06/05/2018, 09:16

Nghị luận về câu nói: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa – Văn mẫu hay lớp 10

Xem nhanh nội dung Nghị luận về câu nói: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Giang Có một câu chuyện kể rằng: có hai hạt giống nọ nằm cạnh nhau ...

Xem nhanh nội dung

Nghị luận về câu nói: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Giang

Có một câu chuyện kể rằng: có hai hạt giống nọ nằm cạnh nhau trong mảnh vườn. Hạt thứ nhất tự tin vươn mình đón ánh nắng ấm áp và phát triển thành cái cây khỏe mạnh. Hạt thứ hai rụt rè, ngóc đầu dậy lại lo sợ nắng gió dữ dội sẽ quật ngã cơ thể yếu ớt của mình. Rồi có một ngày, một chú gà vào vườn tìm thức ăn đã mổ dính hạt cây thứ hai yếu ớt. Bạn rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên kia? Với riêng tôi, bài học mà tôi rút ra được đó chính là: sự thiếu tự tin có thể dẫn tới chỗ hủy diệt sự sống. Cùng bàn về tác hại của sự thiếu tự tin, sách “Dám thành công” đã từng có câu nói: Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý kiến Một người đánh mất niềm tin vào bản thân có nghĩa là gì? Ở đây, niềm tin vào bản thân là dám tin vào mình, tin vào năng lực của mình, biết đánh giá vị trí và vai trò của mình trong các mối quan hệ cuộc sống. Bằng cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, khúc triết, ý kiến trong sách Dám thành công đã gửi đến thông điệp giàu ý nghĩa: khi đánh mất niềm tin vào chính mình thì con người sẽ hủy hoại nhiều điều quý giá. Ý kiến nêu bật hậu quả khôn lường của việc đánh mất niềm tin vào bản thân, đồng thời ngầm khẳng định vai trò ý nghĩa to lớn của sự tự tin.

Tại sao chúng ta lại khẳng định người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa. Quả thật, mất niềm tin vào bản thân, con người sẽ không thể hiện được khả năng, khai thác hết tiềm năng, năng lực của mình. Khi không tin vào bản thân, con người dễ dàng để tuột mất cơ hội khẳng định mình và vươn tới thành công. Khi làm việc, không tin vào mình, không có chính kiến, con người dễ lung lay trước dư luận, dễ rơi vào tình trạng Đẽo cày giữa dường, Xôi hỏng bỏng không. Trong cuộc sống, chúng ta muốn thành công cũng phải tác làm việc nhưng khi con người không tin vào chính mình thí sẽ không thể thuyết phục người khác tin mình. Và khi người đó không tin ở mình thì người này rất hay hoài nghi người khác. Như vậy, cơ hội hợp tác rất là khó. Đứng trước khó khăn thử thách, khi không tin vào chính mình, con người dễ bi quan, buông xuôi, dễ nản lòng thoái chí không có nghị lực vươn lên, không có bản lĩnh đương đầu với gian khó. Khi đó cánh cửa thành công sẽ đóng lại, đại lộ thất bại sẽ chào đón.

Đánh mất niềm tin vào bản thân mình là điều vô cùng nguy hại nhưng trái lại, có niềm tin ở chính mình là điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa to lớn. Tin ở mình, con người sẽ mạnh dạn bộc lộ mình, từ đó khả năng tiềm ẩn sẽ được khám phá. Khi tự tin ở mình, con người sẽ thoát khỏi trạng thái đắn đo, do dự, lung lay hoang mang  trước dư luận mà luôn chủ động trước mọi tình huống trong cuộc sống. Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, nó chứa đầy khó khăn, thử thách, đắng cay, bất hạnh. Làm sao có thể vượt qua khúc quanh đầy bất chấp? Không có niềm tin, con người sẽ gục ngã, ngược lại, tin vào chính mình con người sẽ có ý chí, nghị lực, vượt qua nghịch cảnh, đạt đến bến bờ thành công.

Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữaĐó là một điều hiển nhiền, chân lí muôn đời. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng nhận thức được điều này. Bên cạnh những con người tràn đầy niềm tin vào bản thân, không thiếu những kẻ tự ti, nhút nhát. Tất cả những lối sống thu mình vào trong bao, chốn trong vỏ ốc, chìm đắm trong lo âu, sợ hãi thất bại trong tuyệt vọng đều đáng phê phán, bài trừ

Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa là một ý kiến đúng đắn đem lại cho chúng ta bài học bổ ích. Ý kiến giúp chúng ta hiểu rằng: mất niềm tin vào bản thân là điều vô vùng nguy hại, tồi tệ. Mất niềm tin vào bản thân đồng nghĩa với thất bại. Trái lại, tự tin là tài sản vô giá, là con thuyền đưa chúng ta đến bến bờ thành công. Qua đó, chúng ta cần nhận thấy rằng chúng ra phải luôn tự tin vào bản thân mình ngay cả trong những tình huống khốn nhất.

Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa – Bài làm 2

Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan – có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: "Một người đă đánh mát niềm tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những bién cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm nhừng chuỗi buòn – vui, hạnh phúc – khổ đau, may mắn – rủi ro nối tiếp nhau Và có lẽ, mỗi chúng ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ cua Aragon: “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù có con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân nàm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.

Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.

Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta thường nói “Gieo gió thì gặt bão” là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là khóng dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/2009 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai! May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.

Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.

Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.

Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa – Bài làm 3

Con người ta không thể sống mà không có niềm tin vào bất cứ thứ gì. Niềm tin cũng có những sức mạnh rất diệu kì của riêng nó, nhất là niềm tin vào chính bản thân mình. Bởi thế, có ý kiến cho rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Theo sách “Dám thành công”- nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90).

Về nội dung trực tiếp, câu trích trên nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.

Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.

Niềm tin là một danh từ có ý nghĩa trái ngược với sự nghi hoặc, nghi ngại, nghi ngờ, hoài nghi, thậm chí là thất vọng hoàn toàn, không tin tưởng vào bất cứ thứ gì, ngay cả bản thân mình.

Tự tin là tự mình không nghi ngờ bản thân. Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là, trong 30 năm gian khổ trường kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nếu dân tộc Việt Nam không có niềm tin thì liệu chúng ta có được độc lập như ngày hôm nay hay không? Cuộc sống này có muôn vàn màu vẻ, có vui, có buồn, có thành công, có thất bại, có hạnh phúc, có khổ đau, có thuận lợi và có cả những khó khăn,… Trong bài hát “Niềm tin chiến thắng” có câu: “Niềm tin chiến thắng, sẽ đưa ta đến bến bờ vui; Niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người”. Cha con John Roebling và Washinton quyết định xây dựng cây cầu Brooklyn nối giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn. Công việc vừa mới bắt đầu thì một tai nạn bất ngờ ập đến. Jonh qua đời còn Washinton thì phải nằm liệt giường vĩnh viễn. Washinton chỉ có thể nói chuyện với mọi người bằng một ngón tay duy nhất còn cử động được.

Song với một niềm tin mãnh liệt, suốt 13 năm trời, Washinton đã dùng ngón tay duy nhất còn cử động của mình để thiết kế, chỉ đạo và cuối cùng đã hoàn tất việc xây dựng cây cầu Brooklyn kỳ vĩ như ngày nay. “Người phụ nữ chạy nhanh nhất hành tinh”, ba lần giành huy chương vàng Olympic 1960, Marilyn King, đã từng bị chấn thương nặng trước khi tham dự Olympic. Nhưng nhờ tự tin và luôn tin rằng mình có thể hồi phục, có thể có đầy đủ khả năng tham dự Olympic nên chị đã thực sự trở lại đường đua và thành công ngoài sự tưởng tượng của tất cả mọi người.

Qua đây, ta thấy, niềm tin vào cuộc sống và niềm tự tin luôn là đức tính tối cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. Đức tính ấy giúp ta mãi mãi yêu đời, yêu người, mãi mãi hy vọng vào những gì tất đẹp hơn. Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả các niềm tin. Nền tảng của sự thành công thực sự và bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình chứ không thể dựa vào bất cứ cái gì ngoài mình. Khi ta có niềm tin, ta có thể dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với tất cả khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Nhờ đó, ta có thể thành công hoặc chí ít ta cũng có thể học hỏi được kinh nghiệm từ những thất bại. Mà người đời nói: “Thất bại là mẹ của thành công”. Mỗi thất bại được ươm mầm trên mảnh đất của niềm tin màu mỡ là một cơ hội tốt để suy nghĩ, hành động của ta có dịp được đơm hoa, kết trái. Dân gian nói: “Con không khóc, mẹ đâu cho bú”. Ngạn ngữ nói: “Bạn không gõ, làm sao cửa mở”; “Bạn không đi, biết đâu là đường”. Cũng như vậy, nếu bạn không tự tin suy nghĩ và hành động thì làm sao cơ hội cho cuộc đời của bạn được mở ra! Mà dù cho cơ hội ấy có đến nhưng vì bạn không tự tin nắm bắt lấy nó thì cơ hội hiếm hói ấy cũng sẽ nhanh chóng vuột khỏi tầm tay của bạn, bỏ lại bạn cô đơn suốt đời trên con đường không ánh sáng. Cho nên, xin khẳng định lại một lần nữa rằng: Niềm tin và nhất là tự tin là đức tính vô cùng quý báu đối với mỗi con người.

Trái ngược với niềm tin, với tự tin là tự ti, là mất tự tin. Khi ấy, con người không còn tin vào năng lực và phẩm chất của chính bản thân mình. Do đó, con người cũng sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp họ đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hy vọng và lạc quan,…

Mất niềm tin, nhất là mất tự tin, con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn thử thách nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội trong cuộc sống.

Một nghệ sĩ xiếc đi trên dây sẽ ngã “lộn cổ” nếu mất tự tin. Một đứa trẻ sẽ không bao giờ biết đi xe đạp nếu nó không bao giờ tin là nó có thể đi xe đạp. Một học sinh sẽ không bao giờ học giỏi nếu luôn nghĩ rằng mình không có khả năng bằng bạn bằng bè. Một Na- pô- lê- ông sẽ luôn chỉ là một người lính nếu ông ta không bao giờ tin rằng mình có tể làm tướng, rồi làm hoàng đế,…

Tất nhiên, niềm tin cũng cần có cơ sở của nó. Đó là cơ sở thực tế, bắt rễ từ thực tế. Nếu người ta chỉ tin vào một điều viển vông, không có thật, nếu người ta chỉ tin mà không chịu suy nghĩ, học hỏi và hành động để thực hiện niềm tin ấy thì đó chỉ là một niềm tin mù quáng. Và niềm tin ấy sẽ khiến người ta lầm đường, lạc lối trong suốt cuộc đời.

Vậy, làm thế nào để có niềm tin đích thực, để có sự tự tin đúng nghĩa? Thiết nghĩ, điều đầu tiên ta cần phải rèn luyện chính là không ngừng học hỏi, lắng nghe, hợp tác, tu dưỡng phẩm chất và trau dồi những năng lực của bản thân. Những thứ ấy sẽ giúp ta hiểu rõ đâu là niềm tin mù quáng, đâu là niềm tin đích thực. Như đã nói, cuộc sống này có muôn vàn thử thách, khó khăn. Những lúc ấy, ta cần phải luôn nêu cao bản lĩnh, không được đánh mất niềm tin. Đến đây, ta lại nhớ, có người nói: “Mất tiền mất của còn có thể lấy lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả”

Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa – Bài làm 4

Câu nói này là một nhận định về việc đánh mất niềm tin vào bản thân và hậu quả của nó. Khi niềm tin đã mất đi thì kéo theo sẽ đánh mất nhiều thứ quý báu khác. Như vậy, niềm tin là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Đó là những dấu chấm hỏi luôn đặt ra khi ta suy ngẫm về câu nói trên. Vâng, dĩ nhiên niềm tin là sự tự tin chính đáng trong mỗi người chúng ta; tin vào những gì ta đang làm, tin vào khả năng của mình hay đức tin vào cái gì đó cao cả, chân lí.

Cuộc sống sẽ đẹp biết bao nếu ta sống mà có ước mơ, hoài bão và nếu có niềm tin vào bản thân thì những mơ ước ấy sẽ không còn xa vời. Niềm tin là cái đáng quý trong những con người dám nghĩ dám làm; cũng là cái then chốt quan trọng quyết định giữa thành hoặc bại, giữa còn hoặc mất, có hoặc không trong mỗi chúng ta. Như vậy, ta thấy nếu không có niềm tin thì ta chẳng còn gì cả – cuộc sống sẽ chẳng ý nghĩa…, mọi thứ chỉ còn là bóng đêm tuyệt vọng… Niềm tin là một trong những lí do để ta tiếp tục sống, sống có ích cho đời và cũng như cái đích hướng ta đến những điều tốt đẹp, lành mạnh, vẽ thêm sắc màu cho cuộc sống này không còn tẻ nhạt, vô vị. Niềm tin cũng là phương tiện để mỗi cá nhân tự do thể hiện bản lĩnh, tài năng, là cơ hội để ta tự khẳng định giá trị chân chính của bản thân.

Người có niềm tin họ luôn lạc quan, yêu đời, có trí tuệ sáng suốt để chọn hướng đi đúng cho mình, hoàn thiện ước mơ… Có thể nói, tin vào bản thân làm con người ta cảm thấy cuộc sống thật tươi đẹp, ý nghĩa. Niềm tin là thứ quí giá nhất trong những gì họ đang có; niềm tin cho họ những bước đi mạnh mẽ, thôi thúc trong những con người có chí hướng ôm ấp bao hoài bão “dời non, lấp bể”. Như Bác Hồ đã từng nói:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”

Đúng vậy, không có việc gì trên đời này mà người ta không làm được cả. Vì sao ư? Câu trả lời vẻn vẹn là 2 chữ “niềm tin!”. Chúng ta thử nghĩ xem, nếu không có niềm tin thì liệu con người có được thành tựu như ngày nay? Nào là máy bay, tàu ngầm, xe lửa, máy tính điện tử… Những phát minh gắn liền với tên tuổi những con người đã đi vào lịch sử. Đương nhiên, không phải ai cũng được như vậy nhưng có điều đơn giản ta có thể giống họ là “tin vào bản thân mình”; mà chuyện đó có lẽ cũng chẳng quá khó khăn gì và ai cũng có thể. Còn về chuyện những nhà phát minh vĩ đại kia- một phần có thể là tài năng bẩm sinh, phần còn lại là do quá trình học và nghiên cứu không mệt mỏi của họ. Họ là ai? Cũng có thể là những người quyền quí hay chỉ là một người bình thường trong bao con người bình thường khác. Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng họ có một điểm chung: có mơ ước, ý tưởng làm một cái gì đó và luôn theo đuổi đến cùng để làm được mới thôi. 

Niềm tin là cái gì đó vô hình, không hiện hữu như một sự vật cụ thể nào đó quanh ta và dĩ nhiên ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt; niềm tin tồn tại ngay trong lòng ta, có thể dùng tâm hồn để cảm nhận những rung cảm ấy. Có niềm tin, ta có sức mạnh làm những điều tưởng chừng như không thể làm nổi. Tự tin, tin vào bản thân là một điều rất quan trọng- cũng như là tự động viên, khích lệ chính mình.

Ta có thể đánh mất niềm tin vào người khác có thể vì ta không hiểu họ. Nhưng nếu đánh mất niềm tin vào bản thân thì xem như ta không còn gì để mất. Niềm tin là cái quý báu mà ta có, đánh mất niềm tin vào bản thân thì ta có thể làm được gì nữa… ngay cả bản thân còn không tin tưởng huống gì việc đi đặt niềm tin nơi người khác. Vậy nên ta thấy việc tin vào bản thân là rất cần thiết.
Không nhất định ta phải thành công vì thành công luôn đi song song với thất bại. Một lần vấp ngã mà ta biết đứng dậy thì sẽ rút kinh nghiệm cho lần khác. Thà thất bại mà có niềm tin làm lại từ đầu còn hơn là buông xuôi tất cả. Một thực trạng đáng buồn hiện nay là một số bạn trẻ chỉ mới không vừa lòng với một cái gì đó thôi là có tư tưởng chán đời, đâm ra nghĩ quẩn và làm những điều dại dột… Thật trái ngược hẳn với những bệnh nhân mắc phải ung thư, hiểm nghèo mà luôn lạc quan sống… Cam tâm đánh mất niềm tin là một việc ngu ngốc và chẳng mang lại lợi ích gì!

Như trong thể thao, một vận động viên cố gắng hết sức trong thi đấu thì dù kết quả thế nào thì họ vẫn hài lòng. Niềm tin là điều quan trọng hàng đầu trong thể thao; nhiều lúc nó trở thành những phép màu kì diệu… Hơn thế nữa, có niềm tin- không ít những con người đã hoàn thành được khát vọng, chí hướng của mình. Như Lưu Bị- ông là một chính trị gia, một nhà quân sự và ông đã hoàn thành được sự nghiệp trung hưng nhà Hán vào thời kì Tam quốc. Trong quân sự, niềm tin cũng quan trọng không kém hay có thể noi niềm tin là nghị lực, sức mạnh để chiến đấu. Nhớ trận Điện Biên Phủ năm xưa: vì sao với hệ thống phòng tuyến, đồn bốt dày đặc thế kia của địch mà quân ta phá được? Há có phải niềm tin đã mang lại những điều không tưởng?

Niềm tin không dành riêng gì cho các vĩ nhân, chuyện lớn lao… đôi khi nó cũng chỉ là những ước mơ nhỏ bé, giản dị, nhẹ nhàng. Đơn giản như: một cậu học sinh học kém vì mình sinh ra không được thông minh như người ta nhưng cậu ấy luôn nỗ lực, tin vào bản thân một ngày nào đó có thể học tốt hơn, tin là mình làm được; hay niềm tin muốn vượt qua bệnh tật và dù có thế nào thì con người ta cũng sống yêu đời, lạc quan, bình thản trong giây phút hiện tại…. sẽ tốt hơn là buông xuôi.

Về phần những người không có niềm tin. Họ là những con người sống mà không có mục tiêu phấn đấu. Vì thế cuộc sống của họ thật đơn điệu, lạc lõng. Họ là những kẻ nhút nhát, tự ti, bỏ bê tất cả và không dám đối mặt với vấn đề. Có thể nói: họ rất “nghèo”, bởi đánh mất niềm tin là họ không còn gì cả. Những con người này thường sống cô lập, không hòa đồng với thiên nhiên, con người, tự ti, trầm cảm, thật đáng thương! Bạn bè, người thân, những người xung quanh có thể chia sẻ, bày tỏ, động viên khích lệ để họ có thể lấy lại niềm tin vào bản thân, yêu đời hơn. Đó là việc làm rất cần thiết để giúp những người đánh mất niềm tin ở chính họ.

Niềm tin vào bản thân là việc nên làm, rất tích cực. Tuy nhiên nhiều lúc cũng đừng quá tự tin mà trở nên kiêu căng, tự phụ. Đó là chuyện không tốt và chúng ta cần tránh để khỏi mắc sai lầm.

Thứ chúng ta nên hãnh diện là việc đặt niềm tin vào bản thân, có niềm tin vào bản thân trước thì mới dám đặt niềm tin vào cái khác. Niềm tin mất đi khi chán nản, buông xuôi chứ không tự nhiên mà biến mất. Cho nên cốt yếu để giữ vững niềm tin chính là ở bản thân ta, là giữ cho ta chứ không phải ai khác.Ta nên tin bản thân mình dù mọi chuyện nhiều lúc không như ta muốn; ta có thể nghèo về vật chất chứ không thể nghèo về tinh thần; ta có thể đánh mất nhiều thứ quí giá khác nhưng không thể để mất niềm tin. Bởi mất niềm tin là mất tất cả!

Thu Thủy (Tổng hợp)

0