31/05/2017, 13:12

Kể về một người đáng kính đáng yêu mà em biết

Đề bài: Kể về một người đáng kính đáng yêu mà em biết (Vĩnh Tế - tên một dòng kênh nơi phương Nam đất nước). Cám ơn bạn Tạ Ngọc Thành Trường THCS Trưng Vương - Hà Nội đã gửi bài viết về cho chúng tôi. Năm học lớp Hai, lần đầu được đọc “Đất rừng phươngNam”của nhà văn Đoàn Giỏi, ...

Đề bài: Kể về một người đáng kính đáng yêu mà em biết (Vĩnh Tế - tên một dòng kênh nơi phương Nam đất nước). Cám ơn bạn Tạ Ngọc Thành Trường THCS Trưng Vương - Hà Nội đã gửi bài viết về cho chúng tôi.

Năm học lớp Hai, lần đầu được đọc “Đất rừng phươngNam”của nhà văn Đoàn Giỏi, tối tưởng như mình được cùng bé An đến thăm đất Mũi Cà Mau, đi chợ Năm Căn, đi thuyền dọc theo sông Tiền, sông Hậu, đi chơi vườn chim, xem bắt cá sấu, ngắm cảnh các sóc người Miên,... Tôi tùng mơ ước được “bay” theo câu hò của chú Tư, câu hát cải lương của dì Sáu, những cảnh vật và con người nơi đất rừng phương Nam vẫn vời vợi trong tâm hồn tuổi thơ. Những mùa thi vần kéo dài mãi. Hè 2008 đến với tôi như một cơn mơ: tôi đã được đến thăm miền Tây Nam Bộ.

Ngoại tôi bảo: “Cháu đi cho biết đó biết đây...”, nhưng chỉ có hai tuần lễ! Tôi đã đi chơi núi Bà Đen, xem bến cá Rạch Giá, đến “cõithơ”Hà Tiên, đi Cà Mau, Bạc Liêu, nghe hát cải lương, đi chợ nổi Cái Răng, ăn bánh xèo bông điên điển,... Hành trang tuổi thơ đầy ắp bao kỉ niệm được tôi mang về Bắc.

Tôi muốn ghi lại đây một vài điều tôi hnớ khi đi thuyền từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Bác Sáu Chì, người thân quen của ngoại tôi, chở hàng từ ChâuĐốc đến Hà Tiên đã vui vẻ cho tôi “đi chơi một chuyến”kẻo ởnhà mãi lại lầm tưởng “nhất mẹ nhì con”.        

Ngày đầu xuôi trên đoạn đầu kênh Vĩnh Tế. Tôi đã được đi theo dì út vàchú Ba Kê đến thắp hương ở lăng Thoại Ngọc Hầu chân núi Vĩnh Tế Sơn,nay gọi là núi Sam để tưởng nhớ công đức người xưa

Tháng chạp năm Kỉ Mão (1819), vua Gia Long xuống chỉ dụ đào con kênh này để “mở thuỷ lộ thông với Hà Tiên”, đê “nông thương đều lợi”:về san dân tụđông, đất mở rộng sẽ thành một trấn to". Năm 1921,vua Minh Mạng lại nói rõ thêm: “Vùng địa đầu quan yếu, ta xuống chiếu chỉ chiêu tập dân buôn, cho vay tiền, gạođể lập ấp, khẩn điền, quây quần sinh nhai. Đó là ý của ta trong đại sự củng cố biên cương”

Hàng ngàn, hàng vạn dân binh đào kênh được trưng dụng từ Hà Tiên, Vĩnh Long, Châu Đốc,... kể cả binh lính đồn trú ở biên cương. Cứ ba tháng mỗi phiên, lớp trước về thì toán sau đến, thay nhau đào, có lúc trên công trường số dân binh lên đến gần 10 vạn người. Họ đào ngày, đào đêm trong ánh đuốc, trong ánh nắng lửa mưa chan. Dân phu đào kênh không lo đói vì dược Triều đinh trả tiền gạo, ốm đau được chăm sóc cơm cháo thuốc men. Nhưng công việc đào kênh trải qua nhiều năm tháng, vô cùng vất vả, nguy hiểm. Gần hết chiều dài dòng kênh đều qua vùng rừng thiêng nước độc. Hổ, cá sấu ngày đêm đe doạ. Rắn, rết, muỗi mòng như rơm, như trấu. Có đoạn lòng đất toàn đá. Dân binh đào kênh với công cụ thô sơ, phải dùng đục với chày vồ nạy từng tảng đá. Có nhiều người đã ra đi mãi không trởvề.

Thoại Ngọc Hầu cùng tuỳ tùnglúc nào cũngcó mặt trên công trường, bất kể nắng mưa, đêm ngày. Phu nhân của Ngài là Vĩnh Tế, một phụ nữ đức độ, đảm đang. Bà thay mặt chồng lo việc ăn, nước uống cho hàng vạn người đào kênh, săn sóc thuốc men cho người bị ốm đau, tổ chức tang ma chu đáo cho những người chết. Vợ chồng Thoại Ngọc Hầu bán hết gia sản, góp một phần kinh phí với Triều đình để đào kênh. Hàng triệu người đã hết lời ngợi ca công đức của Thoại Ngọc Hầu và bà Vĩnh Tế.

Đến tháng 10 năm 1824, sau gần 5 nãm, đại công trình mới hoàn thành. Con kênh dài gần 100km, rộng 40 mét, sâu 4 mét, nối liền Châu Đốc – Hà Tiên. Nó xứng đáng là công trình thủy lợi lớn nhất từ xưa đến nay. Nó còn là hào luỹ kiên cố nơi bờ cõi phía Nam Tổ quốc. Nó đã góp phần quan trọng làm thay đổi miền Tây Nam Bộ bao la. Hai thế kỉ đã trôi qua, đất thơm cò đậu, vùng tứ giác Long Xuyên đã trở thành vựa lúa của nước ta, nơi cư ngụ của hơn mười triệu người, sản xuất nhiều triệu tấn gạo, hàng vạn tấn thuỷ sản xuất khẩu hàng năm.

Dọc theo chiều dài dòng kênh, có hàng trăm thôn ấp trù phú, vườn trái sum sê đều mang cái tên cóchữ "Vĩnh" dứng đầu: Vĩnh Tế, Vĩnh Gia, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hà, Vĩnh Hồng, Vĩnh Điền, Vĩnh Bào, v.v...

Để tônvinh và ghi nhớ công đức của ông bà Thoại Ngọc Hầu, vua Minh Mạng và Triều đình đã lấy tên bà phu nhân Vĩnh Tế đặt tên cho dòng kênh. Và trên Cao Đỉnh trong Cửu Đỉnh đặt trang trọng uy nghiêm nơi sân Thế Miếu cố đô Huế, vua Minh Mạng cho khắc 3 chữ "Vĩnh Tế Hà" với hình dòng sông uốn lượn dưới dải núi non, cây cỏ, để nhắc nhở người đời sau “Uống nước nhớ nguồn” về công cuộc thuỷ lợi này.

Bác Sáu Chì, chú Ba Kê và dì út đã kể cho tỏi nghe bao câu chuyện về con kênh Vĩnh Tế. Sáng sớm, chiều tà, giữa đêm khuya vàng vặc trăng sao, tôi ra ngồi ở mũi thuyền ngắm cảnh đôi bờ kênh Vĩnh Tế. Thuyền bè tấp nập ngược xuôi, chở đầy ắp hàng hoá nông, thủy sản. Khắp bốn phía con kênh là một màu xanh bao la mênh mông biển lúa. Sân chim nào cũng rợp trời hàng ngàn, hàng vạn cánh cò, cánh vạc, bồ nông... bay lượn, cất tiếng kêu náo động cả chiều quê. Trong cơn mơ, tôi nhìn thấy bà phu nhân xắn quần cao, lội bùn đi thăm dân phu kênh bị ốm... Tôi nhẩm theo câu hò văng vẳng đâu đây:

"Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,

Ghe thuyền tấp nập bán buân dập dìu "...

Bác Sáu Chì đã cho tôi bao nhiêu quà quý mang về Bắc. Ba bốn lần bác nhắc đi nhắc lại: “Về ngoài nớ nhớ học giỏi học chăm. Hè sang năm vào thăm ngoại, bác sẽ đưa cháu đi chơi...”. Tôi lại“ nhẩm thầm mấy câu trong bài “Tế cô hồn kênh Vĩnh Tế” mà dì út đã đọc cho tôi nghe hôm đi thăm lăng Thoại Ngọc Hầu dưới chân núi Sam:

“Đào kênh trước mấy kì khó nhớ,

Khoác nhung y chống đỡ biên cương.

Xông pha máu nhuộm chiến trường

Bọc thây da ngựa, gửi xương chốn này... ” .

Nguồn: Những Bài Văn Hay
0