13/01/2018, 22:26

Giải thích câu tục ngữ ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’ đó và rút ra bài học?

Giải thích câu tục ngữ ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’ đó và rút ra bài học? Tục ngữ có câu: ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’. Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và rút ra bài học trong việc tu dưỡng đạo đức của mình. MB: Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca ...

Giải thích câu tục ngữ ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’ đó và rút ra bài học?

Tục ngữ có câu: ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’. Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và rút ra bài học trong việc tu dưỡng đạo đức của mình.

MB:

Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, tiêu biểu như câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

TB:

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống và phẩm giá của người lao động.

– Nghĩa tường minh: dù đói cũng phải ăn miếng sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.

– Nghĩa hàm ẩn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

– “Đói” và “rách” tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách, khốn cùng, nhân cách dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình.

– “Sạch” và “thơm” tượng trưng cho phẩm giá nhân cách.

+ Quan niệm sống đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: “Bần cùng sinh đạo tăc”, “Đói ăn vụng, túng làm càn”.

– Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá của người lao động.

KB:.

Quan niệm sống trong câu tục ngữ nêu trên là quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp. Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để bảo vệ đạo lí dân tộc.

0