31/05/2017, 13:11

Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Ý kiến của anh (chị)?

Đề bài: Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Ý kiến của anh (chị)? 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nhấn mạnh: trong tác phẩm Chữ người tử ...

Đề bài: Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Ý kiến của anh (chị)?

1.   Mở bài

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

-     Nhấn mạnh: trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn.

2.   Thân bài

a)   Phân tích

-     Huấn Cao có những phẩm chất đẹp đẽ như:

+ Là người tài hoa, nghệ sĩ.

+ Là người có khí phách hiên ngang, bất khuất.

+ Là người có thiên lương trong sáng.

-     Quản ngục:

+ Quản ngục trong xã hội cũ là người coi tù - đại diện cho bộ máy cai trị hà khắc, tàn bạo của triều đình phong kiến. Xét vềvị thế xã hội, quản ngục là kẻ thù của Huấn Cao - người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Tuy nhiên, thực chất con người quản ngục với những vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách đã hiện lên rõ nét trong cuộc kì ngộ với Huấn Cao.

+ Khi nghe tin Huấn Cao sắp đến cùng đoàn tử tù, quản ngục đã thăm dò thầy thơ lại một cách thận trọng, kín đáo dù không giấu nổi thái độ nể trọng và sự ngưỡng mộ trước cái tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp của một kẻ phản nghịch chống lại triều đình "có tiếng là nguy hiểm". Có thể nói, điều đầu tiên khiến quản ngục nể phục Huấn Cao là tài viết chữ đẹp. Sự chú ý đặc biệt đó đã hé mở phần nào đặc điểm con người quản ngục khi ông không quan tâm đến Huấn Cao ở phương diện chính trị hay tính cách ngang tàng mà trước hết là ở phương diện tài hoa.

+ Trong đêm đợi đoàn tử tù, quản ngục "băn khoăn", "nghĩ ngợi" và trăn trở. Hĩnh ảnh "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ" đang nhấp nháy trên bầu trời trong ánh nhìn tư lự của quản ngục không thể không có mối liên hệ với tâm trạng thao thức, chờ đợi của ông đêm nay. Phải chăng sự ngưỡng mộ, nể trọng của quản ngục đối với Huấn Cao đã nhập hình ảnh người tử tù vĩ đại sắp vĩnh biệt cuộc đời với ngôi sao Hôm sắp từ biệt vũ trụ ấy?

+ Hình ảnh quản ngục "đầu đã điểm hoa râm", "râu đã ngả màu" gợi cho người đọc cảm giác xót xa: ông đã trải qua gần hết cuộc đời ở nơi mà cái xấu và cái ác ngự trị. Công việc cai ngụcđã giam cầm chính cuộc đời ông. Những hình ảnh so sánh nhà văn sử dụng để nói về quản ngục như "mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ", "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", cái "thuần khiết giữa một đống cặn bã",... đã cho ta thấy rõ hơn con người của quản ngục. Hoá ra ông là một kẻ đã chọn nhầm nghề mà sự kiện Huấn Cao sắp đến đây chính là dịp để ông nhìn rõ lòng mình, cũng như hiểu hơn về tình cảnh đáng buồn của cuộc đời mình.

+ Những xét đoán của quản ngục về thầy thơ lại cho thấy sự sâu sắc và từng trải của ông. Quản ngục đã đánh giá nhân cách con người thóng qua tình cảm của họ, lấy tiêu chí biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài đểnhận định tốt, xấu. Đây khôngchỉ là tiêu chí đánh giá con người của riêng quản ngục mà còn là cách "nhận định" của Nguyễn Tuân - một nhà vãn luôn muốn khám phá nhân vật của mình ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

+ Trong đêm cuối cùng trước ngày Huấn Cao ra pháp trường, quản ngục đã được Huấn Cao cho chữ. Hình ảnh quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng, cảm động vái người tù, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" không những làm mềm lòng Huấn Cao mà còn làm cho người đọc cảm phục. "Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương" (Nguyên Đăng Mạnh).

b)  Đánh giá

-     Nếu như Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp thì viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng cũng có một tâm hồn nghệ sĩ: say mê và quý trọng cái đẹp.

-     Nếu như Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất thì viên quản ngục cũng là kẻ không biết sợ cường quyền bởi việc biệt đãi một tử tù là một hành vi rất dũng cảm.

-     Huấn Cao không chỉ dũng cảm, không sợ cái chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền phi nghĩa mà còn mến yêu cái thiện, mềm lòng trước "thiên lương" trong sạch của viên quản ngục. Viên quản ngục cũng vậy: vẻ đẹp của nhân vật thể hiện ở thái độ sùng kính Huấn Cao - hiện thân của cái tài, cái đẹp, của "thiên lương" cao cả.

Trong hoàn cảnh của quản ngục, việc vẫn giữ được sở nguyện cao quý, vẫn yêu và auý trọng cái Tài, vẫn khát khao được thưởng thức cái Đẹp là điều không dễ. Đồng thời, việc sẵn sàng từ bỏ công việc và quyền lực để "giữ thiên lương cho lành vững" càng cho thấy ông là người đáng được nể trọng và ca ngợi.

3.   Kết bài

Quản ngục là người đáng được ca ngợi. Qua việc xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: tài và tâm, cái đẹp và cái thiện thống nhất làm một.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0