Biến, hằng và cách khai báo
Biến là yếu tố cơ bản của bất kỳ ngôn ngữ máy tính nào. Biến là vùng trống trong bộ nhớ máy tính dành cho một kiểu dữ liệu nào đó và có đặt tên. Các biến trong bộ nhớ ở các thời điểm khác nhau có thể cất giữ các giá trị khác nhau. Trước khi sử ...
Biến là yếu tố cơ bản của bất kỳ ngôn ngữ máy tính nào. Biến là vùng trống trong bộ nhớ máy tính dành cho một kiểu dữ liệu nào đó và có đặt tên. Các biến trong bộ nhớ ở các thời điểm khác nhau có thể cất giữ các giá trị khác nhau. Trước khi sử dụng một biến nào đó phải khai báo nó. Quy tắc khai báo:
( Khai báo biến không có giá trị khởi đầu
Kiểu_dữ_liệu Tên_biến ;
Có thể khai báo nhiều biến cùng kiểu trên cùng một hàng, các tên biến được phân cách nhau bằng dấu phẩy
Ví dụ:
int a,b; /*biến có kiểu nguyên*/
float f; /*biến thực*/
char ch; /*biến ký tự*/
( Khai báo biến có giá trị khởi đầu
Kiểu_dữ_liệu Tên_biến=giá trị ;
Ví dụ:
int a =5;
float b=6;
char ch=’A’; hoặc char ch=’u0041’
Chú ý: Trong C# trước khi chúng ta muốn sử dụng một biến ta phải khởi gán cho nó một giá trị cụ thể, nếu không chương trình dịch sẽ báo lỗi
Ví dụ:
---------------------------------------------------------------------------------------------
using System;
class VD
{
static void Main()
{
int a, b=1;
float t;
t = a + b;
a = 2;
Console.WriteLine("Tong {0}+{1}={2}", a, b,t);
}
}
--------------------------------------------------------------------------------------------
Chương trình trên sẽ bị báo lỗi vì biến a chưa được khởi tạo giá trị trước khi sử dụng
Để chương trình trên có thể chạy được ta sửa lại như sau:
---------------------------------------------------------------------------------------------
using System;
class VD
{
static void Main()
{
int a=2, b=1;
float t;
t = a + b;
Console.WriteLine("Tong {0}+{1}={2}", a, b,t);
}
}
----------------------------------------------------------------------------------------------
Hằng cũng là một biến nhưng giá trị của hằng không thay đổi. Biến là công cụ rất mạnh, tuy nhiên khi làm việc với một giá trị được định nghĩa là không thay đổi, ta phải đảm bảo giá trị của nó không được thay đổi trong suốt chương trình. Ví dụ, khi lập một chương trình thí nghiệm hóa học liên quan đến nhiệt độ sôi, hay nhiệt độ đông của nước, chương trình cần khai báo hai biến là DoSoi và DoDong, nhưng không cho phép giá trị của hai biến này bị thay đổi hay bị gán. Để ngăn ngừa việc gán giá trị khác, ta phải sử dụng biến kiểu hằng.
Hằng số nguyên
- Hệ thập phân bình thường
VD: 545
- Hệ cơ số 16 (Hecxa)
Bắt đầu bằng 0x, 0X
Ví dụ: 0xAB = 16310
Hằng số thực
Được viết theo hai cách sau:
- Dạng thập phân gồm: Phần nguyên, dấu chấm thập phân, phần thạp phân
Ví dụ: 34.2 -344.122
- Dạng khoa học(dạng mũ) gồm: Phần định trị và phần mũ. Phần định trị là số nguyên hay số thực dạng thập phân, phần mũ bắt đầu bằng E hoặc e theo sau là số nguyên
Ví dụ: 1234.54E-122
Hằng ký tự
Là một ký hiệu trong bảng mã Unicode được đặt trong hai dấu nháy đơn. Giá trị của hằng kí tự chính là mã Unicode của kí hiệu
Ví dụ: Hằng ‘A’ có giá trị là 65
Chú ý: Hằng ký tự biểu thị mã của ký tự đó trong bảng mã Unicode. Do vậy một hằng ký tự cũng có thể tham gia vào các phép toán.
Ví dụ:
‘A’+10 có giá trị (65+10=75)
Hằng ký tự còn có thể được viết theo cách: ‘uc1c2c3c4’
trong đó c1c2c3c4 là một số hệ 16 mà giá trị của nó chính là mã Unicode của ký tự cần biểu diễn.
Ví dụ: ‘A’ hay ‘u0041’
Một số ký tự đặc biệt:
Viết | Diễn giải |
’ | Dấu nháy đơn |
” | Dấu nháy kép |
Dấu gạch chéo ngược | |
Xuống dòng mới | |