04/06/2017, 08:45
Giới thiệu một đặc sản gắn liền với phong tục giỗ tết truyền thống của dân tộc - Bánh giầy quán gánh, trong ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, bánh giầy được nhiều vùng sản xuất làm đồ tế lễ trong những ngày huý kỵ, làm quà biếu người thân. Trong số những vùng lưu truyền làm bánh có làng Thượng Đình ở ngay cận kề với Thăng Long. Đó là bánh giầy Quán Gánh nổi tiếng xưa nay. Bánh giầy Quán Gánh được làm bằng ...
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, bánh giầy được nhiều vùng sản xuất làm đồ tế lễ trong những ngày huý kỵ, làm quà biếu người thân. Trong số những vùng lưu truyền làm bánh có làng Thượng Đình ở ngay cận kề với Thăng Long. Đó là bánh giầy Quán Gánh nổi tiếng xưa nay.
Bánh giầy Quán Gánh được làm bằng thứ gạo nếp hoa vàng chọn kỹ. vừa đều hạt vừa không thể lẫn những hạt gạo khác loại, Nước đổ xôi cũng phải là thứ nước sạch tuyệt đối thì hạt xôi mới trắng, mới giữ được mùi hương lúa và khi giã bánh mới mịn, nhuyễn, dẻo.
Năm nay, toàn thể nhân dân thôn Thượng Đình được sự bảo trợ và giúp đỡ phối hợp của Quỹ Văn hoá - Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, cùng nhau làm một chiếc bánh giầy đặc biệt dâng lên đền Hùng giỗ Tổ. Chiếc bánh nặng 18 tạ, đường kính 1,8m (18 đời vua Hùng).
Để làm được chiếc bánh giầy này nhân dân làng Thượng Đình phải nấu xôi một tấn rưỡi gạo nếp, gần hai tấn củi và hàng trăm người phục dịch suốt cả một ngày đêm. Chiếc bánh bắt đầu được khởi sự từ 5 giờ chiều ngày 5/3 đến 12 giờ ngày 6/3 (âm lịch) mới xong. Đúng 1 giờ 30 bánh được chuyển về Đền Hùng.
Với tâm nguyện thành kính Tổ tiên, nhớ về cội nguồn của dân tộc, Hội Bảo tồn Di sản Văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Quỹ Văn hoá - Sở Văn hóa Thông tin, nhân dân làng nghề Thượng Đình cùng nhau góp sức, góp công mà làm nên.
Bánh được đặt ở sân hành Lễ trước cổng đền đường lên đền Hạ để du khách thập phương chiêm bái. Dân làng làm thêm một cặp bánh chưng, bánh giầy mỗi thứ 18kg để dâng lên đền Trung làm Lễ tạ Hùng Vương và cẩn cáo Lang Liêu.
Chiếc bánh giầy Quán Gánh trở thành lễ vật trong ngày Quốc giỗ năm nay là niềm vinh dự lớn lao cho làng nghề và những cơ quan tổ chức, là sự minh chứng tài năng, đức tính cần cù của những người nông dân Việt Nam.
Năm nay, toàn thể nhân dân thôn Thượng Đình được sự bảo trợ và giúp đỡ phối hợp của Quỹ Văn hoá - Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, cùng nhau làm một chiếc bánh giầy đặc biệt dâng lên đền Hùng giỗ Tổ. Chiếc bánh nặng 18 tạ, đường kính 1,8m (18 đời vua Hùng).
Để làm được chiếc bánh giầy này nhân dân làng Thượng Đình phải nấu xôi một tấn rưỡi gạo nếp, gần hai tấn củi và hàng trăm người phục dịch suốt cả một ngày đêm. Chiếc bánh bắt đầu được khởi sự từ 5 giờ chiều ngày 5/3 đến 12 giờ ngày 6/3 (âm lịch) mới xong. Đúng 1 giờ 30 bánh được chuyển về Đền Hùng.
Với tâm nguyện thành kính Tổ tiên, nhớ về cội nguồn của dân tộc, Hội Bảo tồn Di sản Văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Quỹ Văn hoá - Sở Văn hóa Thông tin, nhân dân làng nghề Thượng Đình cùng nhau góp sức, góp công mà làm nên.
Bánh được đặt ở sân hành Lễ trước cổng đền đường lên đền Hạ để du khách thập phương chiêm bái. Dân làng làm thêm một cặp bánh chưng, bánh giầy mỗi thứ 18kg để dâng lên đền Trung làm Lễ tạ Hùng Vương và cẩn cáo Lang Liêu.
Chiếc bánh giầy Quán Gánh trở thành lễ vật trong ngày Quốc giỗ năm nay là niềm vinh dự lớn lao cho làng nghề và những cơ quan tổ chức, là sự minh chứng tài năng, đức tính cần cù của những người nông dân Việt Nam.