Cầu Long Biên Chứng nhân lịch sử ngữ văn 6
Đề bài: Cầu Long Biên Chứng nhân lịch sử ngữ văn 6. Tổng hợp những bài viết về cảm nhận, cảm nghĩ, phân tích nét nghệ thuật, chứng nhân lịch sử Cầu Long Biên Chứng nhân lịch sử sách ngữ văn 6! I. ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 1. Đọc diễn cảm "Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch ...
Đề bài: Cầu Long Biên Chứng nhân lịch sử ngữ văn 6. Tổng hợp những bài viết về cảm nhận, cảm nghĩ, phân tích nét nghệ thuật, chứng nhân lịch sử Cầu Long Biên Chứng nhân lịch sử sách ngữ văn 6!
I. ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1. Đọc diễn cảm "Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử" rồi ghi lại một số câu văn, đoạn văn có hình ảnh so sánh mà em cảm nhận được.
Đề 2. Phân tích một vài nét về quy mô và không gian nghệ thuật của cầu Long Biên mà em cảm nhận được qua bài "Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử".
Đề 3. Cảm nghĩ của em về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc qua bài kí của Thuý Lan.
II. BÀI VĂN TỰ LUẬN
Đề 1. Đọc diễn cảm "Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử" rồi ghi lại một số câu văn, đoạn văn có hình ảnh so sánh mà em cảm nhận được.
Bài làm
“Cầu Long Biên – Chứngnhân lịch sử” là một bài kí của Thuý Lan. Những dòng hồi tưởng đan xen với miêu tả biểu lộ một tình yêu đàm thắm thiết tha đối với Hà Nội. Có một số câu văn đặc sắc, một số hình ảnh so sánh cho ta bao ấn tượng đẹp:
- Cầu Long Biên như một chứngnhân sống động, đau thươngvới anh dũng của thủ đô Hà Nội.
- Nhìn từ xa, cầu LongBiên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra "dải lụa ” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
- Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao.
- Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời.Những nhịp cẩu tả tơi như ứa máu nhưngcả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước... Nước mắt ứa ra, tôi tưởngnhư mình đứt từngkhúc ruột.
Đề 2. Phân tích một vài nét về quy mô và không gian nghệ thuật của cầu Long Biên mà em cảm nhận được qua bài "Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử".
Bài làm
"Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" của Thúy Lan từng đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ văn Trung học cơ sở. Bài văn như đã đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử. "Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng". Đáng yêu quý và tự hào biết bao, bởi lẽ "Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội".
Trước hết nói về quy mô và không giannghệ thuật của cầu Long Biên.
Thúy Lan đã cho ta biết một vài số liệu, một vài thông tin về cầu Long Biên. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm. Cầu dài 2290m có 9 nhịp dài và 10 nhịp ngắn. Một so sánh rất hay: "Cầu Long Biên như một dải lựa uốn lượn vắt ngang sông Hồng", "dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn. Cầu Long Biên là "thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt" ở nước ta. Thời Pháp thuộc, cầu mang tên Đu-me, tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương; sau Cách mạng tháng Tám, nó mang một cái tên mới rất đáng yêu, đáng tự hào: "Cầu Long Biên".
Cầu Long Biên nằm trên một không gian địa lí hoành tráng. Đứng trên cầu nhìn về phía Gia Lâm là "màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối...", ta say mê ngắm nhìn "không bao giờ chán mắt", "cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn".Chiều xuống đứng trên cầu Long Biên, nhìn về phía Hà Nội, “thấy nhữngánh đến mọc lên như saosa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao”.
Thuý Lan đã đan xen kí ức, hồi tưởng với miêu tả sự kiện, cảnh vật bằng một số chi tiết chọn lọc đầy ấn tượng. Niềm tự hào và tình yêu thiết tha thủ đô Hà Nội được thể hiện một cách tinh tế. Cảnh cũ người xưa thoáng hiện cứ giăng mắc mãi hồn ta – những thế hệ sinh ra và lớn lên khi cầu Long Biên đã trăm tuổi.
Đề 3. Cảm nghĩ của em về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc qua bài kí của Thuý Lan.
Bài làm
Cầu Long Biên là một chứngnhân lịch sử đem đến cho ta bao tự hào.
Cầu Long Biên "đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng "thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19 - 12 - 1946), các chiến sĩ quyết từ của Trung đoàn Thủ đô sau hơn hai tháng chiến đấu trong lòng Hà Nội đã bí mật rút lên chiến khu Việt Bắc qua chân cầu Long Biên, ra đi quyết hẹn "Ngày về":
"Những đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả Đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng...".
Những năm tháng chống đế quốc Mĩ xâm lược, cầu Long Biên bị đánh phá ác liệt, "trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì". Lần thứ nhất, cầu bị đánh 10 đợt, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Lần thứ hai, cầu bị bắn phá 4 đợt với 1000m bị hỏng và 2 trụ lớn bị cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de. Qua đó, ta càng thấy rõ, cầu Long Biên là biểu tượng cho tinh thần hi sinh và ý chí chiến đấu dũng cảm kiên cường của quân và dân ta, cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong bom đạn giặc Mĩ "chúng ta hàn, bom Mĩ lại cắt", "những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước".
Trong thời kì đổi mới và kiến thiết hòa bình, cầu Long Biên đã "rút về vị trí khiêm nhường". Ta đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững bắc qua sông Hồng... Nhưng cầu Long Biên vẫn mang ý nghĩa "chiếc cầu lịch sử", là điểm du lịch, là nhịp cầu hữu nghị để "du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam".
Đọc bài "Cầu Long Biên – chứngnhân lịch sử",ta biết thêm bao điều thú vị về chiếc cầu 100 tuổi của thủ đô Hà Nội. Với một lối viết hào hứng say mê, Thúy Lan đã biểu lộ bao tình cảm yêu mến, tự hào đối với cầu Long Biên, đối với Thủ đô Hà Nội yêu quý. Đoạn văn viết về cầu Long Biên trong bom đạn giặc Mĩ là hay nhất.