Kể diễn cảm truyện bánh chưng, bánh giầy
Đề Bài: Em hãy kể diễn cảm lại truyện bánh chưng, bánh giầy Chuyện kể rằng đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lăng, vua đã già và có ý định tìm người để truyền lại ngôi vua. Nhân dịp ngày đầu xuân, vua Hùng cho người mời các hoàng tử tới và nói rằng: “Ai tìm được thức ăn dâng cỗ ...
Đề Bài: Em hãy kể diễn cảm lại truyện bánh chưng, bánh giầy Chuyện kể rằng đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lăng, vua đã già và có ý định tìm người để truyền lại ngôi vua. Nhân dịp ngày đầu xuân, vua Hùng cho người mời các hoàng tử tới và nói rằng: “Ai tìm được thức ăn dâng cỗ ngon nhất, có ý nghĩa nhất thì người đó sẽ được nối ngôi vua”. Nói rồi các thái tử cho người đi tìm các sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển để làm vừa lòng vua cha. Nhưng lúc ...
Đề Bài: Em hãy kể diễn cảm lại truyện bánh chưng, bánh giầy
Chuyện kể rằng đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lăng, vua đã già và có ý định tìm người để truyền lại ngôi vua.
Nhân dịp ngày đầu xuân, vua Hùng cho người mời các hoàng tử tới và nói rằng: “Ai tìm được thức ăn dâng cỗ ngon nhất, có ý nghĩa nhất thì người đó sẽ được nối ngôi vua”.
Nói rồi các thái tử cho người đi tìm các sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển để làm vừa lòng vua cha.
Nhưng lúc đó, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là Tiết Liêu, còn gọi là Lang Liêu vốn là người hiền lành, nhân hậu, sống hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm , thiếu người chỉ bảo nên chàng cũng không biết làm cách nào để có sản vật dâng lên cha.
Một hôm, chàng nằm ngủ và mơ thấy có vị Thần đến bảo rằng: “Này con ơi, mọi vật trong Trời Đất không có gì quý giá bằng gạo vì gạo là thức ăn để nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh thành hình tròn và hình vuông tượng trưng cho Trời và Đất. Bên ngoài bọc lá để tượng trưng cho công ơn cha mẹ sinh thành”.
Nói đến đây, vị Thần biến mất và Lang Liêu chợt tỉnh dậy, chàng mừng rỡ vô cùng và bắt tay làm theo lời Thần chỉ bảo.
KỂ LẠI CHUYỆN BÁNH TRƯNG BÁNH GIẦYChàng chọn gạo nếp hạt mẩy, thơm nhất, tốt nhất gói thành bánh hình vuông với ý nghĩa tượng trưng cho Trời, gọi là Bánh Chưng và bánh tròn với ý nghĩa tượng trưng cho Trời, gọi là Bánh Giầy. Bên ngoài bọc lá màu xanh và nhân ở trong ruột bánh mang ý nghĩa tình yêu thương, chở che, đùm bọc của cha mẹ dành cho con cái.
Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều mang thức ăn bày sẵn trên mâm cỗ, ai nấy đều vui vẻ và tự tin món ăn của mình sẽ là món ngon nhất và vừa lòng ý cha nhất. Mâm cỗ đều là những thức ăn sơn hào hải vị, nấu nướng cầu kỳ. Nhưng hoàng cung đâu thiếu những món ăn cao lương mỹ vị này nên vua Hùng cũng không có ấn tượng là bao.
Duy chỉ có Lang Liêu bày biện đơn giản nhất với Bánh Chưng và Bánh Giầy. Vua Hùng thấy lạ lắm, bèn hỏi thì Lang Liêu mang chuyện có vị thần báo mộng, ý nghĩa của hai loại bánh này kể cho vua cha và các hoàng tử cùng nghe. Sau đó, vua nếm thử bánh tấm tắc khen ngon.
Vua Hùng cũng cho rằng ý nghĩa của Bánh Chưng và Bánh Giầy thật đặc biệt và thiêng liêng, phù hợp để dâng lễ lên tổ tiên, ông bà. Vậy nên vua Hùng quyết định truyền ngôi cho hoàng tử thứ mười tám Lang Liêu lên làm vua, nối dõi ngôi vị.
Kể từ đó, cứ mỗi khi dịp Tết Nguyên Tiêu, con cháu lại hướng về nguồn cội và dâng lên mâm cỗ có Bánh Chưng, Bánh Giầy để thể hiện tấm lòng biết ơn tổ tiên và công ơn sinh thành.
Cho đến ngày nay, mỗi dịp tết đến xuân về dân ta lại có truyền thống sum họp gia đình và lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
KỂ LẠI TRUYỆN BÁNH TRƯNG BÁNH GIẦY
KE LAI TRUYEN BANH TRUNG BANH GIAY
KE DIEN CAM LAI TRUYEN BANH TRUNG BANH GIAY
EM HAY KE LAI TRUYEN BANH TRUNG BANH GIAY
KE TRUYEN BANH TRUNG BANH GIAY