28/05/2017, 20:16

Phân tích đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích.

Đề bài: Có ý kiến cho rằng đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động, anh chị hãy làm rõ ý kiến trên. Nguyễn Du là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, những tác phẩm Truyện Kiều, có lẽ là tác phẩm để lại tiếng vang lớn nhất ...

Đề bài: Có ý kiến cho rằng đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động, anh chị hãy làm rõ ý kiến trên. Nguyễn Du là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, những tác phẩm Truyện Kiều, có lẽ là tác phẩm để lại tiếng vang lớn nhất cho nền văn học dân tộc, bởi tấm lòng da diết và nỗi cô đơn của Kiều trong trong từng đoạn trích. Một trong những đoạn trích làm nổi bật lên tâm trạng của Kiều đó là đoạn trích ...

Đề bài: Có ý kiến cho rằng đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động, anh chị hãy làm rõ ý kiến trên.

Nguyễn Du là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, những tác phẩm Truyện Kiều, có lẽ là tác phẩm để lại tiếng vang lớn nhất cho nền văn học dân tộc, bởi tấm lòng da diết và nỗi cô đơn của Kiều trong trong từng đoạn trích. Một trong những đoạn trích làm nổi bật lên tâm trạng của Kiều đó là đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích.

Thúy Kiều phải bán mình để chuộc cha, một mình phải sống trong cảnh lầu xanh, nơi bao trùm bao nỗi cô đơn, trống vắng. Đoạn trích này nó đã thể hiện một bức tranh tâm tình đầy xúc động, với nỗi lòng của người con gái đang phải chịu những nỗi đau cả về tinh thần và thể xác.

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện một không gian nhỏ bé đang dần khóa đi tuổi xuân của cuộc đời Kiều, trong lầu ngưng bích này, cuộc đời Kiều đang dần bị trôi nổi và hạn chế trong lầu xanh này, bốn vẻ chỉ có tâm trạng ở chung, xa xăm bát ngát nhưng không được ra bên ngoài, suốt ngày chỉ ở trong cảnh cuộc sống bị bó hẹp, với những vẻ non xa của tấm trăng, Kiều không có ai làm bạn, chỉ có mỗi tấm trăng là người bạn tâm tình biết bao cảm xúc. Và chiếc đèn khuya, một cảm xúc đau đớn, trong biết bao nhiêu nỗi cô đơn, bẽ bàng mây sớm đèn khuya, hòa mình trong nửa cảnh, nửa tình, đang dần chia đôi tấm lòng của Kiều. Mùa xuân của tuổi trẻ, của thiên nhiên đang dần bị giam hãm trong những nỗi cô đơn, tội nghiệp của thúy Kiều, bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích, với sự mênh mông của thiên nhiên, tâm hồn của Kiều lại ngày càng trơ trọi, trống vắng, với những bốn bề bát ngát, xa trông chỉ thấy cảnh bát ngát.

Thúy Kiều vẫn đang mong chờ có điều gì đó xảy ra, sự ngóng trông vẫn được thể hiện trong nỗi nhớ của Kiều:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Vẫn chờ mong mỗi ngày, Kiều nhớ đến Kim trọng và luôn mong chàng Kim sẽ trở về, nhưng càng mong, chờ Kiều càng đau đớn, xót xa và tủi hổ cho thân phận của mình, nỗi cô đơn vẫn đang bơ vơ bên trời, với tấm lòng chung thủy một lòng vẫn luôn yêu thương đến Kim Trọng. Tình cảm đến Kim Trọng làm Kiều héo mòn, da diết trong khung cảnh rộng mênh mông Kiều vẫn nhớ mong đến chàng Kim, vẫn luôn hướng tới tình yêu của mình.

kieu                                              Kiều ở lầu Ngưng bích

Hàng loạt các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện nỗi nhớ thương của Thúy Kiều, không chỉ nhớ đến Kim Trọng, Kiều còn nhớ đến cha mẹ của mình, luôn mong ngóng tin tức về cha mẹ của mình, thấy tủi hận khi cha đã già không có ai chăm sóc, thấy hổ thẹn khi mình chưa báo đáp được công ơn sinh thành mà cha mẹ đã dành cho mình:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Những cảnh vật ở nhà có khác không, vẫn mong ngóng từng giây phút về gia đình của mình, ở đây ngụ ý của Nguyễn Du khá rõ ràng khi lại đảo nổi nhớ Kim Trọng lên trước bởi sự tủi nhục cho tấm thân trong trắng của mình sẽ không bao giờ gột rửa được. Tác giả đã thể hiện nỗi đau lên trước nỗi nhớ của Kiều đối với gia đình. Bắt tiếp khách làng chơi nên tấm lòng son của Kiều sẽ chẳng bao giờ có thể gột rửa được. Nàng thấy có nỗi với Kim Trọng, một tình yêu đầu tiên mà Kiều đã dành tặng:

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Có thể thấy Kiều đã dành hết tình cảm của mình đối với Kim Trọng, nhưng vì chữ hiếu Kiều đã phải bán mình để chuộc cha, một sự hy sinh thầm lặng, nhưng lớn lao trong tâm hồn của Kiều, nỗi buồn đó sẽ man mác, và thể hiện một cuộc đời không biết đi đâu về đâu của Kiều:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Tất cả đang trôi vào một nỗi buồn, với những chân mây xanh, gột rửa những nỗi cô đơn da diết trong tâm hồn của Kiều, một bức tranh thiên nhiên, hòa vào dòng tâm trạng của Thúy Kiều, cũng làm day dứt thêm một số phận đau thương, dạt dào, và đau đớn trong tâm hồn của Kiều.

Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng tuyệt vọng, cô đơn và nỗi day dứt trong tâm hồn của kiều, quả thật đoạn trích chính là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Anh chị hãy phân tích đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích.

Em hãy phân tích  đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích.

Phan tich doan trich Kieu ở Lau ngung Bich

Anh chi hay phan tich doan trich Kieu ở Lau ngung Bich

0