24/05/2018, 16:08

Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Bên Nợ: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất Bên Có : - Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho kỳ sau - Kết chuyển giá trị nguyên ...

TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Bên Nợ: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất

Bên Có : - Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho kỳ sau

- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ vào giá thành sản phẩm.

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ vào được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng.

- Xuất kho nguyên, vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm:

Nợ TK 621

Có TK 152 Giá thực tế nguyên, vật liệu xuất dùng

- Mua ngoài nguyên, vật liệu xuất thẳng cho sản xuất

Nợ TK 621: Giá trị nguyên, vật liệu sử dụng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,....số tiền phải trả người bán

- Cuối tháng nhập lại nguyên, vật liệu không sử dụng hết trả lại kho:

Nợ TK 152

Có TK 621 Giá thực tế nguyên, vật liệu nhập kho

Tài khoản hạch toán

TK 622: - Chi phí nhân công trực tiếp

Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất sẩn phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ.

Bên Có: - Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm.

TK 622 Không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng.

Trình tự hạch toán

Căn cứ vào " Bảng tính lương và BHXH" phải trả cho công nhân trực tiếp ghi:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334: Các khoản lương và phụ cấp lương, tiền công....

Có TK 338: Các khoản tính theo lương

TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất chính của doanh nghiệp

Ngoài các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp các chi phí khác phát sinh ở các phân xưởng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, theo từng phân xưởng. Nếu trong công ty có nhiều phân xưởng sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng.

Cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thì kết chuyển để tính giá thành sản phẩm, công việc dịch vụ của phân xưởng đó.

Nếu phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm , nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Công thức sử dụng để tính mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho đối tượng chịu chi phí như sau:

Tiêu chuẩn phân bổ cụ thể của từng khoản chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Những trường hợp không tính riêng được cho từng đối tượng chịu chi phí thì phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ thường dùng là: Giờ máy chạy thực tế hoặc định mức chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, lượng nguyên, vật liệu sử dụng ....

- Chi phí năng lượng dùng cho sản xuất sản phẩm: Nếu phải phân bổ thường sử dụng các tiêu chuẩn như: Định mức chi phí năng lượng hoặc số giờ máy làm việc thực tế kết hợp với công suất tiêu hao của máy.

- Những chi phí còn lại được tập hợp và phân bổ cho đối tượng chịu chi phí theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là tiền lương công nhân sản xuất, định mức chi phí, giờ công công nhân sản xuất,.....

Tài khoản hạch toán

TK 627- Chi phí sản xuất chung.

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

- Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển vào TK liên quan.

TK 627: Không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 TK cấp 2:

TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6272 - Chi phí vật liệu

TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác

Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

- Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca tính tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả cho nhân viên phân xưởng trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương thực tế phải trả nhân viên phân xưởng tính vào chi phí.

Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng

Có TK 338 - Phải trả , phải nộp khác (3382, 3383, 3384)

- Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu sử dụng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởn, kế toán tính ra giá thực tế xuất kho, ghi:

Nợ TK 6272 - Chi phí vật liệu

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung loại phân bổ một lần, kế toán tính ra giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho, ghi:

Nợ TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

Có TK 153 - Công cụ dụng cụ.

- Phân bổ các chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung trong kỳ:

Nợ TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

- Trích trước các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả

- Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng cho phân xưởng sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Căn cứ vào hoá đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền sửa chữa TSCĐ thường xuyên, ... kế toán ghi:

Nợ TK 6277 - Chi dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

- Căn cứ vào các chứng từ khác có liên quan đến chi phí sản xuất chung như :Phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí bằng tiền khác

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 141 - Tạm ứng.

- Khi phát sinh các khoản ghi giản chi phí sản xuất chung, căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Các khoản giảm chi phí thu bằng tiền.

Nợ TK 1388: Giá trị đòi bồi thường của người phạm lỗi.

Nợ TK 1528: Giá trị phế liệu thu hồi.

Có TK 627: Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.

- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường , ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 627 - ( Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)

Sơ đồ 1: HẠCH TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Chi phí trả trước gồm hai loại: Chi phí trả trước ngắn hạn chi phí trả trước trong 12 tháng); Chi phí trả trước dài hạn (Chi phí trả trước cho khoảng thời gian hơn 12 tháng).

* Chi phí trả trước ngắn hạn:

Chi phí trả trước ngắn hạn (hay chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm cáckhoản sau:

- Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần.

- Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch.

- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê

- Dịch vụ mua ngoài trả trước…

Để theo dõi các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.

+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí trả trước phát sinh trong kỳ

+ Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

+ Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh.

TK142 được chi tiết thành 2 tiểu khoản:

TK 1421: Chi phí trả trước

TK 1422: Chi phí chờ phân bổ

Phương pháp hạch toán

Sơ đồ: Hạch toán chi phí trả trước

* Chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn là những chi phí phát sinh một lần quá lớn và có liên quan đến nhiều niên độ hạch toán. Các khoản chi phí trả trước dài hạn gồm:

+ Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và tài sản khác ) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều năm tài chính.

+ Chi phí trả trước phục vụ cho hoát động kinh doanh của nhiều năm tài chính

+ Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động.

+ Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn

+ Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình.

+ Chi phí đào tạo các bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.

Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

+ Lợi thế thương mại trong trường hợp mua lại doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại.

+ Chi phí mua các loại bảo hiểm ( bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản, ...) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều niên độ kế toán.

+ Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm.

+ Lãi mua hàng trả chậm, trả góp, lãi thuê TSCĐ thuê tài chính.

+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lấn quá lớn phải phân bổ nhiều năm.

+ Các khoản khác

Tài khoản hạch toán

TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Bên Nợ: Chi phí trả trước dài hạn phát sinh

Bên có: Các khoản chi trả trước dài hạn phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Số dư Nợ: Các khoản chi phí trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính.

Trình tự hạch toán một số hoạt động chủ yếu:

- Khi phát sinh các khoảm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm.

+ Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí quảng cáo

Nợ TK 642 - Chi phí thành lập, đào tạo nhân viên, nghiên cứu,......

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có )

Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334....

+ Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiếu năm tài chính thì khi phát sinh chi phí được tập hợp vào TK 242 - chi phí trả trước dài hạn , ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có )

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334, 338,....

+ Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 641, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

+ Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, ....

+ Định kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý chi phí thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 635, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Chi phí phải trả hay còn gọi là chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất- kinh doanh của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí nằm trong kế hoạch dự toán chi phí của doanh nghiệp. Việc tính trước các chi phí này vào chi phí SXKD sẽ tránh được tăng đột biến của chi phí sản xuất - kinh doanh của kỳ phát sinh chi phí, đồng thời phản ánh đúng và đầy đủ các chi phí thực tế chi ra. Các chi phí phaỉ trả trong doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
  • Chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch
  • Thiện hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch
  • Chi phí bảo hành sản phẩm theo kế hoạch
  • Lãi tiền vay chưa đến hạn trả

Tài khoản hạch toán

TK 335 - Chi phí phải trả

Bên Nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh

Bên Có: Các khoản chi phí phải trả được tính trước vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch.

Dư Có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Trình tự hạch toán chi phí phải trả:

1* Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép

Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 - Chi phí phải trả

Khi tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất nghỉ phép:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 334 Phải trả công nhân viên

Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch

Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng

Nợ TK 642 : Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241: Tính vào chi phí xây dựng cơ bản

Có TK 335- Chi phí phải trả

- Khi công việc sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch hoàn thành, kế toán kết chuyển chi phí sửa chữa và giảm chi phí trích trước:

NợTK 335: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Có TK 241( Chi tiết sửa chữa TSCĐ): Chi phí sữa chữa TSCĐ.

Trích trước chi phí ngừng sản xuất theo thời vụ

Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 - Chi phí phải trả

- Khi phát sinh chi phí ngừng sản xuất theo thời vụ:

Nợ TK 335 - Chi phí phải

Có TK 111, 112, 152, 153,...

Tính trước lãi tiền vay phải trả vào chi phí sản xuất - kinh doanh:

Nợ TK 635- Chi phí hoát động tài chính

Có TK 335 - Chi phí phải trả

- Khi trả lãi tiền vay:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 111, 112,

0