18/06/2018, 12:11

Hải Dương - Chợ huyện Nam Sách

Chợ Huyện Nam Sách Chợ Huyện Nam Sách ra đời từ lâu đến nay không ai nhớ rõ. Có lẽ từ khi có phủ Nam Sách từ đời Trần thiết lập thì chợ cũng hình thành. Chợ Huyện Nam Sách cũng được chuyển từ phủ huyện cũ (thôn Ninh Khê, xã Thanh Quang hiện nay) về phủ mới ở thôn Cầu Giao, sát thôn ...

Chợ Huyện Nam Sách
 

Chợ Huyện Nam Sách ra đời từ lâu đến nay không ai nhớ rõ. Có lẽ từ khi có phủ Nam Sách từ đời Trần thiết lập thì chợ cũng hình thành.

Chợ Huyện Nam Sách cũng được chuyển từ phủ huyện cũ (thôn Ninh Khê, xã Thanh Quang hiện nay) về phủ mới ở thôn Cầu Giao, sát thôn Đồng Sớm. Đến cách mạng tháng Tám chợ chuyển về phố Nam Sách, họp dọc phố trên con đường 17. Năm 1960 chợ chuyển về chỗ ngày nay đang họp.

Chợ Huyện Nam Sách rộng khoảng 5 mẫu Bắc bộ .Chọ có hai cổng chính ra vào, một từ đường 17 vào, một từ phía làng Nhân Lý vào. Chợ có 3 lối đi giữa 4 dây hàng quán. Tổng số có 135 gian quán hàng làm bằng tre lợp rạ. Số gian trên được phân chia cố định cho từng chủ hàng. Các dẫy này chủ yếu là hàng tạp phẩm, đồ sắt, đồ gỗ, hàng mây, tre,...Khu bán lương thực như thóc, gạo, ngô khoai, sắn ...đựoc bán ngoài trời. Có khu bán thịt, cá, rau quả, cá tôm, khu bán các loại gia súc, gia cầm như lợn gà, chó, mèo, ngan, ngỗng...

Trong chợ còn có hợp tác xã mua bán của xã Thanh Lâm, một cửa hàng bách hoá tổng hợp của huyện, phưong tiện vận tải trong chợ chủ yếu là gồng gánh thô sơ, không có bến sông và phương tiện vận tải thuỷ đến chợ. Chợ huyện nằm ở giao lộ giữa đường 17 và đường 513 rất tiện lợi, nên xưa nay Chợ Huyện Nam Sách có tiếng là chợ lớn nhiều hàng hoá nhất vùng. Khách hàng đến chợ từ nhiều nơi khác nhau như Hà Bắc, Đông Triều, Quảng Ninh và dân ở các huyện lân cận.

Chợ Huyện Nam Sách tháng họp 6 phiên vào các ngày âm lịch 5, 10, 15, 20, 25, 30. Chợ phiên rất đông người khoảng 3-4 ngàn người mỗi phiên. vào dịp Tết chợ đông gấp 3-4 lần chợ ngày thường. Thời gian họp từ 5-6 giờ sáng đến 10-11 giờ trưa. Hàng bán ở chợ nhiều và rẻ hơn một chút so với chợ khác. Người bán hàng chủ yếu là bà con nông dân, hàng họ tự làm ra không những giá cả phải chăng mà mua cũng dễ. Người bán nói thách ít.

Hàng truyền thống là thóc, gạo, lợn giống, nên khách mua buôn mấy loại này thường tới huyện Nam Sách .

Nhờ có chợ mà phố Nam Sách vẫn sầm uất phồn thịnh không mai một đi, khi trung tâm huyện đã chuyển về địa điểm mới (về gần ga Tiền Trung thuộc đất xã Đồng Lạc). Trong cơ chế thị trường và phố Nam Sách ngày càng phát triển. Hàng hoá đa dạng phong phú, thu hút đông đảo khách thập phương, trong tương lai chợ và phố Nam Sách sẽ trở thành một trong những nơi giầu có của tỉnh Hải Dương

 
0