13/01/2018, 22:27

Hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: ‘ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’

Hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: ‘ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’ Em Hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: ‘ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’. Liên hệ với ...

Hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: ‘ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’

Em Hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: ‘ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’. Liên hệ với bản thân.

MB:

– Nhiệm vụ lớn lao mà đất nước và thời đại đặt ra cho mỗi thanh niên ta là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng tài năng.

– Chủ tịch HCM khi còn sống, trong một cuộc nói chuyện với học sinh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

TB:

1. Nên hiểu lời dạy của Bác như thế nào cho đúng?

– Có tài là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt mọi công việc được giao dù công việc có khó khăn, gian khổ thế nào, dù tình huống có phức tạp đến đâu.

– Có đức là hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt; tôn trọng và bảo vệ cái đúng, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải; kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, tiêu cực xã hội; trung thực, giản dị trong cuộc sống.

2. Tại sao phải vừa có tài, vừa có đức?

– Tài và đức, phẩm chất và năng lực là hai mặt của con người. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi lẽ có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước chẳng phải là vô dụng sao?

– Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ phản bội Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội.

– Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, không đem lại hiệu quả lớn trong đời sống và sản xuất. Nếu có đức, muốn phục vụ tốt hơn nhưng không có hiểu biết thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó trở thành hiện thực.

3. Nhiệm vụ của mỗi học sinh khi thực hiện lời dạy của Bác.

– Phải cố gắng, nỗ lực, khiêm tốn học hỏi, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân.

– Phấn đấu học tập không ngừng để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại khoa học kĩ thuật cao, để theo kịp những thành tựu của nhân loại, của các nước tiên tiến.

– Không thể thờ ơ, chạy theo lối sống mới sa đọa, thiếu đạo lí, mà phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích cực học tập văn hóa, khoa học, tiếng nước ngoài để có khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến của thời đại.

KB:

– Ý nghĩa lời dạy của Bác. Liên hệ bản thân.

0