06/05/2018, 09:18

Giới thiệu thành phố Hồ Chí Minh – Văn mẫu hay lớp 10

Xem nhanh nội dung Giới thiệu thành phố Hồ Chí Minh – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, người thanh ...

Xem nhanh nội dung

Giới thiệu thành phố Hồ Chí Minh – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ

Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi đất nước thống nhất, Sài Gòn được đổi tên thành “thành phố Hồ Chí Minh” vào ngày 2-7-1976. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.  

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 1010' – 10o 38’ vĩ độ Bắc và 10622'– 106054kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn. 

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55 0C.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.

Thu ngân sách của thành phố đạt 135.362 tỷ đồng năm 2009. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, có 3.536 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực đến cuối năm 2009 với tổng vốn 27.390 triệu USD.

Ngành thương mại có 28 trung tâm mua sắm, 92 siêu thị và 230 chợ truyền thống. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa đến nay của thành phố. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza…

Năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh đón 2,52 triệu du khách, doanh thu ngành du lịch chiếm 2,3% tổng doanh thu dịch vụ. Hiện nay, thành phố có 1.425 khách sạn và cơ sở lưu trú với 29.001 phòng; trong đó có 60 khách sạn từ 3 đến 5 sao với 8599 phòng. Có 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế quản lý như: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic…

Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Có nhiều công trình kiến trúc đẹp, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp; các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre… Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.

Khu địa đạo Củ Chi được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Địa đạo là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. 

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Tọa lạc tại số 3 đường Hòa Bình, quận 11 – TPHCM, Công viên Văn hoá Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất nước Việt Nam với kiến trúc được kết hợp nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Trước năm 1975, mảnh đất này là một khu đầm lầy hoang hoá. Sau chặng đường dài khai thác và phát triển, Đầm Sen ngày nay có diện tích 50 hecta gồm 20% là mặt hồ, 60% là cây xanh và vườn hoa. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đây là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoài nước.

Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một khu liên hợp vui chơi giải trí tại quận 9. Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, chín tầng địa ngục, tứ linh hội tụ Long – Lân – Quy – Phụng, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng, biển nhân tạo duy nhất ở Việt Nam. Đây cũng là điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến.Thảo Cầm Viên Sài Gòn, người dân quen gọi là Sở thú, là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam. hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Sau hơn 130 năm tồn tại, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai..và đang được bổ sung. Ngoài những khu vực nuôi trồng cầm thú, cây cảnh và sưu tập phong lan, Thảo Cầm Viên có khu dành cho trẻ em và người lớn vui chơi, giải trí. Trong Thảo Cầm Viên còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác, đó là Đền thờ vua Hùng dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ năm 1929.

Khu du lịch "Một Thoáng Việt Nam" là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống. có diện tích 22,5 ha đất bưng biền, nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn. Đến với Một thoáng Việt Nam, điều đặc biệt ấn tượng với du khách chính là hình ảnh một Việt Nam thu nhỏ, sống động mà những người làm nên công trình này dày công sắp đặt. Khu du lịch bao gồm 30 hạng mục với: đền thờ đất nước, sa bàn nước Việt Nam, lầu vọng, ba khu tiêu biểu cho ba miền đất nước. Bên cạnh là khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái…

Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza… hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, trở thành một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

Giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh – Bài làm 2

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, quan trọng của Việt Nam.
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng.

Diện tích: 2.098,7 km² 

Dân số: 6.105,8 nghìn người (năm 2006) 

– Quận Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú.

– Huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.

Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm.

Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ Bắc và 106º01'25" – 107º01'10" kinh độ Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây giáp Long An.

Thổ nhưỡng: Đất của thành phố chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên.

Sông ngòi: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua thành phố dài 106km. Hệ thống đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đều thuận lợi. Thành phố có 15km bờ biển.

Khí hậu: hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có mùa đông.

Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,… đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên…), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn – Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt – Hoa – châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh.

Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Buôn Ma Thuột 375km

Giới Thiệu Tổng Quan Thành Phố Hồ Chí Minh – Bài làm 3

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gònvà là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước này. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố.Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia. Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” trong số những thuộc địa của họ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901 ( về sau Pháp chuyển thủ đô liên bang Đông Dương ra Hà Nội ). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam – một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh”, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

1. Vị Trí Địa Lí TP.Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

2. Khí Hậu TP.Hồ Chí Minh

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Mình không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm ( mùa khô ít mưa ). Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 ( khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều ), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau ( khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít ). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

3. Giao Thông TP.Hồ Chí Minh

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố.Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga.Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng.Đến tháng 9 năm 2011 toàn thành phố có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô.

4. Con Người TP.Hồ Chí Minh

Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như 4, 5,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%.Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn thành phố có 13 Tôn giáo khác nhau đạt 1.983.048 người, nhiều nhất là Phật giáo có 1.164.930 người, tiếp theo là Công giáo đạt 745.283 người, đạo Cao Đài chiếm 31.633 người, Đạo Tin lành có 27.016 người, Hồi giáo chiếm 6.580 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 4.894 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.387 người. Còn lại các tôn giáo khác như Ấn giáo có 395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người, đạo Bahá’í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý Đạo.Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819 người, người Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có 1 người.

5. Văn Hóa TP.Hồ Chí Minh

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm… Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện.Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim… đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim của cả nước.Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng… hoạt động âm nhạc hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen…

6. Du Lịch TP.Hồ Chí Minh

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646 phòng.Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao.Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật.Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng… Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre.Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza… hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh – Bài làm 4

Thành phố Hồ Chí Minh trước gọi là Sài Gòn. Tên gọi Sài Gòn có từ thế kỷ XVII, trước đó nữa có tên Tân Bình huyện, Phiên Trấn dinh, Bến Nghé. Tuy là vùng đất mới, nhưng Sài Gòn nhanh chóng chiếm được vị trí khá quan trọng trên thương trường quốc tế, từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2-7-1976, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo nguyện vọng của đồng bào miền Nam. Bởi năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó là Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), lên một chiếc tàu buôn La Toustreville, ra đi tìm đường cứu nước.

Sài Gòn, mảnh đất lịch sử đã có trên 300 năm nay. Kể từ năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính) vâng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lý. Thấy nơi đây “dân dư tứ vạn hộ”, đất khai mở “ngàn dặm”, ông bèn cho lập phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn dựng dinh Phiên Trấn. Từ đó phố thị Sài Gòn – Bến Nghé, phủ lỵ Gia Định ra đời và ngày càng phát triển nhanh chóng.

Năm 1779, Phủ Gia Định gồm: dinh Phiên Trấn (Sài Gòn), dinh Trấn Biên (Biên Hoà), dinh Trường Đồn (Định Tường), dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang) và trấn Hà Tiên. Diện tích phủ Gia Định lúc bấy giờ gồm toàn Nam Bộ, rộng khoảng 64.743km2.

Đến năm 1802, vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, việc đặt trấn Gia Định là để cai quản 5 trấn: trấn Phiên An, trấn Biên Hoà, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long và trấn Hà Tiên.

Năm 1836, vua Minh Mạng đổi ngũ trấn thành lục tỉnh.

Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, phá thành Gia Định. Năm 1867, Pháp bỏ tên Gia Định và gọi là tỉnh Sài Gòn. Năm 1885, đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định, để phân biệt với thành phố Sài Gòn.

Về tên gọi Sài Gòn, có nhiều giả thuyết khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do vùng đất này xưa kia là một vùng rừng, chủ yếu là cây bông gòn. Chữ “Sài” ở đây được hiểu là rừng, là cây.

Năm 1861, Pháp đã cho quy hoạch thành phố Sài Gòn theo kiểu “đô thị phương Tây”. Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ còn rất nhỏ bé, nằm gọn trong một góc của quận 1 ngày nay. Chợ Lớn là thành phố loại 2, chỉ là một phần nhỏ của quận 5 bây giờ. Giữa thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn là ruộng rẫy hoang vu.

Năm 1931, cả hai thành phố được mở rộng và nối liền nhau, trở thành một đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.
Năm 1997, Thành phố Hồ Chí Minh được mở rộng rất nhiều, gồm 17 quận nội thành, từ quận 1 cho đến quận 12 và các quận Thủ Đức, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp và 6 huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và huyện Thủ Đức, với diện tích tự nhiên lên tới 2.090 km2, dân số trên 5 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.

Thành phố ở vào tọa độ 10022’13” – 11022’17” vĩ độ Bắc, và từ 106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông chừng 50km đường chim bay. Thành phố có 12 km bờ biển. Thành phố Hồ Chí Minh cách Thủ đô Hà Nội 1.738km đường bộ.

Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 270C, không có mùa đông. Các hoạt động du lịch có thể thực hiện quanh năm.

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giao thông thuận lợi nhất cả nước, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng. Từ thành phố, theo đường bộ có thể dễ dàng đi khắp đất nước, sang cả Campuchia và Thái Lan. Đường hàng không, không chỉ đi trong nước, từ Thành phố Hồ Chí Minh du khách còn có thể đi khắp năm châu bốn biển, sang nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ.

Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của đất nước mà còn là một điểm du lịch lớn đầy hấp dẫn. Ngoài những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thành phố còn nhiều nơi tham quan, nghiên cứu như khu lưu niệm Nhà Rồng, khu vui chơi giải trí Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên…

Thu Thủy (Tổng hợp)

0