Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh
Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh Bài làm: Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của Người có một di sản đặc biệt mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự nghiệp văn học nghệ thuật. Nói đến văn chương của Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy sự phong phú, đa dạng về thể ...
Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh Bài làm: Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của Người có một di sản đặc biệt mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự nghiệp văn học nghệ thuật. Nói đến văn chương của Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy sự phong phú, đa dạng về thể loại, lớn lao về tầm vóc , đặc sắc về phong cách nghệ thuật. Sinh thời Hồ Chủ Tịch có tâm sự : “ Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn đến tuột bậc là làm sao cho nước nhà được độc ...
Bài làm:
Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của Người có một di sản đặc biệt mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự nghiệp văn học nghệ thuật. Nói đến văn chương của Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy sự phong phú, đa dạng về thể loại, lớn lao về tầm vóc , đặc sắc về phong cách nghệ thuật.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch có tâm sự : “ Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn đến tuột bậc là làm sao cho nước nhà được độc lập, tự do, nhân dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Như vậy, sự nghiệp lớn nhất của Người là sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh
Nhưng trên bước đường hoạt động cách mạng Người nhận thấy văn chương là một thứ vũ khí sắc bén cho nên Người đã nắm chắc nó, mài sắc nó bắt nó phục vụ cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Với một tâm hồn nhạy cảm trước những biện thái của thiên nhiên và lòng người, Bác đã để lại cho nền văn học nghệ thuật một kho tang thơ, ca truyện ký vô cùng phong phú.
Quan điểm nghệ thuật của Bác
Trong bài “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” Bác viết:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa , tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Bài thơ đã thể hiện rõ quan điểm sáng tác nghệ thuật của Người. Đó là đề cao tinh chiến đấu của văn chương. Văn chương phải là thứ vũ khí sắc biến và mỗi nhà thi sỹ phải là một chiến sỹ.
Để làm được điều này trước khi viết Người luôn trả lời 4 câu hỏi:
Viết cái gì – đề tài . Viết để làm gì – mục đích
Viết cho ai – Đối tượng. Viết như thế nào – hình thức
Ngoài ra, người cũng đề cao tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Vì chỉ có sự thật mới có sức mạnh lớn nhất đồng thời nhà văn còn chú ý tới hình thức biểu hiện của văn chương, hình thức phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc.
Những di sản văn học của Người
1: Văn chính luận
Đây là những sáng tác Người đáu tranh trực diện với kẻ thù, thực hiện trực tiếp nhiệm vụ cách mạng.
Một số sáng tác tiêu biểu của Người đăng trên báo “ Người cùng khổ” “Đời sống thợ thuyền” “ Nhân đạo”: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập ( 1945) , Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 1946) , Lời hiệu triệu “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ Di chúc” ( 1969)
2: Truyện và Ký
Trước hết phải kể đến những tập truyện và ký người viết những năm 20 của thế kỷ 20 trên đất Pháp bằng tiếng Pháp . Sử dụng bút pháp châm biếm hiện đại dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã để lại nhiều tác phẩm ý nghĩa như : Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi Hành, Nhưng trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu.
Trước kháng chiến chống Pháp Người có một số tác phẩm như : Vừa đi vừa kháng chiến, Nhật ký chìm tàu
3: Thơ ca
Đây là mảng sáng tác thể hiện rõ nhất khía cạnh nghệ sỹ của Hồ Chí Minh. Ở thể loại này Người có các tác phẩm tiêu biểu như:
Nhật ký trong tù bao gồm 134 bài thơ chữ hán được bác sáng tác từ 8/1945 đến tháng 10/1943 tại nhà tù Quốc dân Đảng.
86 Bài thơ chữ hán, 36 bài thơ khác Người viết để tuyên truyền cách mạng, dễ đọc dễ hiểu . Bên cạnh đó còn có nhiều bài thơ đạt đến độ cao siêu.
Phong cách nghệ thuật
Văn chương của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên ở các thể loại khác nhau lại có những nét đặc sắc riêng.
a)Văn chính luận
– Kết cấu khoa học, lập luận chặt chẽ, lý lẽ hùng hồn đanh thép dẫn chứng xác thực có tình có lý.
– Các tác phẩm của Người vừa mang tính luận chiến vừa thậm đượm tình cảm, vừa giàu hình ảnh.
– Giọng văn đa dạng có khi ôn tồn, thấu tình đạt lý, có khi đanh thép mạnh mẽ, hùng hồn.
- b) Truyện và kí
– Cách kể chuyện vào đề linh hoạt, tự nhiên, thoải mái mà không kém phần hấp dẫn.
– Mang tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén
– Thể hiện trí tưởng tượng phong phú
- c) Thơ ca
– Đậm đà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại
– Ngắn gọn và hàm xúc
– Đề tài thơ rất dân chủ vì không gì có thể trở thành vườn cấm đối với hồn thơ của Hồ Chí Minh.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Sự nghiệp thơ ca của Hồ Chí Minh
Tóm tắt sự nghiệp văn chương cách mạng của Hồ Chí Minh
Sự nghiệp văn học nghệ thuật của Bác
Tom tat su nghiep van chuong cua Ho Chu Tich