04/06/2017, 22:53
Giới thiệu và phân tích những nét chính về đoạn trích Đi bộ ngao du của Ru-xô.
Ru-xô là nhà văn, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp trong Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ thứ XVIII). Ông là con của một người thợ đồng hồ khéo tay, nhưng mãi đến năm lên 10 tuổi, Ru-xô mới được đi học, và chỉ được học hai năm. Sau đó ông học nghề và phiêu bạt suốt 13 năm để kiếm sống. Cuộc đời Ru-xô ...
Ru-xô là nhà văn, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp trong Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ thứ XVIII). Ông là con của một người thợ đồng hồ khéo tay, nhưng mãi đến năm lên 10 tuổi, Ru-xô mới được đi học, và chỉ được học hai năm.
Sau đó ông học nghề và phiêu bạt suốt 13 năm để kiếm sống. Cuộc đời Ru-xô “nhiều cay đắng mà vinh quang”. Bài học lớn nhất của ông là bài học về tự học và kiên cường vượt qua mọi thử thách, quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình.
“Đi bộ ngao du” là đoạn trích trong tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục” của ông. Đây là văn nghị luận chứng minh có phương pháp trình bày diễn tả rất sinh động mang đậm sắc thái cá nhân của ông. Đoạn trích gồm ba đoạn,., thể hiện luận điểm chính của tác giả: Đi bộ ngao du rất thoải mái, vì chủ động và hoạt động theo yêu cầu tự do cá nhân.Đi bộ ngao du rất có ích, vì được quan sát, học tập nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên. Đi bộ ngao du vô cùng thú vị, vì không bị ràng buộc bởi phương tiện di chuyển và thời gian.
Để giải thích, chứng minh cho các luận điểm trên, tác giả khẳng định: “đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa”, “di bộ ngao du rất thoải mái và chủ động”, có thể đến các nơi tuỳ ý thích của mình. “Đi bộ ngao du” có thể đến các cảnh đẹp, cảnh lạ như dòng sông, khu rừng hoặc một mô đá, một hang động nào đó.
Tiếp đến tác giả còn viện dẫn chứng minh qua các nhà khoa học, hiền -triết thuở trước như Ta-lét, Pla-tông hay Pi-ta-go đã suy nghĩ, nghiền ngẫm trong lúc “Đi bộ ngao du”. Các nhân vật này đi ngao du để xem xét tài nguyên, đặc sản và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy. Họ xem xét một khoảnh đất, ghè một mẫu đá hay sưu tập những gì họ muốn.
Ru-xô đã so sánh một cách hóm hỉnh để làm bật ra lí lẽ, luận chứng phòng sưu tập của những “triết gia phòng khách” thì có đủ các thứ linh tinh. Trái lại ở phòng sưu tập của Ê-min thì rất phong phú, như có cả trời đất. Ở đây có thể so sánh với công trình của Đô-băng-tông, nhà tự nhiên học lừng danh của nước Pháp.
Điểm cuối cùng tác giả nói đến sức khỏe “được tăng cường” khi đi bộ ngao du. Nó khác hẳn với kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng. Họ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm, nhưng tính khí thì cáu kỉnh, tâm hồn thì “mơ màng buồn bã”.
Trong khi đó Ê-min thì đi bộ nhưng lạc quan yêu đời: “luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”. Ê-min ăn ngon miệng dù chỉ là “bữa cơm đạm bạc”, ngủ ngon giấc hơn dù trên cái giường tồi tàn.
Cuối cùng đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống - yêu và yêu đời hơn. Rõ ràng cách viết của Ru-xổ giản dị, dễ hiểu nhưng rất thâm trầm. Lí lẽ ông đưa ra chứng minh giải thích là sự hiển nhiên, là chân lí, đầy tính thuyết phục.Cách trình bày luận điểm và luận cứ mạch lạc, khúc chiết, sáng tỏ và sâu sắc.
Đọc bài “Đi bộ ngao du” ta thấy sáng tỏ một chân lí là trong tự nhiên có cuộc sống muôn màu muôn vẻ. “Đi bộ ngao du” là rất bổ ích cho trí tuệ và tình cảm.
“Đi bộ ngao du” là đoạn trích trong tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục” của ông. Đây là văn nghị luận chứng minh có phương pháp trình bày diễn tả rất sinh động mang đậm sắc thái cá nhân của ông. Đoạn trích gồm ba đoạn,., thể hiện luận điểm chính của tác giả: Đi bộ ngao du rất thoải mái, vì chủ động và hoạt động theo yêu cầu tự do cá nhân.Đi bộ ngao du rất có ích, vì được quan sát, học tập nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên. Đi bộ ngao du vô cùng thú vị, vì không bị ràng buộc bởi phương tiện di chuyển và thời gian.
Để giải thích, chứng minh cho các luận điểm trên, tác giả khẳng định: “đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa”, “di bộ ngao du rất thoải mái và chủ động”, có thể đến các nơi tuỳ ý thích của mình. “Đi bộ ngao du” có thể đến các cảnh đẹp, cảnh lạ như dòng sông, khu rừng hoặc một mô đá, một hang động nào đó.
Tiếp đến tác giả còn viện dẫn chứng minh qua các nhà khoa học, hiền -triết thuở trước như Ta-lét, Pla-tông hay Pi-ta-go đã suy nghĩ, nghiền ngẫm trong lúc “Đi bộ ngao du”. Các nhân vật này đi ngao du để xem xét tài nguyên, đặc sản và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy. Họ xem xét một khoảnh đất, ghè một mẫu đá hay sưu tập những gì họ muốn.
Điểm cuối cùng tác giả nói đến sức khỏe “được tăng cường” khi đi bộ ngao du. Nó khác hẳn với kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng. Họ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm, nhưng tính khí thì cáu kỉnh, tâm hồn thì “mơ màng buồn bã”.
Trong khi đó Ê-min thì đi bộ nhưng lạc quan yêu đời: “luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”. Ê-min ăn ngon miệng dù chỉ là “bữa cơm đạm bạc”, ngủ ngon giấc hơn dù trên cái giường tồi tàn.
Cuối cùng đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống - yêu và yêu đời hơn. Rõ ràng cách viết của Ru-xổ giản dị, dễ hiểu nhưng rất thâm trầm. Lí lẽ ông đưa ra chứng minh giải thích là sự hiển nhiên, là chân lí, đầy tính thuyết phục.Cách trình bày luận điểm và luận cứ mạch lạc, khúc chiết, sáng tỏ và sâu sắc.
Đọc bài “Đi bộ ngao du” ta thấy sáng tỏ một chân lí là trong tự nhiên có cuộc sống muôn màu muôn vẻ. “Đi bộ ngao du” là rất bổ ích cho trí tuệ và tình cảm.