Hạch toán giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho chỉ khác nhau ở nghiệp vụ hạch toán giá vốn hàng bán, còn các nghiệp vụ khác thì giống nhau. Như vậy hạch toán giá vốn được ...
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho chỉ khác nhau ở nghiệp vụ hạch toán giá vốn hàng bán, còn các nghiệp vụ khác thì giống nhau. Như vậy hạch toán giá vốn được chia làm hai phần như sau.
Tài khoản sử dụng
Dưới đây là một số tài thường được sử dụng trong quá trình hạch toán và kết cấu của chúng.
+ TK 632- Giá vốn hàng bán: Tài khoản dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ. Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để xác định giá hàng tồn kho TK 632 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ (PS tăng): Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn (được coi là tiêu thụ trong kỳ).
- Bên Có (PS giảm): Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.
- Dư cuối kỳ: Cuối kỳ TK 632 không có số dư.
+ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất. Kết cấu như sau:
- Bên Nợ (PS tăng): Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ.
- Bên Có (PS giảm): Gồm các khoản ghi giảm chi phí sản xuất và tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
- Dư cuối kỳ: TK 154 cuối kỳ dư Nợ thể hiện chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở danh, chưa hoàn thành.
+ TK 155- Thành phẩm: Được sử dụng để hạch toán tình hình tăng, giảm và tồn kho thành phẩm. Kết cấu tài khoản nay như sau:
- Bên Nợ (PS tămg): Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho (dùng kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ).
- Bên Có (PS giảm): Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho (gồm trị giá của thành phẩm thiếu hụt và kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ).
- Dư cuối kỳ: TK 155 có số dư cuối kỳ bên Nợ (thể hiện trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho).
+ TK 157- Hàng gửi bán: Tài khoản theo dõi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ theo phương thức gửi bán. Có kết cấu như sau:
- Bên Nợ (PS tăng): Thể hiện giá trị hàng gửi bán tăng trong kỳ.
- Bên Có (PS giảm): Thể hiện giá trị hàng gửi bán giảm trong kỳ (hàng tiêu thụ hoặc bị trả lại).
- Dư cuối kỳ: TK 157 cuối kỳ dư Nợ thể hiện số hàng còn gửi bán cuối kỳ.
Trình tự hạch toán.
+ Hạch toán giá vốn thành phẩm theo phương thức trực tiếp
+ Hạch toán giá vốn thành phẩm theo phương thức gửi bán.
+ Trường hợp sản phẩm bị mất mát hao hụt, sau khi đã trừ phần bồi thường của cá nhân gây ra phần còn lại hạch toán vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632
Có TK 152, 153, 156, 138 (1381).....
+ Hoạch toán hàng bán bị trả lại.
+ TK 631- Giá thành sản xuất: Dùng xác định trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ sản xuất trong kỳ.
- Bên Nợ (PS tăng): Thể hiện chi phí và giá thành thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
- Bên Có (PS giảm): Kết chuyển trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ sản xuất trong kỳ.
- Dư cuối kỳ: TK 631 cuối kỳ không có số dư.
+ Đầu kỳ, kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho.
+ Cuối kỳ tiến hành xác định trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
+ Trường hợp hàng bán bị trả lại giá vốn được hạch toán như sau:
Nợ TK 631 (Chuyển về phân xưởng sửa chữa)
Nợ TK 334, 111, 338.1 ( Xử lí thiệt hại)
Có TK 632 ( Giá vốn hàng bán bị trả lại)
Riêng trường hợp gửi lại kho khách hàng hoặc nhập lại kho khách hàng kế toán không phải phản ánh giá vốn của nó.