Hạch toán giảm TSCĐ do góp vốn
Nội dung trong bài 1 1. Hồ sơ, thủ tục cần thiết để tham gia góp vốn 1.1 1.1. Hồ sơ cần thiết để tham gia góp vốn 1.2 1.2. Thủ tục góp vốn 2 2. Hạch toán tài sản cố định giảm do góp vốn Tài sản cố định của doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, góp ...
Nội dung trong bài
- 1 1. Hồ sơ, thủ tục cần thiết để tham gia góp vốn
- 1.1 1.1. Hồ sơ cần thiết để tham gia góp vốn
- 1.2 1.2. Thủ tục góp vốn
- 2 2. Hạch toán tài sản cố định giảm do góp vốn
Tài sản cố định của doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn vào công ty con để hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. Hồ sơ, thủ tục cần thiết để tham gia góp vốn
1.1. Hồ sơ cần thiết để tham gia góp vốn
- Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tài sản góp vốn
- Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh
- Hồ sơ gốc tài sản cố định
- Biên bản định giá tài sản góp vốn của Hội đồng giao nhận vốn góp
- Hợp đồng liên doanh liên kết
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản điều chuyển tài sản
- Giấy chứng nhận góp vốn
1.2. Thủ tục góp vốn
Quá trình góp vốn gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng góp vốn
- Bước 2: Xác định loại tài sản góp vốn
- Bước 3: Định giá tài sản góp vốn
- Bước 4: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và nhận giấy chứng nhận góp vốn
2. Hạch toán tài sản cố định giảm do góp vốn
Theo Khoản 3.2 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán giảm tài sản cố định do góp vốn như sau:
Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).
Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp X góp vốn vào cơ sở liên doanh Y dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 01 tài sản cố định (tỷ lệ vốn góp 50%). Theo Biên bản đánh giá tài sản cố định của hội đồng liên doanh như sau:
Nguyên giá: 480.000
Số đã KH: 240.000
Giá đánh giá: 260.000
Thời gian sử dụng: 10 năm
Kế toán doanh nghiệp X , định khoản như sau:
Nợ TK 222: 260.000 (Theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214: 240.000 (Số khấu hao đã trích)
Có TK 211: 480.000 (Nguyên giá tài sản cố định)
Có TK 711: 20.000 (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại)
Mời bạn tiếp tục theo dõi các trường hợp ghi giảm tài sản cố định tại các bài viết sau đây:
Hồ sơ, thủ tục thanh lý tài sản cố định
Hạch toán giảm TSCĐ do phát hiện thiếu khi kiểm kê
Hạch toán giảm TSCĐ do chuyển thanh công cụ dụng cụ