụ,... bảo là phải đốn, phải chặt vìcây đa là mục tiêu bẳn phá, ném bom của máy bay giặc Mỹ. Củi đa, gỗ đa không cánh mà bay. Làng Vọng, làng Chùa. Xóm Bốicó ai chặt đa đâu! Con cháu lũ cán bộ - chặt đa ngày ấy có đứa mô nên đâu! Các cháu xem đó mà ăn ở cho có tình nghĩa, phúc đức với bà con xóm làng".

Làng ta có 95 thương binh và 128 liệt sĩ thời khángchiến chống Pháp và chống Mỹ. Có đến 12 lần, bà con làng xã làm lễ tiễn đưa con em lên đường đi đánh giặc ngay cạnh gốc đa đình Thượng. “Cụ đa” đã chứng kiến. Mỗi lần bà nhớ lại, bà lại thương anh em liệt sĩ, thương nhớ “Cụ đa”. Nước mát bà tôi cứ ứa ra. Bà tôi lại cầm cái quạt giấy đã sờn, phe phẩy mấy cái, rồi uống một ngụm nước vối. Bầy cháu nhỏ ngồi quây quần xung quanh bà,nghe bà nói, nheo mắt cười.

-     Bà ơi! Sao bà không dùng cái quạt “Tai voi” mà lại dùng quạt giấy? - Thằng Từ, con cô Huệ hóm hỉnh hỏi bà. Nó nghịch lắm, hay giấu quạt để trêu bà.

-     Ờ...ờ... Cái quạt “Tai voi” anh Hùngcon bác Cảđi học bên Nga mua tặng ông bà. Dạo ấy quê ta chưa có điện. Sau phải đem bán cho ôngChính cán bộ huyện được 70 đồng. Món tiền ấy to lắm! Lươngông Chính lúc ấy chỉ được 50 đồng. Lương cô Nga giáo viên chỉ có 38 đồng. Ông lấytiền bán quạt, vay thêm 50 đồng nữa mua được con nghé đó.

      Cả bọn cười ầm lên, khi nghe thằng Từ lại nói:

-     Bà ơi! Con tem bây giờ 800 đồng. Tiền con tem có thể mua được năm con nghé ạ?

Bà trầm ngâm sống lại gần nửa thếkỉ trước. Lặng lẽ một lát,rồi bà lại nói:

-     Ông bà còn có cái đài “Bồ-lông-tông” nữa cơ: cũng do anh Hùng gửi về biếu. Cả làng kéo đến ngồi chật sân đểnghetin chiến sự. Đêm nào cũng như rứa. Nó "ăn" điện gớm lắm. Bà bán con gà trốngthiến mới đủ tiền mua bốn cục pin; nó chỉ chạy được hơn 10 đêm thì tịt. Bà lại bán một cập gà mái, mua tiếp bốn cục pin nữa. Chỉchạy được nửa tháng. Ông bảo: “Có lẽ phải bán cả đàn gà mới đủ tiền mua pin cho cái đài "Bồ-lông-tông" nó xài”. Ông bán cho bác sĩ Chung ở bệnh viện huyện được 200 đồng. Sô tiền đó, ông thuê thợ, mua gỗ đóng được hai cỗ hậu sự; một cái thì ông các cháu đã mang đi rồi, còn cái này nữa là của bà... Chỉ mai mốt là bà đem đi...

Con cháu vẫn gọi bà là nhà sưu tầm cổ vật. Đi hội Đền Hùng, bà mua hai cái quạt làm bằng lá cọ; một cái treo lên cột đầu bàn thờ, bà bảo là để ồng dùng khi nắng nóng; một cái bà cất giữ rất cán thận. Đi hội chùa Dâu, bà mua ba cái quạt giấy. Đi hội Phủ Giày, đi hội đền Sòng bà mua quạt giấy, quạt nan. Đi hội Yên Tử, bà mua về chiếc quạt trúc vàng óng. Đi hội chiếu làng Hới, bà mua về hai cái quạt đan bằng cói, đẹp lắm! Bà có hơn mười cái quạt cất trong tủ. Hôm nào nắng nóng, tắt điện, bà phát cho con cháu trong gia đình, mỗi người một chiếc để quạt cho mát, sau đó, bà lại thu về. Những lúc ấy, bà vui lắm, bà chậm rãi đọc:

“Mát mặt anh hùng khi tắt gió,

Che đầu quân tử lúc sa mưa”

Chị Ngọc học lớp 9 vừa nói vừa trêu bà: “Bà bảo là bà không biết chữ. Thế mà bà học thơ Hồ Xuân Hương bao giờ thế? Bà đi thi học sinh giỏi Văn đi! Thế nào bà cũng giật giải!...”.

Tôi đã được nghe bà kể ba, bốn lần về cái quạt lụa của cụ Nghè. Tên cụ là Nguyễn Trường, nhưng bà con thôn xã vẫn gọi là cụ Nghè. Cụ mồ côi bố. Mẹ cụ là bà Gấm bán bánh đúc ở chợ Hổ mà nuôi con học thành tài. Năm 19 tuổi, con bà đỗ Cử nhân; năm sau đỗ Tiến sĩ. Nhiều nhà giàu có trong vùng đánh tiếng gả con gái cho ông Nghè. Nhưng năm sau, ông Nghè đi làm quan mãi trong Huế. Năm mẹ cụ mất, ông Nghè có về quê làm ma cho mẹ và nhân dịp tặng làng một số tiền lớn xây giếng và sửa chữa đình Thượng. Năm Nhật kéo sang, cụ về hưu trí, đưa gia đình về quê cha đất tổ. Bà vợ là người làng Cốc Xá; hai ông bà có năm người con (hai trai, ba gái). Ngày Bác Hồ về lấy lại nước, hai anh con trai và hai cô con gái của cụ Nghè đều đi bộ đội. Hai anh đã trở thành liệt sĩ; hai cô con gái về sau đều làm ngành y, làm bác sĩ. Con cháu cụ Nghè giỏi lắm! Thời nào cũng giỏi.

Về quê, cụ Nghè mua được mẫu ruộng, bà Nghè và cô út cũng cày cấy như những bà con dân quê. Người ta mời cụ Nghè làm công việc chi đó, thỉnh thoảng thấy cụ đi họp trên tỉnh, trên huyện. Làm quan, nhưng cụ Nghè cũng chẳng có chi cả. Ngày còn con gái,bà thấy cụ Nghè có một chồng sách chữ Nho, cái điếu bát, bộ ấm chén uống trà và cái quạt lụa. Cái quạt đẹp lắm, quý lắm. Nan quạt bằng ngà voi, mỗi chiếc nan dài gần hai gangtay. Mắt quạt bằng vàng, bằng bạc. Lá quạt bằng lụa mỡ gà. Mấy lần bà nhìn thấy cụ Nghè ngồi trên sập vừa đọc sách vừa quạt. Nghe đồn rằng cái quạt ấy là của ông hoàng, bà chúa nào trong Kinh tặng cụ Nghè.

Dạo Cải cách ruộng đất, người ta bắt trói cụ Nghè, bảo cụ là tay sai cho phong kiến, đế quốc. Chồng sách chữ Nho của cụ, họ đốt. Bộ ấm chén của cụ, họ đập vỡ tan tành. Còn cái quạt lụa của cụ, nghe nói một ông cán bộ Đoàn uỷ nào đó tịch thu mang đi! Họ giam, họ làm nhục. Gần tháng sau, họ thảcụ về. Và chỉmấy ngày sau, cụ Nghè chết! Sau đó, bà Nghè và cô út tên là Hương đi đâu không rõ.

Bà chỉ thương cụ Nghè, thương bà Nghè, thương cô Hương, tất cả đều hiền lành, phúc đức. Năm kia, hai cô con gái của cụ Nghè đưa chồng con về quê, xây lại mộ cho cụ Nghè. Họ có đến thăm ông bà,và tặng ông bà một cái chăn mới, trước lúc ra đi.

Căp mắt bà tôi trĩu xuống. Bà lặng lẽ. Lũ cháu vẫn vô tư, ríu rít. Bỗng tiếng chuông chùa Bồng ngân lên buông dài trong nắng chiều. Đàn cháu chợt nhớ công việc bố mẹ giao cho, reo lên và chạy tản về các phía làm vội làm vàng, kẻo bố mẹ về sẽ “cho ăn roi”. Thằng Từ lại ôm lấy cổ bà nóithầm chi đó.

Nguồn: Những Bài Văn Hay
0