28/05/2017, 19:32

Kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng

 Đề Bài:  Em hãy kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng Vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng Mốt, giờ là làng Đống Xuyên, thuộc  huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có một người đàn bà làm nghề trồng rau, không lấy chồng. Một hôm nọ, bà ra vườn cà ven sông vào buổi sáng tinh mơ, bỗng thấy một dấu ...

 Đề Bài:  Em hãy kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng Vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng Mốt, giờ là làng Đống Xuyên, thuộc  huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có một người đàn bà làm nghề trồng rau, không lấy chồng. Một hôm nọ, bà ra vườn cà ven sông vào buổi sáng tinh mơ, bỗng thấy một dấu chân lớn chưa từng thấy, sẵn tò mò bà đưa chân mình ướm thử vào dấu chân ấy. Sau trận mưa lớn, vườn cà cũng bị giẫm nát nhưng cà vẫn còn tươi nên bà đã hái về ăn. Ít lâu sau, bà ...

 Đề Bài:  Em hãy kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng Mốt, giờ là làng Đống Xuyên, thuộc  huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có một người đàn bà làm nghề trồng rau, không lấy chồng.

Một hôm nọ, bà ra vườn cà ven sông vào buổi sáng tinh mơ, bỗng thấy một dấu chân lớn chưa từng thấy, sẵn tò mò bà đưa chân mình ướm thử vào dấu chân ấy. Sau trận mưa lớn, vườn cà cũng bị giẫm nát nhưng cà vẫn còn tươi nên bà đã hái về ăn. Ít lâu sau, bà thấy trong bụng mình chuyển động rồi có thai.

Gần ngày sinh, bà bị dân làng phát hiện được và bị đuổi ra khỏi làng. Đây là một tục lệ dưới thời phong kiến, phụ nữ chưa chồng mà có con gọi là chửa hoang, sẽ bị đuổi khỏi làng.

Không có nơi để nương thân, bà đành phải về ở tại trại giờ là xóm Ban. Vào ngày mùng bảy tháng giêng âm lịch, bà đã sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú.

Nhưng lạ một điều là đã ba năm trôi qua mà cậu bé chẳng biết nói, biết cười, chỉ nằm trên thúng trên gióng tre, vì vậy dân làng gọi tên cậu là Thánh Gióng. Điều này khiến bà vô cùng lo lắng, buồn phiền.

Ngay khi đó có đoàn sứ giả đi qua báo tin có giặc ngoại xâm, nhà vua đang cầu hiền tài cứu giúp đất nước. Bỗng dưng cậu bé Gióng bật ra thành tiếng, thưa với mẹ cho gọi sứ giả vào .

Khi sứ giả vào, cậu bé Gióng ngồi dậy nói rằng: “Ngươi hãy về tâu với đức vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt cao hơn 18 thước, một cây kiếm sắt dài 7 thước và một chiếc nón sắt để ta đi đánh giặc”.

Sứ giả tâu lên, vua tức tốc sai người cho làm vật dụng mà Gióng đã yêu cầu và chuyển đến cho Gióng cứu nguy đất nước.

Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân góp gạo nuôi cơm cho Gióng ăn no để lớn lên và đi đánh giặc xâm lăng.

Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà , cứ mỗi lần ăn xong một nong cơm cậu bé lại vươn vai một lần và vụt lớn nhanh như thổi khiến ai nấy đều ngạc nhiên. Dân làng mang vải vóc để may quần áo cho Gióng mà vẫn không đủ, đành phải lấy hoa cỏ lau buộc vào để che thân.

Đến ngày ra trận, Gióng ăn xong rồi vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng và nhảy lên lưng ngựa nhưng ngựa bị bẹp rúm do sức nặng quá lớn. Sứ giả lại cho người gấp rút đúc một con ngựa sắt khác chịu được sức nặng của Gióng.

Kết quả hình ảnh cho thanhgiongKỂ LẠI TRUYỆN THÁNH GIÓNG

Vừa lúc ngựa sắt tới nơi cũng là lúc có tin báo giặc Ân đang hoành hành ở Trâu Sơn. Thánh Gióng liền tạm biệt mẹ và dân làng, đội nón sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa giật cương lên đường hô to: Ta là Thiên Tướng đây!. Ngựa hí dài một tiếng và phi như bay.

Gióng đánh đâu thắng đấy, giặc Ân bị đánh tơi bời. Đang giữa trận roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền nhổ những khóm tre  đầy gai ven bờ quất vào quân giặc tạo nên chiến thắng vang lừng khiến kẻ địch khiếp sợ. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua để lại những vết chân ngựa. Khi đi qua Phù Lỗ, Thánh Gióng liền cởi bỏ áo giáp sắt, nón sắt và roi sắt, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc và phi lên trời.

Sau này, để ghi nhớ công ơn người anh hùng này, Vua Hùng đã sai người lập đền thờ Gióng gọi là Thánh Mẫu Bảo Vương tại nơi Gióng sinh ra và đặt tên là làng Phù Đổng.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

KỂ TRUYỆN THÁNH GIÓNG

KỂ DIỄN CẢM TRUYỆN THÁNH GIÓNG

KỂ LẠI TRUYỆN THÁNH GIÓNG

KE LAI TRUYEN THANH GIONG

KE DIEN CAM TRUYEN THANH GIONG

0