Cây nghệ là gì?
Tóm lược nội dung: Nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàng (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), cây lấy củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, thuộc vùng đông nam Ấn Độ, nhiệt độ sinh trưởng từ 20 độ C đến 30 độ C. ...
Tóm lược nội dung:
Nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàng (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), cây lấy củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, thuộc vùng đông nam Ấn Độ, nhiệt độ sinh trưởng từ 20 độ C đến 30 độ C. Loài cây này được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ và trồng cây mới từ giống củ đã thu hoạch được.
Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Lá nghệ mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng song song. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành, cuống lá dài từ 50 – 115 cm, còn phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và thường thấp hơn 230 cm. Chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.
Nghệ có tác dụng gì?
1. Nghệ có tác dụng giúp giảm cân, chống béo phì:
Nghệ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, có khả năng đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả. Các chị em phụ nữ đã đã thừa nhận tác dụng của nghệ trong việc thu gọn vóc dáng của mình sau sinh, chị em thường sử dụng nghệ ngâm mật ong làm bí quyết để lấy lại thân hình chuẩn mẫu. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, duy trì lượng cholesterol thích hợp trong cơ thể. Nghệ rất hữu ích trong việc duy trì mức cân nặng hợp lý. Trong củ nghệ có chứa một thành phần chất giúp làm tăng dòng chảy của mật, tham gia quá trình phân hủy chất béo từ chế độ ăn uống của bạn. Đối với những người muốn giảm cân hay điều trị chứng béo phì hay các bệnh liên quan khác có thể thêm một muỗng cà phê bột nghệ vào trong mỗi bữa ăn của mình sẽ rất có hiệu quả.
Người ta cũng thường dùng mật ong để giảm cân.
2. Tác dụng của nghệ trong ức chế tế bào ung thư:
Hoạt chất curcumin trong củ nghệ tươi có tác dụng ức chế sự phát triển một số loại tế bào ưng thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú,… các chuyên gia sức khỏe đang tiến hành các thử nghiệm đưa ra chứng minh tác dụng của nghệ trong việc điều trị bệnh ung thư ruột. Vì vậy, bạn nên thường xuyên sử dụng nghệ trong các bữa ăn vì chúng có thể thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.
Hơn nữa, ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ giúp ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tại New Jersey các nhà khoa học đã đưa ra chứng minh: ăn nghệ với bông cải xanh, các loại rau họ cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
3. Hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp:
Nghệ cũng có tác dụng đối với trường hợp viêm khớp bởi có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy Curcumin có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp hiệu quả và ức chế một trong các nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể đun nóng một cốc sữa, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều. Uống ba lần mỗi ngày và bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nghệ lên xương khớp của bạn.
4. Tác dụng của nghệ trong hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Cây nghệ đặc biệt có tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng emzim tiêu hóa, các enzim này phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, khi bị đau bụng, hãy uống một cốc trà nghệ, chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Hơn nữa công thức nghệ ngâm mật ong được xác định là được xem là bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày lâu năm.
5. Tác dụng của nghệ trong đề phòng bệnh tim của nghệ:
Giảm hàm lượng cholesterol trong máu và chống lại chứng xơ vữa động mạch cũng là một trong những tác dụng của loại gia vị này. Curcumin là chất chống oxy hóa, chất chống viêm rất hiệu quả, có thể giúp cho chúng ta đề phòng được bệnh tim, cũng như giảm nguy cơ các cơn đau tim xảy ra cho những người sau phẫu thuật.
6. Nghệ có tác dụng giảm nguy cơ với người hút thuốc:
Bằng cách bổ sung cho cơ thể 1,5g củ nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy cơ thể bạn giảm đáng kể các tế bào đột biến gây bệnh ung thư. Do đó có thể thấy tác dụng của nghệ đối với những người hút thuốc lá trong việc giảm nguy cơ ung thư.
7. Tăng sức đề kháng:
Chất lipopolysaccharide có chứa trong nghệ có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các chất kháng khuẩn, chống lại virus và kháng nấm có trong nghệ cũng giúp củng cố hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ ít mắc các bệnh như cảm lạnh, ho…khi thay đổi thời tiết. Khi bạn bị cảm lạnh, bị ho hay cảm cúm, đừng quên uống một cốc sữa nóng có pha 1 thìa nghệ, sẽ làm tình trạng của bạn khá hơn nhiều.
8. Ngăn ngừa bệnh gan:
Nghệ là một loại giải độc gan tự nhiên. Gan thải độc máu thông qua việc sản xuất các enzim và nghệ có khả năng làm thúc đẩy sản xuất các enzim thiết yếu. Các enzim được sản xuất ra sẽ làm giảm và tiêu hủy độc tố trong cơ thể. Củ nghệ cũng được cho là sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời trong việc tăng cường lưu thông máu. Đây đều là những yếu tố góp phần hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan gan trong cơ thể bạn.
9. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer:
Viêm não bị nghi ngờ là một trong những nguyên nhân của rối loạn nhận thức ví dụ như bệnh Alzheimer. Củ nghệ có vai trò hỗ trợ tổng thể sức khỏe của bộ não với cơ chế loại bỏ các mảng bám tích tụ trong não và cung cấp lượng oxy cho não bộ. Điều này cũng tác dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
10. Trị lành vết thương:
Trong củ nghệ có chứa chất kháng khuẩn và sát trùng tự nhiên và có thể dùng như một loại chất kháng viêm hiệu quả. Nếu bị vết thương hở hoặc bị bỏng, bạn có thể cho một ít bột nghệ vào vùng da bị tổn thương nhằm thúc đẩy quá trình tự lành. Đặc biệt, cây nghệ cũng giúp phục hồi da hư tổn và được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, á sừng và các bệnh ngoài da khác.
Nghệ ngâm mật ong
Bạn có biết nghệ và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ mang lại nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời như tẩy tế bào chết, ngăn ngừa trị mụn, dưỡng ẩm, làm chậm quá trình lão hóa, trị vết thâm, dưỡng da sau bỏng, là vị thuốc phòng bệnh rất tốt. Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch mặt, thoa đều lớp mỏng nghệ mật ong lên mặt, mát xa nhẹ nhàng rồi đợi 2 – 3 phút đi rửa mặt. Buổi tối có thể dùng đắp lên mặt như mặt nạ từ 10 – 15 phút.
Nghệ ngâm mật ong để được bao lâu?
Nếu để trong điều kiện khô ráo thoáng mát thì một hủ nghệ ngâm mật ong bạn có thể để được từ 3 đến 6 tháng. Trước khi ngâm ta nên ước chừng lượng sử dụng vừa đủ cho khoảng thời gian này.
Ăn hoặc uống nghệ tươi có tác dụng gì?
Nhiều thử nghiệm cho thấy nếu ăn nghệ tươi hoặc uống nước ép đều đặn sẽ mang lại hiệu quả lâu dài trong ngăn ngừa mụn, làm đẹp da, chữa bệnh dạ dày, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật cực kì tốt.
Nghệ ngâm rượu bôi mặt có nên không?
Nghệ ngâm rượu bôi mặt mặc dù có nhiều công dụng hay như tiêu mỡ, định hình vòng eo, mờ thâm, làm trắng da hiệu quả. Tuy nhiên do rượu có tính nóng nên tránh bôi nghệ ngâm rượu lên mặt hoặc các vùng da nhạy cảm khác, nếu không rất dễ bị bỏng làm tổn thương da.
Với những lợi ích sức khỏe nhiều như trên, chắc chắn một điều tốt nhất mà bạn có thể làm ngay lúc này là bổ sung loại thảo mộc này trong chế độ ăn của gia đình bạn để nâng cao sức khỏe và phòng tránh được nhiều loại bệnh thường gặp. Có rất nhiều cách để chế biến thức ăn và thêm loại “gia vị” nhiều công năng này trong các món chiên xào, món kho, sinh tố nghệ tươi hay salad. Bằng cách khác cũng có thể sử dụng dạng viên uống, nhưng cũng có lưu ý không nên sử dụng nghệ đối với các bệnh nhân có sỏi mật hoặc bị chứng tắc nghẽn đường mật.
Tham khảo cách chữa sỏi đường mật bằng Kim tiền thảo. Xem thêm phương pháp giảm cân hiệu quả nhanh chóng bằng hạt cà phê xanh